Thiếu vitamin B12, cơ thể sẽ gặp phải một số vấn đề như hoa mắt chóng mặt, suy giảm thị lực, rối loạn tiêu hóa, tổn thương thần kinh,… Tuy nhiên, bạn cũng không nên lo lắng quá vì loại vitamin này có rất nhiều trong các thực phẩm quen thuộc với chúng ta. Do đó, hãy lưu ý bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B12 vào thực đơn mỗi ngày để tránh tình trạng thiếu hụt vitamin B12.
12/11/2021 | Vì sao cơ thể cần được bổ sung vitamin B12?16/01/2021 | Thiếu vitamin B12 gây ra bệnh gì, có nguy hiểm không?17/12/2020 | Top 10 thực phẩm bổ sung vitamin B12 hiệu quả nhất17/12/2020 | Khi nào cần bổ sung vitamin B12 và liều lượng khuyến cáo
1. Dấu hiệu nào cho thấy bạn đang thiếu vitamin B12?
Các loại thịt động vật và các chế phẩm từ động vật như trứng, sữa, phô mai,… là những thực phẩm giàu vitamin B12. Vì thế, những người có chế độ ăn thuần chay sẽ có nguy cơ cao bị thiếu vitamin B12. Bên cạnh đó, tuổi càng cao thì khả năng hấp thu vitamin của cơ thể càng kém nên người cao tuổi cũng là những đối tượng dễ bị thiếu hụt vitamin B12.
Ngoài 2 nhóm đối tượng trên, một số trường hợp cũng có nguy cơ thiếu vitamin B12 là những người bị thiếu máu, người bị bệnh viêm teo dạ dày, người đang mắc phải một số bệnh lý ruột non, người mắc bệnh liên quan đến hệ miễn dịch, các trường hợp đang phải sử dụng thuốc điều trị,…
Cơ thể mệt mỏi vì thiếu vitamin B12
Thiếu vitamin B12 ở mức độ nhẹ, cơ thể gần như không có biểu hiện đặc biệt, rõ ràng. Nếu tình trạng thiếu vitamin B12 kéo dài mà không được bổ sung kịp thời, bệnh nhân sẽ gặp phải một số triệu chứng sau:
– Cơ thể mệt mỏi, hay bị hoa mắt chóng mặt: Thiếu vitamin B12 có thể gây ra thiếu máu, khiến bệnh nhân luôn mệt mỏi, cảm giác uể oải, kiệt sức. Tình trạng này có thể kéo dài, dù bạn đã ngủ đủ giấc và hạn chế lao động nặng, làm việc quá sức.
– Tổn thương thần kinh: Vitamin B12 rất quan trọng để giúp hệ thần kinh hoạt động tốt. Do đó, khi cơ thể bị thiếu vitamin B12 có thể gây ra tình trạng suy nhược, tổn thương hệ thần kinh.
Tê bì chân tay vì thiếu vitamin B12
Hệ thần kinh hoạt động tốt có sự góp mặt quan trọng của Vitamin B12, vì thế thiếu hụt dinh dưỡng này thường gây ra suy nhược, tổn thương thần kinh, chẳng hạn như thoái hóa dây thần kinh tủy sống, dây thần kinh ngoại biên, dây thần kinh thị giác,… khiến người bệnh xuất hiện triệu chứng tê bì chân tay, suy giảm thị lực.
– Rối loạn tiêu hóa: Nếu không được bổ sung đầy đủ vitamin B12 cơ thể sẽ có thể phải đối mặt với một số vấn đề về rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy bụng,… Nếu kịp thời bổ sung vitamin B12 thì triệu chứng này sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Trên đây là một số triệu chứng giúp bạn nhận biết về tình trạng thiếu hụt vitamin B12 của cơ thể. Tuy nhiên, những triệu chứng này chỉ biểu hiện với những bệnh nhân bị thiếu hụt vitamin B12 nặng và trong một thời gian dài, đồng thời cũng dễ nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Do đó, cách tốt nhất là bạn hãy đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, thực hiện xét nghiệm máu để hiểu rõ về thể trạng sức khỏe của mình và tuân theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ.
2. Điểm danh một số thực phẩm giàu vitamin B12
Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu vitamin B12 mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày:
Gan động vật có chứa nhiều vitamin B12
– Nội tạng động vật: Nội tạng động vật, nhất là gan động vật chính là bộ phận dự trữ lượng vitamin B12 nhiều nhất. Trong đó, các loại gan cừu, gan bò, gan bê là các loại thực phẩm giúp bạn bổ sung một lượng vitamin B12 đáng kể. Bên cạnh đó, các loại nội tạng động vật cũng có chứa vitamin B1, vitamin A, đồng, selen,… Nhưng đây là nhóm thực phẩm mà bạn cũng không nên ăn quá nhiều, đặc biệt là những người thừa cân, béo phì hoặc đang có vấn đề về mỡ máu,… nên cần đến sự tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định bổ sung thực phẩm này vào thực đơn.
– Thịt bò: Thịt bò cũng có chứa hàm lượng lớn vitamin B12. Bên cạnh đó, thịt bò còn có chứa nhiều protein, các loại vitamin và khoáng chất,… rất tốt cho sức khỏe.
– Ngao: Ngao cũng là một trong những thực phẩm giàu vitamin B12 mà bạn nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày. Không những vậy, ngao còn có chứa nhiều protein, sắt và một số hợp chất chống oxy hóa mang đến nhiều lợi ích sức khỏe khác.
– Một số loại cá, chẳng hạn như cá mòi, cá hồi: Các loại cá được biết đến là nguồn bổ sung axit béo Omega 3 vô cùng tuyệt vời, rất tốt cho tim mạch và hoạt động của não bộ. Bên cạnh đó, đây cũng là nhóm thực phẩm giúp bạn tăng cường vitamin B12 để có một cơ thể khỏe mạnh hơn. Do đó, đừng quên bổ sung các loại cá trong bữa ăn hàng ngày của bạn.
Uống sữa để bổ sung vitamin B12
– Sữa và chế phẩm từ sữa: Các loại sữa uống và một số chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai,… có chứa nhiều protein và các loại vitamin, trong đó phải kể đến vitamin B12. Khi uống một ly sữa nguyên chất, bạn đã có thể bổ sung khoảng 46% nhu cầu Vitamin B12 của cơ thể. Hơn nữa, cơ thể thường hấp thụ vitamin B12 từ sữa tốt hơn những loại thực phẩm khác.
– Trứng: Trứng là một món ăn quen thuộc và được nhiều người yêu thích. Đây cũng là một món ăn vô cùng bổ dưỡng và là một loại thực phẩm giàu vitamin B12 mà bạn nên bổ sung trong bữa ăn. Vitamin B12 thường có nhiều trong lòng đỏ trứng. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý, trong một tuần chỉ nên ăn khoảng 3 đến 4 quả trứng.
– Ngũ cốc: Vitamin B12 cũng có nhiều trong các loại ngũ cốc. Đây chính là một loại thực phẩm mà nhiều người ăn chay nên bổ sung để tránh tình trạng thiếu hụt vitamin B12.
– Nấm hương: Đây là một loại thực phẩm từ thực vật có chứa nhiều vitamin B12. Trung bình khoảng 50g nấm hương có thể đáp ứng được nhu cầu vitamin B12 mỗi ngày của bạn.
Các chuyên gia dinh dưỡng của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khuyên bạn nên bổ sung đa dạng các thực phẩm giàu vitamin B12 để có một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng. Nếu bạn cần tư vấn thêm, hãy liên hệ tới hotline 1900565656 để được hỗ trợ từ các chuyên gia của MEDLATEC.