Vulkan là một trong những thuật ngữ mới xuất hiện gần đây, được các hãng điện thoại nhắc đến như một tính năng mạnh mẽ trong phần mềm flagship của mình. Vậy Vulkan là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải nghĩa đầy đủ cùng với các tính năng, lợi ích mà Vulkan mang lại.
Vulkan
I. Vulkan là gì?
Vulkan là một API điện toán và là đồ hoạ 3D đa nền tảng giúp tạo ra một môi trường mà ở đó các lập trình viên có thể sử dụng để sản xuất nội dung 3D, từ ứng dụng cho đến trò chơi một cách dễ dàng nhất. Tương tự như Open Graphics Library (OpenGL) và DirectX của Microsoft.
Có thể nói Vulkan là một ứng dụng cao cấp hơn so với cái API đồ họa trước đây. Vulkan được thiết kế dưới dạng mô – đun vì vậy nó có tính linh hoạt cao, hỗ trợ nhiều công cụ cụ thể của nhà sản xuất GPU, cung cấp khả năng kiểm soát trực tiếp bộ xử lý. Vì thế, Vulkan có khả năng tương thích tốt với nhiều nền tảng hệ điều hành khác nhau hơn so với đối thủ của mình. Vulkan đã được hỗ trợ trên nhiều thiết bị di động như Android, Windows, Linux,… các loại máy chơi game và nhiều thiết bị khác.
Vulkan có thể điều khiển được rất nhiều lõi GPU có trong điện thoại, máy tính, laptop, máy in, máy tính bảng, đồng hồ thông minh, máy trạm, kính thực tế ảo, ô tô,… hay bất kỳ thiết bị công nghệ nào có trang bị GPU. giúp việc xử lý đồ hoạ là trên các game, app và các ứng dụng đồ hoạ trở nên mượt mà hơn bao giờ hết.
Vulkan do Khronos Group phát triển.
II. Công dụng của Vulkan
Vulkan là một nền tảng ứng dụng dành cho các lập trình viên, vì vậy người dùng khó có thể hiểu được lợi ích mà ứng dụng này mang lại. Sau đây là 4 lợi ích mà Vulkan mang lại có thể bạn không biết:
- Giảm gánh nặng cho vi xử lý, giúp CPU thực hiện các tác vụ một cách nhanh chóng và mượt mà hơn.
- Tăng sức mạnh đồ họa
- Tăng hiệu suất máy tính.
- Dễ dàng chuyển đổi trog chơi từ nền tảng này sang nền tảng khác thuận tiện, dễ dàng.
Công dụng của Vulkan
III. Ưu điểm và nhược điểm của Vulkan
1. Ưu điểm
- Vulkan hỗ trợ cả các phần cứng cũ của VGA NVIDIA từ phiên bản 600 series và AMD từ phiên bản 7700 trở lên.
- Can thiệp sâu vào GPU giúp tối ưu hoá hiệu suất hoạt động.
- Ít ngốn CPU hơn so với DirectX.
- Tương thích được đa nền tảng: Windows, PlayStation, MacOS, SteamOS hay cả mảng di động.
2. Nhược điểm
- Ít phổ biến hơn so với DirectX.
- Tối ưu chưa tốt cho phần cứng NVIDIA.
IV. Những thiết bị phần cứng nào tương thích với Vulkan
1. Vi xử lý AMD
- AMD 7000 Series APUs
- AMD A6/A8/A10 PRO-7000 Series APUs
- AMD A6/A8/A10/FX™ 8000 Series APUs
- AMD E1/A4/A10 Micro-6000 Series APUs
- AMD E1/E2/A4/A6/A8-6000 Series APUs
- AMD A4-1200, A4-1300 and A6-1400 Series APUs
- AMD E1-2000, E2-3000, A4-5000, A6-5000, and A4 Pro-3000 Series APUs
- AMD A6/A8/A10/FX™ 8000 Series APUs
Vi xử lý AMD
2. Card đồ họa rời AMD
- AMD Radeon™ RX 5700 Series
- AMD Radeon™ R9 Series graphics
- AMD Radeon™ R7 Series graphics
- AMD Radeon™ R5 240 graphics
- AMD Radeon™ HD 8000 Series graphics for OEM systems (HD 8570 and up)
- AMD Radeon™ HD 8000M Series graphics for notebooks
- AMD Radeon™ HD 7000 Series graphics (HD 7730 and up
- AMD Radeon™ HD 7000M Series graphics for notebooks (HD 7730M and up)
Card đồ họa AMD
3. Samsung Exynos
Các dòng chip Exynos “nhà nhà lá vườn” của Samsung hiện đang được Vulkan hỗ trợ phiên bản 1.0 từ phiên bản chip Exynos 8890 8 nhân và đang được hỗ trợ tiếp tục đến hiện tại.
Samsung Exynos
4. GPU Adreno trong chip Snapdragon của Qualcomm
Nhà Rồng Qualcomm cũng không kém cạnh Samsung khi tung ra chip Snapdragon 820 có khả năng tương thích cao đối với Vulkan, sở hữu nhân đồ họa GPU Adreno 530 và tiếp tục phát triển đến các dòng chip sau này
GPU Adreno trong chip Snapdragon của Qualcomm
Hy vọng bài viết đã hướng dẫn bạn hiểu thêm về Vulkan. Hãy để lại bunhf luận bên dưới và đừng quên chia sẻ với bạn bè của mình nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.