Như chúng ta đã biết, Vitamin nhóm B giữ một vai trò quan trọng trong cơ thể, vậy với 8 loại Vitamin thuộc nhóm B thì mỗi loại sẽ có một vai trò và công dụng riêng cụ thể dưới đây gồm:
Vitamin B1 (Thiamine)
Các loại thực phẩm chứa Vitamin B1
- Có tác dụng tăng cường chức năng cho hệ thần kinh: Nếu cơ thể thiếu vitamin B1 thì có thể gặp tình trạng trầm cảm, mệt mỏi, thiếu tập trung,… Vì vậy, việc bổ sung Vitamin B1 có thể làm giảm các triệu chứng về trầm cảm, lo âu và căng thẳng.
- Tăng cường sức khỏe tim mạch: Vitamin B1 là một nhân tố giúp cải thiện chức năng của tim từ đó duy trì tốt hoạt động của hệ thống tuần hoàn máu.
- Cải thiện hệ tiêu hóa: Vitamin B1 giúp cải thiện và tăng cường chức năng cho hệ tiêu hóa chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn cũng như hấp thụ tốt chất dinh dưỡng.
- Hỗ trợ tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng: Trong quá trình chuyển hóa các chất bán phân của Carbohydrate trở thành năng lượng cho cơ thể thì Vitamin B1 là một chất hỗ trợ trong quá trình đó.
- Ngoài ra, Vitamin B1 cũng hỗ trợ vào quá trình tăng trưởng và phát triển ở trẻ em.
- Một điều cần nắm là Vitamin B1 chỉ thực sự hiệu quả khi chúng được cung cấp đủ lượng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Việc thiếu hụt Vitamin B1 có thể gây nên bệnh phù Beriberi, suy nhược cơ thể, suy giảm chức năng hệ thần kinh và rối loạn tiêu hóa.
Vitamin B2 (Riboflavin)
Các loại thực phẩm chứa Vitamin B2
- Vitamin B2 được xem là loại Vitamin có nhiều chức năng tương đồng với Vitamin B1 như: Hỗ trợ tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng, tăng cường chức năng hệ thần kinh, hỗ trợ hệ tiêu hóa.
- Ngoài ra, Vitamin B2 còn có các chức năng như: Bảo vệ mắt và da một cách hiệu quả, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ sức khỏe của phụ nữ khi giảm đau do chu kỳ kinh nguyệt và các triệu chứng liên quan.
- Đối với các bệnh lý, Vitamin B2 có tác dụng điều trị các triệu chứng như tiêu chảy kéo dài, các bệnh lý liên quan đến đường ruột, hoặc sốt liên tục kéo dài,…
Tìm hiểu chi tiết: Vitamin B2 có tác dụng gì? Vì sao phải bổ sung Vitamin B2 cho cơ thể?
Vitamin B3 (Niacin, Vitamin PP)
Các loại thực phẩm chứa Vitamin B3
- Là một thành phần quan trọng của Coenzym NAD và NADP trong việc chuyển hóa các chất béo và đường nhằm sinh ra năng lượng cho cơ thể.
- Vitamin B3 còn có tác dụng giúp cải thiện tâm trạng và căng thẳng, hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch bằng việc giảm Cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe cho hệ thần kinh, giữ cho làn da khỏe đẹp.
- Liều lượng Vitamin B3 đối với người lớn mỗi ngày là từ 14 đến 18 mg và tùy thuộc vào tình trạng cân nặng, trình trạng sức khỏe và độ tuổi để có một liều lượng phù hợp.
- Việc thiếu hụt Vitamin B3 có thể dẫn đến các loại bệnh như Pellagra, rối loạn tiêu hóa, suy giảm chức năng thần kinh, tim mạch.
- Đối tượng dễ dàng gặp tình trạng thiếu hụt Vitamin B3 thường là những người ăn kiêng và suy dinh dưỡng.
