Yogi là gì? 6 điều cần biết để tập luyện thành một Yogi thực sự

Yogi là gì? 6 điều cần biết để tập luyện thành một Yogi thực sự

Yogi là gì

Yogi là một trong những thuật ngữ chúng ta thường nghe thấy khi bắt đầu tìm hiểu về bộ môn Yoga. Bạn đã hiểu rõ Yogi là gì, ý nghĩa của nó ra sao đối với bộ môn thể thao này hay chưa? Yogi cần hội tụ những yếu tố nào?

Mọi thắc mắc này sẽ được Oreni Việt Nam giải đáp đầy đủ dưới đây! Xin mời mọi người cùng tìm hiểu chi tiết Yogi nghĩa là gì nhé!

1. Yogi là gì?

Nếu như Gymer là danh từ chỉ những người tham gia tập thể hình một cách thường xuyên thì Yogi hay còn có tên khác là Yogini là danh từ chỉ những người thường xuyên tham gia tập luyện Yoga.

Nhiều người cho rằng cứ tham gia tập luyện Yoga sẽ được coi là Yogi. Nhưng thực ra không phải như vậy. Yogi là người thực hiện các bài tập Yoga một cách đều đặn và liên tục.

Họ phải có quá trình tập Yoga lâu dài, nắm chắc những kiến thức căn bản về Yoga và có niềm đam mê thực sự với bộ môn này.

Yogi là người am hiểu và tập luyện các tư thế Yoga chuẩn xác.

Yogi là người am hiểu và tập luyện các tư thế Yoga chuẩn xác

Theo định nghĩa từ Wikipedia: “Yogi hoặc yogini là từ chỉ người luyện tập môn yoga.”

  • Yogi chỉ người nam tập Yoga.
  • Yogini là người nữ tập Yoga.

>> Xem thêm: Yoga là gì? Nguồn gốc và các lợi ích khi tập luyện Yoga

2. 6 điều người tập Yoga cần biết để được gọi là Yogi

Trên thực tế, không phải bạn đã từng tham gia tập Yoga, thực hành nhuần nhuyễn các động tác Yoga là trở thành Yogi. Vậy người tập Yoga như thế nào thì được gọi là Yogi?

Theo các chuyên gia, để trở thành một Yogi chân chính thực sự thì người tập Yoga hoặc bất cứ tín đồ Yogi/ Yogini cần biết những điều sau đây:

2.1. Tập luyện Yoga chăm chỉ, lâu dài suốt cuộc đời

Người tham gia tập Yoga chăm chỉ, duy trì lịch tập luyện đều đặn theo hàng năm, hàng tháng một cách chuyên nghiệp sẽ được gọi là Yogi.

Khảo sát cho thấy, đa số những Yogi đều tập luyện Yoga suốt cả cuộc đời và coi bộ môn thể thao này là niềm đam mê, sự sống của bản thân.

>> Xem thêm: Tập Yoga bao lâu thì có hiệu quả?

2.2. Hiểu rõ triết lý của Yoga

Hiểu rõ triết lý của Yoga sẽ giúp các Yogi lựa chọn con đường tập luyện đúng đắn. Trong triết lý Yoga đã chỉ ra 4 con đường Yoga: Karma Yoga, Bhakti Yoga, Raja Yoga, Jnana Yoga.

Ở mỗi thời điểm và mỗi hoàn cảnh, Yogi sẽ lựa chọn con đường Yoga phù hợp cho mình.

Tất cả những con đường này đều dẫn đến một đích đến là nơi hạnh phúc tối thượng và an lạc. Tại đây chúng ta sẽ có trí tuệ, thiền định, ân huệ từ đấng thiêng liêng.

Để trở thành 1 Yogi bạn cần hiểu rõ triết lý của Yoga.

Để trở thành 1 Yogi bạn cần hiểu rõ triết lý của Yoga

2.3. Các bước luyện tập Yoga

Nếu là Yogi thì bạn cũng cần biết các bước trong tập luyện Yoga.

Dựa theo kiến thức Kinh Yoga thì các bước tập luyện của Yoga gồm 8 bước nhưng theo thời gian, hiện nay chúng còn 5 bước cơ bản là: thiền, khởi động, tập Asana, xoa bóp và thư giãn.

2.4. Cấp độ luyện tập Yoga

Một Yogi thông thường cần hiểu cấp độ tập luyện trong Yoga. Kiến thức từ chuyên gia chia sẻ, trong Yoga có 4 cấp độ tập luyện cụ thể là: Brahmacharya, Grihastha, Vanaprastha, Sannyasa.

Hiện nay, đa số các Yogi mới đều ở cấp độ Grihastha, có cuộc sống bình thường và tập luyện để rèn luyện sức khỏe.

Tùy vào khả năng của mỗi Yogi mà họ tập luyện ở các cấp độ khác nhau.

Tùy vào khả năng của mỗi Yogi mà họ tập luyện ở các cấp độ khác nhau

2.5. Nắm vững các thuật ngữ trong Yoga

Trong bộ môn Yoga có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành sử dụng tiếng Phạn.

Là một Yogi thực thụ bạn cần phải nắm vững các thuật ngữ này để có thể hiểu và thực hiện phương pháp cũng như các động tác Yoga một cách đầy đủ và chính xác nhất.

>> Xem thêm: Nên tập Yoga mấy lần 1 tuần là tốt nhất?

2.6. Phong cách lối sống của 1 Yogi

Là một Yogi bạn cần làm việc một cách có tổ chức, có thái độ, thói quen, lối sống chung phù hợp với các triết lý, nguyên tắc, luân lý và đạo đức trong Yoga.

Thông thường các Yogi thường chọn lối sống bình an, thiên về nội tâm để đảm bảo sự cân bằng và hài hòa trong cuộc sống.

Giờ giấc và ăn uống của Yogi cũng được thực hiện có nguyên tắc, đảm bảo lối sống lành mạnh.

Là một Yogi bạn cần có một lối sống lành mạnh.

Là một Yogi bạn cần có một lối sống lành mạnh

3. Nguyên tắc ăn uống cần biết cho Yogi là gì?

Thực sự để trở thành một Yogi đích thực bạn cần trải qua quá trình tập luyện vất vả, cũng như nắm chắc các kiến thức về tập Yoga.

Theo các chuyên gia, bên cạnh việc tập Yoga đúng động tác thì chế độ ăn uống cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với Yogi. Các nguyên tắc ăn uống dành cho Yogi gồm có:

3.1. Đa dạng thức ăn

Khẩu phần ăn hàng ngày của Yogi cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, sao cho cung cấp đủ Protein, Carbohydrate, chất béo, chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất. Các nguồn chất dinh dưỡng này cũng cần được đa dạng hóa thông qua các nguồn thức ăn dồi dào.

  • Để bổ sung Protein, Yogi nên nạp nhiều thực phẩm giàu chất đạm như:các loại thịt đỏ, trứng, sữa, các loại cá, các loại hạt họ đậu….
  • Nguồn chất béo tốt cho Yogi sẽ được lấy từ các loại cá, dầu thực vật như; dầu oliu, dầu lạc, dầu dướng hương…
  • Nguồn thực phẩm giàu chất xơ và vitamin, khoáng chất sẽ có chủ yếu trong các loại rau, củ quả như: súp lơ, su hào, bắp cải, cà chua, cam, xoài, nho, táo….

Đa dạng nguồn thức ăn giúp Yogi cung cấp được đầy đủ dinh dưỡng.

Đa dạng nguồn thức ăn giúp Yogi cung cấp được đầy đủ dinh dưỡng

3.2. Ăn ít, chia nhiều bữa

Việc chia nhỏ các bữa ăn trong ngày sẽ giúp cơ thể của bạn được cung cấp vừa đủ năng lượng để hoạt động, tránh bị dư thừa calo. Các bữa ăn được chia nhỏ sẽ giúp các Yogi vừa được cung cấp đủ chất mà lại không cảm thấy mệt mỏi, nặng nhọc bụng trong quá trình tập luyện Yoga.

Ăn ít, chia nhiều bữa được coi là phương pháp giúp Yogi cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng, dễ dàng thực hiện các động tác Yoga hơn. Đây là bí quyết ăn uống thường được các Yogi lâu năm áp dụng và chia sẻ với mọi người.

3.3. Hạn chế rượu bia

Chuyên gia sức khỏe, rượu bia là chất kích thích chứa cồn không tốt cho sức khỏe, sẽ làm ảnh hưởng đến men gan, làm rối loạn quá trình trao đổi chất. Hơn nữa, chất kích thích này còn khiến cho cơ thể người dùng mệt mỏi, giảm sự tập trung.

Chính vì thế, Yogi nên hạn chế uống rượu bia để tăng sự tập trung khi tập luyện. Thay vào đó, hãy tích cực uống nước lọc hay các nước khoáng thiên nhiên rất tốt cho cơ thể.

3.4. Ăn nhiều rau, hạn chế đồ ăn nguội

Như chúng ta đã biết, rau xanh là nguồn thực phẩm cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất rất lớn.

Chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, Yogi nên tích cực ăn các loại rau lá màu sẫm cùng các loại củ quả rất tốt cho sức khỏe, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ làm đẹp da, giúp hạn chế tình trạng tăng cân.

Ngoài ra, người tham gia tập Yoga nên hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến nguội như: giò lụa, thịt hun khói, chả, lạp xưởng, bò khô… Các loại thực phẩm này đều mặn, giàu chất béo, không tốt cho người kiêng mỡ, kiêng mặn.

3.5. Ăn uống đúng giờ

Xây dựng các bữa ăn khoa học, đúng giờ không chỉ tốt cho dạ dày của bạn mà giúp các hệ cơ quan khác vận hành đúng nguyên tắc, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

Đặc biệt, ăn uống đúng giờ sẽ giúp bạn nạp đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể, phòng ngừa tình trạng tăng cân một cách hiệu quả nhất.

Yogi luôn tuân thủ nguyên tắc ăn uống đúng giờ.

Yogi luôn tuân thủ nguyên tắc ăn uống đúng giờ

3.6. Hạn chế ăn đêm

Thường xuyên ăn đêm sẽ khiến bạn bị béo bụng do ban đêm cơ thể gần như không hoạt động, nguồn năng lượng trong cơ thể sẽ tích tụ dưới dạng mỡ thừa.

Các Yogi không nên ăn đêm bởi nó sẽ khiến cơ thể tích tụ mỡ thừa nhiều hơn, dễ tăng cân hơn. Để đảm bảo cân nặng cho Yogi, bạn nên ăn ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ để dạ dày có thời gian tiêu hóa.

4. Các hiểu lầm thường gặp về Yogi

Yogi là thuật ngữ bao hàm những nội dung sâu sắc, mang tính triết lý cao. Khi tìm hiểu về Yogi, nhiều người không tránh khỏi những hiểu lầm về thuật ngữ này.

4.1. Yogi ăn chay thuần

Việc áp dụng chế độ ăn chay thuần cũng dựa trên tinh thần tự nguyện của mỗi người. Không phải Yogi nào cũng bắt buộc phải ăn chay hay phải tuân thủ nghiêm ngặt với một chế độ ăn nhất định nào.

Trên thực tế, các Yogi hoàn toàn có thể bổ sung chất đạm, chất béo từ các loại thịt, trứng, hải sản…

4.2. Yogi là người tu hành

Một số tầng lớp người lại cho rằng Yogi thuộc trường phái tôn giáo gần giống như Phật Giáo hay Đạo Giáo. Yogi chính là người tu hành. Trên thực tế, bất kỳ ai cũng có thể trở thành Yogi nếu tích cực tập Yoga thường xuyên.

Một số Yogi theo trường phái tôn giáo là trên tinh thần tự nguyện và sống theo triết lý trong Yoga.

Không phải ai là Yogi cũng là người tu hành.

Không phải ai là Yogi cũng là người tu hành

>> Xem thêm: 20 bài tập Yoga giảm mỡ bụng siêu nhanh cho người tập

4.3. Yogi là người uốn dẻo giỏi

Khi nhắc đến Yogi, mọi người cho rằng đây là những người có khả năng uốn dẻo cực giỏi. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng.

Tập luyện Yoga đòi hỏi sự linh hoạt, dẻo dai nhưng đó chỉ là một phần nhỏ cấu thành nên tư thế Yoga nên không thể khẳng định người tập Yoga phải uốn dẻo giỏi.

Tổng kết

Vậy là toàn bộ bài viết trên đây của Oreni Việt Nam đã giải thích cho bạn biết Yogi là gì và những điều cần thiết để bạn trở thành một Yogi thực thụ. Hy vọng những kiến thức chia sẻ này sẽ hữu ích cho bạn có thêm động lực tập luyện Yoga và quyết tâm trở thành một Yogi đích thực.

Bên cạnh việc tập luyện yoga, để cải thiện vóc dáng và rèn luyện sức khỏe hiệu quả, bạn cũng có thể tham khảo các máy tập như máy chạy bộ tại nhà, ghế massage toàn thân để luyện tập hằng ngày vô cùng hữu ích. Cùng tham khảo các thiết bị thể thao ở Oreni nhé!

Xin cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết! Hãy thường xuyên truy cập website của chúng tôi để cập nhật những bài viết mới nhất nhé!

https://oreni.vn