Whipping Cream là một nguyên liệu không thể nào thiếu được trong thực đơn của những loại đồ ăn và thức uống hot hit hiện nay. Độ béo và ngon của Whipping Cream đã khiến cho thực khách không thể rời mắt được. Hôm nay hãy cùng với MISA CukCuk tìm hiểu chi tiết hơn về Whipping Cream là gì và cách pha chế đồ uống phổ biến với Whipping Cream.
I. Whipping Cream là gì? Phân biệt Whipping Cream và Whipped Cream
1.1. Tìm hiểu về Whipping Cream
Thật không khó để bạn bắt gặp những chiếc bánh ngọt, món tráng miệng có phủ một lớp kem có màu trắng ngà, có mùi thơm béo nhẹ, trông rất đẹp mắt và còn mang lại vị béo béo gây thương nhớ. Lớp kem đó có tên là Whipping Cream. Vậy Whipping Cream là gì?
Whipping Cream hay gọi là kem tươi, đây là hỗn hợp kem sữa béo với thành phần chính là sữa tươi nguyên chất chưa tách bơ, không đường và bơ nhạt (không muối). Chỉ số béo (butterfat) được ghi trên hộp từ 38 – 40%. Whipping Cream chủ yếu được dùng làm kem bông trang trí cho các loại thức uống, món tráng miệng…
Không chứa đường là một ưu điểm của Whipping Cream, bạn có thể tăng hoặc hạ mức độ ngọt tùy thích. Chính vì vậy kem Whipping Cream cũng là loại kem được đánh giá chất lượng và ngon nhất hiện nay so với các loại kem khác trên thị trường.
Bên cạnh cạnh đó, bạn có thể mua Whipping Cream với mức giá không hề đắt. Sản phẩm Whipping Cream của một số thương hiệu như Anchor, President, Tatua, Elle & Vire,… đang rất được rất nhiều người tiêu dùng tin tưởng sử dụng hiện nay.
Bạn sẽ dễ dàng tìm mua được Whipping Cream tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, các cửa hàng nguyên liệu làm bánh hoặc cũng có thể chế biến tại nhà theo công thức mà MISA CukCuk sẽ chia sẻ ở phần tiếp theo của bài viết này.
1.2. Phân biệt Whipping Cream và Whipped Cream
Whipped Cream có thành phần tương tự như Whipping Cream. Cách phân biệt hai loại kem này nằm ở việc đánh bông kem. Nếu Whipped Cream là kem đã được đánh bông thì Whipping Cream là loại kem chưa được đánh bông. Khi so sánh mức độ yêu thích của mọi người dành cho hai loại kem này, Whipping Cream là loại được sử dụng nhiều hơn so với Whipped Cream.
II. Công dụng của Whipping Cream
Whipping Cream là nguyên liệu phổ biến để làm bánh, trang trí bánh kem, làm milk foam, chế biến súp hay làm topping cho các món đồ uống đá xay…
2.1. Dùng trong chế biến bánh
Whipping Cream có thể được dùng trang trí mặt bánh hoặc trở thành nguyên liệu có trong bánh mousse – đây là một loại bánh không cần sử sử dụng lò nướng mà làm bằng cách đông bởi gelatin.
Ngoài ra Whipping Cream còn là nguyên liệu của làm nhân béo của bánh thơm, bánh dâu shortcake, làm bánh mì mềm như bông bông và những loại bánh khác bên trong có nhân.
2.2. Dùng để trang trí bánh
Whipping Cream thường được dùng để cho vào giữa các lớp bánh kem. Do Whipping Cream khó bảo quản, dễ bị tan chảy nên chỉ dùng tạo những họa tiết đơn giản cho bánh gato. Nhưng do ít ngọt, ít béo hơn kem bơ và có lợi cho sức khỏe hơn những loại kem khác nên được nhiều người ưa thích.
2.3. Dùng để chế biến súp
Có lẽ nghe rất đặc biệt vì dạng nguyên liệu có vị béo lại được làm súp. Tuy nhiên việc kết hợp giữa Whipping Cream với các rau củ khác như: Bí đỏ, cải xoong, măng tây, khoai tây,… sẽ mang đến các món súp phù hợp cho thời kỳ ăn dặm của trẻ em hoặc trộn chung với trái cây, làm tăng thêm độ ngậy cho món ăn, giúp bé thêm ngon miệng.
III. Hướng dẫn cách làm Whipping Cream
Không quá khó để tìm và chọn mua được Whipping Cream với nhiều sự lựa chọn về thương hiệu, khối lượng mong muốn trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, bạn lo lắng việc mua Whipping Cream được bán sẵn tại các cửa hàng, siêu thị khó hoặc không đảm bảo được độ tươi thì bạn có thể tham khảo, và tự làm tại nhà bằng các loại nguyên liệu và dụng cụ làm Whipping Cream theo hướng dẫn dưới đây.
Cách làm Whipping Cream kiểu truyền thống là dùng sữa bò vừa mới được vắt đem ủ trong 24 giờ. Tuy nhiên, việc này gần như bất khả thi nếu chúng ta muốn làm Whipping Cream tại nhà. Nhưng MISA CukCuk đã có một công thức làm kem đơn giản bằng những nguyên liệu rất đơn giản.
