Sùi mào gà là một căn bệnh khó chữa và lây lan truyền qua đường tình dục. Vì vậy, cần làm xét nghiệm giúp phát hiện bệnh sùi mào gà sớm để có phương án điều trị bệnh kịp thời.
03/09/2019 | Nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu và hết bao nhiêu tiền?02/09/2019 | Ý nghĩa của các chỉ số trong xét nghiệm bệnh tiểu đường01/09/2019 | Ý nghĩa của các kết quả trong xét nghiệm máu
1. Xét nghiệm sùi mào gà là gì?
Sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội chiếm tỷ lệ khá cao, nguyên nhân do virus HPV gây ra, biểu hiện ra bên ngoài là các u nhú ở niêm mạc và da hoặc ở cơ quan sinh dục, hậu môn, miệng, lưỡi của người bệnh.
Bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn hoặc tiếp xúc với mầm bệnh. Sau 2 – 8 tháng nhiễm bệnh tức là khi người bệnh đang trong giai đoạn ủ bệnh, cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các u nhú, nốt sùi có hình giống mào gà hoặc hoa súp lơ, mọc thành từng thành cụm gây khó chịu, bất tiện cho người bệnh.
Xét nghiệm sùi mào gà được thực hiện nhằm tìm ra virus HPV trong cơ thể người bệnh, giúp chẩn đoán xem người đó có mắc bệnh sùi mào gà hay không để có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.
Phân tích xét nghiệm sùi mào gà
2. Dấu hiệu của bệnh sùi mào gà
Thời kỳ ủ bệnh
Thời điểm bắt đầu mắc bệnh sùi mào gà rất khó xác định, thông thường giai đoạn ủ bệnh (chưa có những biểu hiện ra bên ngoài) kéo dài từ 3 tuần cho đến 8 tháng, trung bình là từ 2 – 3 tháng.
Thời kỳ phát bệnh
Trong thời kỳ bệnh bắt đầu phát bệnh, chúng ta có thể dễ dàng quan sát được những biểu hiện của bệnh. Cụ thể:
Xuất hiện các u nhú máu hồng, mềm có chân hoặc cuống. Ở giai đoạn đầu của bệnh, khi bệnh chưa phát triển mạnh thì những u nhú này hầu như không gây ra đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, chúng lại rất dễ bị chảy máu.
Đến một thời điểm nhất định những u nhú này phát triển thành gai hoặc lá, chúng có kích thước đến vài cm, liên kết với nhau tạo từng mảng rộng có hình dạng giống như mào gà, hình của bông hoa súp lơ, màu trắng hồng.
Ở nữ giới: Bệnh xuất hiện ở một số vị trí như: môi nhỏ, âm vật, quanh lỗ niệu đạo, cổ tử cung, tầng sinh môn, hậu môn.
Ở nam giới: Bệnh thường gặp thân dương vật, ở rãnh quy đầu, bao da cũng có người xuất hiện ở da bìu, miệng sáo, hậu môn.
Bệnh không gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh phát triển, những u nhú này phát triển đến mức quá to sẽ gây bất tiện, khó chịu khi đi lại, dễ chảy máu khi bị trầy xước hoặc nghiêm trọng hơn sùi có mủ, sưng to hơn khi sang chấn hoặc là sờ nắn nhiều.
Thực hiện phân tích xét nghiệm sùi mào gà
3. Tại sao nên xét nghiệm sùi mào gà?
Các xét nghiệm sùi mào gà được thực hiện nhằm đánh giá xem bệnh nhân có phải bị bệnh sùi mào gà hay không? Các phương pháp đánh giá bao gồm:
Ở nam giới
– Đánh giá các nốt sần xuất hiện ở bộ phận sinh dục, xác định xem những nốt sần này có phải là mụn cóc sinh dục hay không?
– Kiểm tra chức năng của bộ phận sinh dục đồng thời kiểm tra cả trực tràng.
– Kiểm tra bệnh sùi mào gà, lậu/chlamydia bằng cách lấy dịch từ bộ phận sinh dục để làm xét nghiệm.
– Lấy máu để xét nghiệm nhiễm giang mai hoặc HIV.
Ở nữ giới
– Tương tự như ở nam giới, các nốt sần ở bộ phận sinh dục cũng được bác sĩ đánh giá, xem xét xem liệu chúng có phải là mụn cóc sinh dục hay không.
– Kiểm tra tổng quan phần khung xương chậu, đồng thời kiểm tra trực tràng của người bệnh.
– Kiểm tra bệnh sùi mào gà, lậu/chlamydia bằng cách lấy dịch từ bộ phận sinh dục để làm xét nghiệm.
– Lấy máu để thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán mắc giang mai hoặc HIV.
4. Chẩn đoán bệnh sùi mào gà cần thực hiện những xét nghiệm nào?
Xét nghiệm bằng axetic
Phương pháp này được thực hiện bằng cách tiến hành bôi một lượng dung dịch axetic với nồng độ phù hợp lên vùng da xuất hiện những nốt sùi trong khoảng từ 2-5 phút, trường hợp nốt sùi xuất hiện ở hậu môn phải bôi tầm 15 phút. Khi các nốt sùi có dấu hiệu chuyển màu trắng thì đây cũng là thời điểm bác sĩ nghĩ đến được bệnh.
Xét nghiệm bằng mẫu vật
Phương pháp này được tiến hành bằng cách lấy mẫu vật từ cơ thể người bệnh để tiến hành xét nghiệm. Đó là các nốt sần, u nhú…, sau đó các bác sĩ sẽ đem mẫu vật đi xét nghiệm để xác định xem các nốt sần đó có chứa virus gây ra bệnh sùi mào gà hay không? Sau đó kết luận bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của người bệnh.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu được thực hiện đối với những bệnh nhân nghi ngờ mình mắc sùi mào gà, nên kiểm tra thêm những tác nhân có khả năng lây truyền qua đường tình dục khác như giang mai, HIV.
Xét nghiệm thông qua mẫu dịch
Virus HPV có thể có ở trong dịch của người bệnh cụ thể là dịch âm đạo ở nữ và dịch niệu đạo ở nam. Nên bác sĩ cũng có thể yêu cầu lấy mẫu dịch ở người bệnh để xét nghiệm xem có mắc bệnh sùi mào gà hay không, thông qua xác định sự có mặt của những type virus HPV gây ra bệnh sùi mào gà. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp phát hiện những type virus HPV gây ra ung thư ở cổ tử cung.
Xét nghiệm sùi mào gà giúp phát hiện bệnh sớm để có phương pháp điều trị kịp thời
5. Xét nghiệm sùi mào gà ở đâu an toàn, uy tín?
Hiện nay, ở Việt Nam, nhiều bệnh viện có dịch vụ xét nghiệm sùi mào gà nhưng không phải địa chỉ nào cũng uy tín. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là số ít bệnh viện hàng đầu, với trang thiết bị hiện đại thực hiện xét nghiệm sùi mào gà hàng ngày.
Tại MEDLATEC, bạn sẽ được thực hiện quy trình xét nghiệm tiêu chuẩn, với trang thiết bị hiện đại hàng đầu, đội ngũ y bác sĩ đầu ngành và kết quả sẽ sớm trả về đến bạn nhanh chóng, chính xác nhất.
Bên cạnh đó, MEDLATEC dựa trên kết quả xét nghiệm sùi mào gà sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp với thắc mắc, yêu cầu của bạn.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về xét nghiệm sùi mào gà hoặc cần tư vấn thêm về bệnh, liên hệ với MEDLATEC để được giải đáp.