Xuất bản là gì? (Cập nhật 2023)

Xuất bản là gì? (Cập nhật 2023)

Xuất bản là gì

Trong thời kỳ phát triển không ngừng của xã hội, của công nghệ, thì ngành xuất bản cũng không phải là ngoại lệ. Những thành phần của ngành ngày càng đáp ứng được những nhu cầu của thị trường cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, cũng có nhiều người vẫn chưa hiểu xuất bản là gì? Nhà nước quản lý hoạt động này như thế nào? Những hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các vấn đề này qua bài viết sau đây.

xuất bản là gì
Xuất bản là gì?

1. Căn cứ pháp lý

Luật xuất bản năm 2012.

2. Xuất bản là gì?

Theo khoản 1 Điều 4 Luật xuất bản 2012, xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử.

Theo truyền thống, thuật ngữ này đề cập đến việc phân phối các tác phẩm in, chẳng hạn như sách và báo chí. Sau đó, với sự ra đời của hệ thống thông tin số và Internet, phạm vi xuất bản đã mở rộng để bao gồm các tài nguyên điện tử như phiên bản điện tử của sách và tạp chí, cũng như xuất bản vi mô, trang web, blog, nhà phát hành trò chơi video và những thứ tương tự.

Vì vậy, Luật xuất bản 2012 cũng nêu định nghĩa về xuất bản điện tử. Theo đó, xuất bản điện tử là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu và sử dụng phương tiện điện tử để tạo ra xuất bản phẩm điện tử.

Xuất bản cơ bản bao gồm các công đoạn sau: mua bản quyền (từ tác giả hoặc nhà xuất bản gốc), biên tập, dàn trang, thiết kế bìa, xin giấy phép xuất bản, in ấn (hoặc xuất bản dưới định dạng điện tử như pdf, epub, mobi…), tiếp thị và phân phối.

3. Đối tượng và điều kiện thành lập nhà xuất bản là gì

3.1. Đối tượng thành lập nhà xuất bản là gì

Những cơ quan, tổ chức sau đây đủ điều kiện được thành lập nhà xuất bản:

  • Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương và cấp tỉnh;
  • Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật.

Nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu.

3.2. Điều kiện thành lập nhà xuất bản

Để thành lập nhà xuất bản phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản;
  • Có người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 của Luật này để bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập và có ít nhất năm biên tập viên cơ hữu;
  • Có trụ sở, nguồn tài chính và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản do Chính phủ quy định;
  • Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới nhà xuất bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Nhà nước quản lý hoạt động xuất bản như thế nào?

Sau khi hiểu được khái niệm xuất bản là gì, mời quý độc giả cùng chúng tôi tìm hiểu quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Luật xuất bản 2012, công tác quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản bao gồm các nội dung sau:

  • Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động xuất bản; ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất bản và bản quyền tác giả trong hoạt động xuất bản;
  • Tổ chức đọc, kiểm tra, thẩm định xuất bản phẩm lưu chiểu;
  • Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xuất bản;
  • Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động xuất bản; đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động xuất bản;
  • Hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản;
  • Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản;
  • Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động xuất bản; tuyển chọn và trao giải thưởng đối với xuất bản phẩm có giá trị cao.

5. Các nội dung, hành vi bị cấm trong xuất bản là gì?

Những nội dung bị cấm trong hoạt động xuất bản được quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật xuất bản 2012 cụ thể như sau:

  • Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
  • Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
  • Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
  • Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;”

Các hành vi bị cấm trong xuất bản được quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật xuất bản 2012 cụ thể như sau:

  • Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản;
  • Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản;
  • In lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm;
  • Phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc chưa nộp lưu chiếu;
  • Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép;
  • Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật ACC về xuất bản là gì, đối tượng và điều kiện thành lập nhà xuất bản, quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản và các nội dung, hành vi bị cấm trong quá trình xuất bản. Nếu còn những vướng mắc cần được giải đáp, Quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail: info@accgroup.vn

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin