Võng mạc là gì? Các bệnh lý về võng mạc
Cơ chế hoạt động của mắt tương tự như cơ chế hoạt động của một chiếc máy ảnh. Nếu xem mắt như một chiếc máy ảnh thì giác mạc là hệ thống thấu kính và võng mạc sẽ là phim của máy ảnh. Như vậy, võng mạc đóng vai trò như thế nào? Và các bệnh lý về viêm võng mạc thường gặp là gì? Hãy cùng Bệnh viện mắt Phương Nam khám phá nhé.
Võng mạc là gì?
Để hiểu được võng mạc là gì, chúng ta cần phải nắm được cơ chế hoạt động của mắt. Thông thường, mắt có cơ chế hoạt động như máy ảnh. Để chụp được ảnh, ánh sáng phản xạ từ vật được khúc xạ qua hệ thống thấu kính và hội tụ tại phim. Tại đây tín hiệu ánh sáng gây ra các phản ứng hóa học trên phim, sau đó trải qua quá trình rửa ảnh sẽ cho chúng ta các bức ảnh hình.
Tương tự như máy ảnh, mắt có hệ “thấu kính” bao gồm giác mạc và thủy tinh thể. Ánh sáng sau khi được khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ hội tụ trên võng mạc của mắt. Tại đây tín hiệu ánh sáng sẽ được các tế bào cảm thụ ánh sáng trên võng mạc chuyển thành tín hiệu thần kinh. Sau đó, tín hiệu đó được truyền đến não thông qua hệ thần kinh thị giác và được xác nhận là hình ảnh tại não bộ. Đây chính là cơ chế hoạt động của mắt để bạn nhìn thấy một vật nào đó.
Như vậy, võng mạc là lớp trong cùng của nhãn cầu. Khi võng mạc nhận được ánh sáng, nó sẽ truyền tín hiệu đến não thông qua hệ dây thần kinh thị giác, não bộ sẽ cho chúng ta ý thức về vật chúng ta đang nhìn thấy.
Bệnh võng mạc là gì?
Bệnh võng mạc là tên gọi chung của một số các chứng bệnh về mắt do rối loạn trong võng mạc (hay còn gọi là đáy mắt). Bệnh võng mạc đứng thứ hai, sau đục thủy tinh thể trong các loại bệnh gây mù lòa. Trong đó thường gặp nhất là bệnh bong võng mạc và bệnh võng mạc tiểu đường.
Nguyên nhân gây bệnh võng mạc
Do mắc một số bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp: Tăng huyết áp và đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về võng mạc. Nguyên nhân là do 2 bệnh này hạn chế sự lưu thông máu vào võng mạc và gây thiếu máu võng mạc.
- Cholesterol cao: Mức cholesterol trong máu cao là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về võng mạc, đặc biệt là tắc tĩnh mạch võng mạc. Cholesterol cao gây ra cục máu đông ngăn lưu thông máu tới võng mạc, từ đó làm tăng áp lực trong mạch mạch máu. Áp lực gia tăng trong mắt làm chảy máu mắt và có thể làm hỏng võng mạc.
- Hút thuốc: Hút thuốc có thể khiến võng mạc bị thoái hóa. Ngoài ra, nó cũng làm tăng huyết áp, dẫn đến sự hình thành cục máu đông trong mạch máu.
- Tiếp xúc với tia UV nhiều: Tia UV có thể ảnh hưởng trực tiếp lên mô của võng mạc. Việc tiếp xúc thường xuyên với tia UV là một trong những nguyên nhân chính gây ra thoái hóa điểm vàng.
- Cận thị nặng: Cận thị có thể dẫn đến thoái hóa võng mạc. Nếu bị cận thị nặng bạn sẽ nguy cơ bị bong võng mạc.
Các bệnh lý về võng mạc
Viêm võng mạc là tên gọi chung của một số các chứng bệnh về mắt do rối loạn trong võng mạc (hay còn gọi là đáy mắt). Viêm võng mạc đứng thứ hai, sau bệnh đục thủy tinh thể, là một trong các loại bệnh gây mù lòa. Trong đó thường gặp nhất là bệnh bong võng mạc và bệnh võng mạc tiểu đường.
Bạn có thể tham khảo thêm Bệnh đục thủy tinh thể là gì?
Bệnh bong võng mạc
Bong võng mạc là một chứng bệnh về mắt mà trong đó võng mạc bị bong ra khỏi lớp mô ở đáy mắt. Ban đầu nguyên nhân có thể là do võng mạc bị một vết rách nhỏ, khiến cho dịch trong mắt tràn xuống dưới võng mạc, dần dần làm lớp võng mạc bị bong ra và nếu không điều trị nhanh chóng toàn bộ võng mạc có thể bị tách rời, dẫn tới mất thị lực và mù.
Bệnh võng mạc tiểu đường
Bệnh võng mạc tiểu đường mắc phải do những biến chứng của bệnh tiểu đường, cuối cùng có thể dẫn đến mù lòa. Đây là một biến chứng về mắt mang tính hệ thống của bệnh tiểu đường, những bệnh nhân mắc tiểu đường trên 10 năm có tới 80% nguy cơ mắc phải bệnh này. Mặc dù tỉ lệ mắc phải rất cao, tuy nhiên ít nhất 90% những ca mới mắc phải sẽ thuyên giảm nếu như được điều trị một cách thích hợp và thận trọng, kết hợp với việc kiểm tra mắt thường xuyên. Nếu bị bệnh tiểu đường càng lâu thì nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường càng cao.
Nếu như được phát hiện sớm, việc điều trị bệnh võng mạc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Vì lí do đó, chúng ta nên kiểm tra mắt thường xuyên, đặc biệt là các vận động viên thể thao. Khi phát hiện những bất thường trong mắt, cần ngay lập tức đến kiểm tra tại các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị hiện đại.
BỆNH VIỆN MẮT KỸ THUẬT CAO PHƯƠNG NAM
Địa chỉ: 360 Điện Biên Phủ P11-Q10-TP.HCM (đối diện BV Bình Dân)
Điện thoại: (08) 544 56360 – Fax: (08) 544 56363
Hotline tư vấn Phaco & Lasik: 0979 79 72 79
E-mail: info@benhvienmatphuongnam.com
Website: www.benhvienmatphuongnam.com