Chuẩn bị:
- 300g sữa tươi nguyên chất
- 200g bơ (loại không có muối)
- Máy đánh trứng
Các bước thực hiện
Bước 1: Bạn cho bơ và sữa tươi nguyên kem vào nồi. Rồi đun hỗn hợp ở lửa nhỏ. Chúng ta sẽ đun cho hỗn hợp nóng lên từ từ cho đến khi bơ và sữa hòa trộn thành một hỗn hợp mịn thì bạn có thể tắt bếp.
Lưu ý: Bạn cần canh lửa hợp lý để hỗn hợp không bị đun sôi .
Bước 2: Sử dụng máy đánh trứng đánh kem ở tốc độ cao nhất trong khoảng 3 phút.
Bước 3: Bạn bảo quản kem trong vòng 24 tiếng hoặc lâu hơn trong tủ lạnh. Sau khi hỗn hợp được để lạnh, kem tươi whipping cream đã có thể được sử dụng được như kem tươi whipping cream đóng hộp ngoài thị trường.
Ngoài công thức trên còn có một công thức khác không làm tốn quá nhiều thời gian đợi làm lạnh Whipping Cream. Tuy nhiên, nguyên liệu cần chuẩn bị nhiều hơn công thức thứ nhất, cụ thể: Nước lạnh, Gelatin dạng bột, Sữa béo, nguyên kem, Đường dạng bột.
Bạn thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Hòa tan Gelatin. Cho bột Gelatin thấm vào nước khoảng 5 phút. Sau đó khuấy cho Gelatin hòa vào nước, đợi đến khi hỗn hợp hòa tan bạn tắt bếp, không nên cho hỗn hợp bị đun sôi.
Bước 2: Bạn cho sữa béo, nguyên kem, phần gelatin vừa hòa tan. Rồi khuấy đều cho hỗn hợp hoàn toàn tan mịn vào nhau cũng một ít vani.
Bước 3: Làm đông Whipping Cream. Bạn cho hỗn hợp vào ngân mát tủ lạnh khoảng 20 phút, sau đó khuấy đều rồi tiếp tục để lại tủ lạnh. Khoảng 15 phút bạn thực hiện khuấy bột, thực hiện 5 lần.
Vậy là bạn đã hoàn thành quy trình chế biến Whipping Cream tại nhà. Tùy vào điều kiện, bạn có thể chọn một trong hai công thức trên để chế biến Whipping Cream vừa đơn giản vừa béo như các sản phẩm đang được bán bên ngoài.
* Lưu ý về cách bảo quản Whipping Cream:
Khi Whipping Cream kem đã được đánh bông lên thì rất dễ bị chảy khi ở nhiệt độ thường. Cho nên, khi sử dụng Whipping Cream làm bánh thì bạn nên lưu ý vấn đề đảm bảo việc để Whipping Cream trong điều kiện nhiệt độ hợp lý.
Tủ lạnh là thiết bị giúp bảo quản Whipping Cream tốt nhất. Tuy nhiên, bạn chỉ nên để kem ở ngăn mát tủ lạnh. Tuyệt đối không được để ngăn đông vì nhiệt độ ngăn đông quá lạnh cũng là nguyên nhân khiến Whipping Kem bị hư hỏng.
Bên cạnh đó bạn cũng nên lưu ý hạn sử dụng được in trên nắp Whipping Cream. Thông thường, Whipping Cream chỉ dùng tối đa trong vòng 7 ngày kể từ lúc mở hộp. Sau khi mở nắp thì nắp hộp cần được đóng kỹ.
IV. Những loại đồ uống kết hợp với Whipping Cream
Đối với đồ uống, Whipping Cream là một loại topping thuộc hàng top đầu loại topping được sử dụng nhằm tạo ra những hương vị mới lạ, được giới trẻ yêu thích. Một số loại đồ uống có thể kết hợp với Whipping Cream có thể kể đến như: Trà sữa với Whipping Cream, sinh tố, đá xay, cafe, cocktail, sữa chua…
Ngoài ra, vì có màu trắng ngà và không đường, khi kết hợp với đồ uống Whipping Cream còn được sáng tạo thành những loại topping độc đáo, mới lạ. Bạn có thể làm Whipping Cream socola, dâu hoặc bất cứ loại hoa quả nào bạn thích. Đơn giản là bạn phải cần lựa chọn tỉ lệ sao cho phù hợp giữa kem và socola, nước cốt trái cây để thành quả đạt độ ngon mà bạn mong muốn.
4.1. Cách pha chế trà sữa với Whipping Cream (cho 1 người)
Nguyên liệu:
- Trà đen 1/2 muỗng canh
- Whipping Cream 2 muỗng canh
- Sữa tươi 250 ml
- Nước 250 ml
- Đường 1 muỗng canh
Cách pha chế:
Bước 1 – Nấu trà:
Bắc nồi lên bếp, cho vào 250ml nước và 1/2 muỗng canh trà đen vào, nấu trong 3 phút. Sau 3 phút thì bạn cho tiếp 1 muỗng canh đường vào, khuấy đều rồi tiếp tục nấu thêm 5 phút. Sau 5 phút thì bạn tắt bếp, đổ ra chén.
