WebRTC là một trong những công nghệ được nhiều lập trình viên sử dụng trong quá trình tạo lập các ứng dụng. Do đó, nếu bạn muốn phát triển theo hướng Developer thì việc tìm hiểu WebRTC là gì, các thành phần và công dụng chính của nó là điều vô cùng quan trọng. Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu những thông tin chi tiết ngay tại bài viết dưới đây.
WebRTC là gì?
WebRTC là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Web realtime communication, giao tiếp với website theo thời gian thực. Công cụ này bao gồm các web API và được viết bằng JavaScript hỗ trợ người dùng trên trang web có thể trò chuyện trực tiếp thông qua video hay transfer data P2P trên toàn bộ trình duyệt.
Lịch sử của WebRTC
WebRTC được nhóm kỹ sư Google Hangouts hình thành ý tưởng từ năm 2009. Thay vì sử dụng Flash để truyền video hay hình ảnh trên website, nhóm này tự tạo ra một sản phẩm của riêng mình. Năm 2010, công nghệ truyền dữ liệu được Google lấy làm nền tảng cho WebRTC. Tháng 5 năm 2011, WebRTC với sự kết hợp giữa dự án mã nguồn mở hỗ trợ giao tiếp thời gian thực giữa trình duyệt được ra mắt. Tháng 10 năm 2011, phiên bản đầu tiên của WebRTC chính thức ra mắt với phiên bản đầu tiên. Đến tháng 11 năm 2011, Chrome 23 đã ra đời và trở thành trình duyệt đầu tiên tích hợp WebRTC.
Các thành phần của WebRTC
Các thành phần của WebRTC cung cấp tính năng truyền dữ liệu thời gian thực.
- MediaStream là một Stream khởi tạo dữ liệu âm thanh cũng như hình ảnh bằng cách gọi hàm GetUserMedia.
- RTCDataChannel là một kênh hai chiều chịu trách nhiệm chính trong việc trao đổi dữ liệu thời gian thực. Các loại dữ liệu được chia sẻ là text, tệp P2P và một số loại khác trừ dữ liệu có âm thanh.
- RTCPeerConnection là thành phần quan trọng kết nối MediaStream và RTCDataChannel trở thành một WebRTC hoàn hảo. Mặt khác, nó cũng tương tự như API, giúp kết nối giữa hai trình duyệt, cung cấp các phương thức để kết nối, duy trì phương thức để kết nối, duy trì kết nối và đóng kết nối nếu không có nhu cầu sử và dụng
Công dụng chính của WebRTC
WebRTC được sử dụng để truyền tải video, âm thanh, gửi dữ liệu theo thời gian thực của hai thiết bị mà không qua bên thứ ba hay cài đặt thêm plugin, phần mềm. Hơn nữa, nó cũng được ứng dụng để tạo ra các tựa game mà người dùng chỉ cần sử dụng trình duyệt có WebRTC để chơi chứ không cần cài đặt rườm rà.
Lợi ích WebRTC mang lại là gì
WebRTC mang đến nhiều lợi ích cho cả lập trình viên cũng như người sử dụng thông thường:
- Cung cấp một mã nguồn mở miễn phí và được Google cho biết đây là công cụ truyền thông thời gian thực hoàn toàn miễn phí, có sẵn trên mọi trình duyệt.
- Hỗ trợ đa nền tảng trình duyệt của các hệ điều hành bất kỳ và cho phép lập trình viên viết các đoạn mã HTML khi làm việc với các thiết bị.
- Bảo mật Voice và Video nhờ giao thức SRTP được sử dụng trong xác thực dữ liệu media và mã hoá, tránh nghe lén.
- Không yêu cầu hỗ trợ Plugin hay các phần mềm khác mà vẫn đảm bảo sự tiện lợi, tốc độ tối ưu và chi phí tiết kiệm tối đa.
- Được tích hợp trên các dịch vụ web bằng cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình như JavaScript APIS hay các framework có sẵn nên nó tương đối dễ sử dụng.
- WebRTC hỗ trợ cho nhiều kiểu Madia và các thiết bị đầu cuối khác nhau. Đồng thời sử dụng băng thông hiệu quả trong mọi điều kiện đường truyền mạng.
Ưu, nhược điểm nổi bật của WebRTC
Về mặt ưu điểm:
- Đơn giản, dễ sử dụng nhờ được viết hoàn toàn bằng ngôn ngữ JavaScript và cung cấp dịch vụ hoàn toàn miễn phí.
- Hỗ trợ đa nền tảng, đa trình duyệt web trên laptop, PC hay các thiết bị di động khác.
- Tính bảo mật cao, không cần cài đặt plugin hay các phần mềm đi kèm cồng kềnh.
- Sử dụng tốt trong các điều kiện đường truyền mạng.
Nhược điểm:
- Bị cản bởi tường lửa và NAT khi đang thực hiện kết nối P2P.
- Khi kết nối với P2P giữa các trình duyệt, WebRTC không có cơ chế báo hiệu đặt sẵn.
- WebRTC chưa thống nhất được chuẩn video sử dụng cho nó.
- Một số trình duyệt như Safari, IE triinb em chưa lớn nữa.
- Tăng rủi ro phát sinh thường xuyên khi số lượng hàm API WebRTC.
Hướng dẫn cách viết ứng dụng video bằng WebRTC và Firebase
WebRTC có thể chạy trên nhiều nền tảng d đã ngôn ngữ nên bạn hoàn toàn có thể dùng trang web có đuôi HTML hoặc PHP.
– Bước 1: cài đặt Firebase bằng cách truy cập tới firebase.google.com.
- Đăng nhập vào tài khoản Google của bạn và chọn mục “Create a project@ nhằm tạo ra một Project.
- Firebase không hiển thị ngôn ngữ tiếng Anh nên bạn cần thêm ?hl=en vào cuối URL.
- Tiếp đó, điền tên cho project và chọn vào Continue để tiếp tục đồng thời tắt Google Analytic cho project.
- Chọn vào biểu tượng Setting ở cạnh mục Project Overview và kéo thanh trượt xuống để chọn loại platform, biểu tượng web.
- Điền tên App, chọn cài đặt Hosting cho app hoặc cài đặt sau và chọn Register app.
- Sao chép và dán đoạn code web hoàn chỉnh vào bên dưới thẻ body.
- Nhấn vào mục Next, di chuyển xuống phần cuối, chọn Continue to Console và kéo thanh trượt xuống mục Firebase SDK snippet, chọn CDN.
- Tạo realtime Database và test mode để ghi vào database của bạn.
– Bước 2: Thực hiện code web để kết nối với Firebase bằng cách tạo ra một giao diện website với 2 khung hiển thị cho camera 2 máy. Bạn cần sử dụng thẻ và thêm CSS để giao diện trở nên rõ ràng hơn.
Bài viết trên của Bizfly Cloud đã trình bày tương đối chi tiết về WebRTC là gì cũng như những thông tin cần thiết về nó. WebRTC là công cụ mà bất cứ lập trình viên nào cũng phải sử dụng nên bạn càng thành thạo, bạn càng có được sự hỗ trợ tốt trong công việc.