Tìm hiểu chi tiết: Vitamin B3 (Vitamin PP) là gì? Lợi ích, liều dùng và cách bổ sung cho cơ thể
Vitamin B5 (Pantothenic Acid)
Các loại thực phẩm chứa Vitamin B5
- Là thành phần của của Axit Pantethine và Coenzyme A, đây là 2 thành phần quan trọng của hệ thần kinh giúp cải thiện tâm trạng, căng thẳng và mệt mỏi.
- Ngoài ra, một số công dụng khác của Vitamin B5 có thể kể đến như: Hỗ trợ quá trình trao đổi chất, giúp cải thiện độ đàn hồi của làn da, tăng cường sức khỏe cho tóc bằng việc giảm rụng và thúc đẩy mọc tóc, tăng cường hệ miễn dịch để giúp cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm.
- Việc thiếu hụt Vitamin B5 khiến cơ thể dễ dàng mệt mỏi, buồn nôn, khó chịu,…
Vitamin B6 (Pyridoxine)
Các loại thực phẩm chứa Vitamin B6
- Là loại Vitamin quan trọng có tác dụng giúp sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, tăng cường chức năng não bộ và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh liên quan đến tuổi già như Parkinson và Alzheimer.
- Vitamin B6 còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tham gia vào chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và quá trình trao đổi chất của tế bào, giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng cường sức khỏe làn da và giúp giảm các triệu chứng thuộc chu kỳ kinh nguyệt.
Tìm hiểu chi tiết: Vitamin B6 là gì? Công dụng và cách bổ sung Vitamin B6 cho cơ thể
Vitamin B7 (Biotin) hay còn gọi là Vitamin H
Các loại thực phẩm chứa Vitamin B7
- Là loại Vitamin tan trong nước có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất.
- Ngoài ra, Biotin là thành phần chính trong các sản phẩm chăm sóc da, tóc và móng. Từ đó giúp cải thiện độ đàn hồi và độ bóng của tóc và móng, giúp làm giảm tình trạng gãy rụng và tăng độ dày cho tóc.
- Vitamin B7 còn có tác dụng giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất bằng việc hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng và cải thiện chức năng tuyến giáp.
- Vitamin B7 giúp giảm lượng đường huyết và mức Triglyceride có trong máu từ đó cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Vitamin B7 còn là một loại Vitamin giúp cải thiện sức khỏe thai nhi trong quá trình mang thai.
Xem thêm: Nước iON kiềm là gì? Vì sao nước iON được Bộ Y tế Nhật Bản khuyên dùng mỗi ngày
Vitamin B9 (Folate, Acid Folic)
Các loại thực phẩm chứa Vitamin B9
- Vitamin B9 là một thành phần quan trọng của DNA và RNA, giúp sửa chữa những tế bào đã hỏng và phát triển các tế bào mới. Đây là loại Vitamin cần thiết trong quá trình phát triển tế bào ở trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai khi giúp phòng ngừa dị tật ở thai nhi.
- Ngoài ra, Vitamin B9 còn giúp hạ mức homocysteine giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, hỗ trợ chức năng não, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc ung thư đặc biệt là ung thư vú và đại tràng.
- Việc thiếu hụt Vitamin B9 có thể khiến bạn gặp tình trạng thiếu máu nguyên hồng cầu to.
Vitamin B12 (Cobalamin)
Các loại thực phẩm chứa Vitamin B12
- Vitamin B12 cũng có tác dụng giúp hạ mức homocysteine và cũng là vitamin quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu đỏ mới, nuôi dưỡng các tế bào thần kinh và Vitamin B9 hoạt động hiệu quả hơn.
- Ngoài ra, Vitamin B12 còn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc chứng trầm cảm, duy trì sức khỏe tim mạch và tăng cường sức khỏe cho da và tóc.
- Việc thiếu hụt Vitamin B12 có thể khiến cơ thể gặp tình trạng thiếu máu, mệt mỏi, trầm cảm và có thể gây tổn thương cho não cũng như hệ thần kinh trung ương.
Tìm hiểu chi tiết: Tìm hiểu Vitamin B12 có tác dụng gì?