Bước 2 – Nấu trà với Whipping Cream:
Bắc một cái nồi khác lên bếp, đổ 250ml sữa tươi vào và đun sôi. Khi sữa sôi thì bạn cho 3 muỗng canh trà đen vào.
Đun đến khi hỗn hợp này sôi thì bạn cho 2 muỗng canh whipping cream vào, khuấy nhẹ rồi nấu 3 phút nữa là được. Sau 3 phút, bạn đổ ra ly, khuấy nhẹ rồi thưởng thức.
4.2. Cách pha chế trà sữa thạch với Whipping Cream (cho 2 người)
Nguyên liệu:
- Trà đen 50 gr
- Whipping cream 250 ml
- Bột gelatin 15 gr
- Sữa tươi 250 ml
- Sữa đặc 150 ml
- Đường mía 80 gr
- Nước sôi 750 ml
Các bước pha chế:
Bước 1 – Ủ trà:
Cho 50gr trà đen vào bình, đổ vào bình khoảng 750ml nước sôi và ủ trà trong khoảng 5 phút
Bước 2 – Pha và làm đông rau câu:
Cho vào thau 80gr đường mía, thêm 630ml nước trà đen và 15gr bột gelatin, khuấy đều rồi đổ thêm 250ml sữa tươi, khuấy đều. Sử dụng 1 cái rây để loại bỏ phần bị vón cục, phần rau câu thì cho vào khuôn, để vào ngăn mát tủ lạnh trong 30 phút.
Bước 3 – Pha trà sữa:
Cho vào 250ml whipping cream, 150ml sữa đặc và 120ml trà đen, khuấy đều để các nguyên liệu hòa tan vào nhau. Tiếp đến cho vào ngăn mát tủ lạnh cho đến khi uống.
Sau khoảng 10 phút, rau câu đã đông rồi, bạn cẩn thận cắt thành từng khúc nhỏ. Lấy trà sữa ra, cho rau câu vào và trộn đều. Tiếp đến, lần lượt múc ra ly và thưởng thức ngay nhé!
4.3. Trà sữa kem trứng
Nguyên liệu:
- 25g trà đen
- 200ml kem whipping
- 200g trân châu đen
- 5 lòng đỏ trứng gà
- 800ml nước nóng
- 150g đường kính
- 100ml sữa tươi không đường
- Trân châu đường đen
Cách pha chế:
- Cho lòng đỏ và 1 ít đường vào một nồi hấp cách thủy đang nóng, từ từ khuấy trứng rồi dùng máy đánh trứng đánh đến khi trứng chuyển màu vàng nhẹ.
- Đánh bông 200ml kem whipping rồi cho vào hỗn hợp trứng vừa làm rồi trộn đều.
- Pha trà nguyên chất trong 800ml nước.
- Rót trà vào bình, thêm đường, sữa tươi tùy thích rồi đóng nắp bình, lắc đều.
- Cho trân châu đường đen vào ly, đổ trà vào và thêm lớp kem trứng lên mặt ly là hoàn thành các bước làm trà sữa kem trứng hoàn hảo nhất.
4.4. Cách pha chế trà sữa than tre
Nguyên liệu:
- 3gr bột tinh than tre
- 2 gói trà đen túi lọc
- 10gr bột sữa
- 40ml sữa đặc
- 200ml whipping cream
- 200ml topping cream
- 20gr bột nền vanilla
- 10gr đường cát
Cách pha chế:
- Để trà và bình rồi rót một ít nước nóng để rửa sạch trà. Ủ trà với 150ml nước nóng rồi bỏ phần bã trà lấy nước cốt.
- Chuẩn bị một ca có dung tích khoảng 500ml, lần lượt cho whipping cream, topping cream và bột nền vanilla vào. Dùng máy đánh trứng đánh đều hỗn hợp cho đến khi sánh mịn, không quá đặc hay quá lỏng.
- Cho đường, sữa đặc, sữa bột hòa tan với nước cốt trà.
- Thêm tinh bột than tre vào hỗn hợp trà sữa rồi khuấy đều. Rót macchiato đã làm lên mặt là có ngay món trà sữa than tre đẹp mắt, thơm ngon.
V. Tạm kết
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã biết Whipping Cream là gì và biết cách làm Whipping Cream để pha chế một số đồ uống phổ biến cho quán cafe, sinh tố. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm những công thức pha chế khác từ MISA CukCuk:
- 22+ công thức pha chế đồ uống thu đông cho quán cafe, sinh tố
- Tổng hợp 20+ công thức pha chế đồ uống đơn giản dành cho quán cafe
- Cách làm thạch phô mai tươi siêu dễ không phải ai cũng biết
Đừng quên đăng ký nhận tin từ MISA CukCuk để không bỏ lỡ những kiến thức kinh doanh, tin thị trường ngành F&B bổ ích.