Lồi Đĩa Đệm Có Phục Hồi Được Không? Hình Ảnh Và Cách Chữa

Lồi Đĩa Đệm Có Phục Hồi Được Không? Hình Ảnh Và Cách Chữa

Lồi đĩa đệm hay phồng đĩa đệm, phình đĩa đệm xảy ra khi cột sống bị tổn thương. Hiện tượng này khá phổ biến, nhất là ở người cao tuổi. Tuy nhiên, lồi đĩa đệm là gì, có nguy hiểm không, có phục hồi được không, cách chữa như thế nào… không phải ai cũng biết. Để hiểu rõ hơn về phồng đĩa đệm, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Lồi đĩa đệm là gì?

Hai đĩa đệm được ngăn cách với nhau bởi một đĩa đệm, đĩa đệm này giúp cho cột sống di chuyển một cách linh hoạt, đồng thời giảm ma sát, chống sốc mỗi khi cơ thể di chuyển. Tuy nhiên, theo thời gian hoặc bị tổn thương, đĩa đệm bị lồi (phồng, phình) làm tăng áp lực lên cột sống. Khi đó, đĩa đệm sẽ bị lồi nghiêng hẳn về bên phải hoặc có thể là bên trái.

Phình đĩa đệm thường xuất hiện nhiều ở lưng dưới (phần cột sống thắt lưng), vùng xương sườn, vùng ức (cột sống ngực) và vị trí cột sống cổ. Những cơn đau âm ỉ kéo dài hoặc cảm giác ngứa ran khó chịu ở vùng bị phồng đĩa đệm. Nếu tình trạng này để kéo dài, không được điều trị sớm, đúng cách thì dẫn sẽ tiến triển thành thoát vị đĩa đệm.

Lồi đĩa đệmLồi đĩa đệm

Hình ảnh lồi đĩa đệm

Biểu hiện lồi đĩa đệm

Những dấu hiệu triệu chứng điển hình của phồng lồi đĩa đệm là tình trạng đau nhức, tê và cơ bị yếu dần. Khi các đĩa đệm đã lồi ra giữa các đốt sống thì chỉ cần ấn vào một dây thần kinh bất kỳ, người bệnh đều cảm thấy đau nhức ở vị trí cơ thể mà dây thần kinh này đi qua.

Những biểu hiện phình đĩa đệm nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào vị trí đĩa đệm bị lồi và mức độ tổn thương. Dưới đây là triệu chứng lồi đĩa đệm ở từng vị trí:

Dấu hiệu lồi đĩa đệm cột sống thắt lưng

Những người bị phồng đĩa đệm ở vị trí thắt lưng thường có các biểu hiện sau:

  • Chân trái hoặc chân phải, thậm chí cả hai chân bị tê bì, ngứa ran hoặc yếu cơ dẫn đến khả năng vận động bị giảm
  • Co cứng ở một hoặc cả hai chân
  • Từ vùng thắt lưng xuống dưới bàn chân có thể bị liệt
  • Bị rối loạn đại tiểu tiện

Triệu chứng phình đĩa đệm cột sống ngực

Khi đĩa đệm ở vùng cột sống ngực (lưng trên) bị lồi, người bệnh sẽ có các biểu hiện:

  • Bị đau nhức lưng trên phần dưới bả vai
  • Đau nhức lan tỏa đến ngực, dạ dày, có thể kèm theo những dấu hiệu giống như bệnh đường tiêu hóa, dạ dày

Biểu hiện phồng đĩa đệm đốt sống cổ

  • Đau, tê, ngứa ran ở vùng cổ hay vùng xương bả vai
  • Đau lan tỏa ở cánh tay trên, cẳng tay hoặc ngón tay
  • Đau từ một đĩa đệm bị phình ra có thể bắt đầu giảm đi theo thời gian nghỉ ngơi, tránh các hoạt động mạnh.
  • Giai đoạn muộn phồng đĩa đệm cổ có thể bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt

Biểu hiện lồi đĩa đệm

Biểu hiện lồi đĩa đệm

Nguyên nhân lồi đĩa đệm

Theo thời gian, xương khớp, cột sống trong cơ thể dẫn bị lão hóa, đĩa đệm cũng bị suy yếu và lão hóa. Đĩa đệm bị thoái hóa dễ dàng xảy ra tình trạng phồng lồi đĩa đệm cũng như các bệnh về cột sống khác.

Ngoài ra, những tác động từ bên ngoài hoặc những thói quen xấu, hoạt động hàng ngày cũng có thể làm tăng nguy cơ bị lồi đĩa đệm. Đó là:

  • Chấn thương cột sống có thể do bị tai nạn hoặc do hoạt động thể dục thể thao.
  • Sai tư thế khi ngồi, ngủ, mang vác vật nặng… khiến cho cột sống phải chịu áp lực lớn dễ làm cho đĩa đệm bị hao mòn. Sau một thời gian dài, đĩa đệm có thể bị phồng lồi.
  • Lười vận động cũng làm cho cột sống dễ bị thoái hóa, xương khớp mất đi độ dẻo dai, đàn hồi và suy yếu.
  • Thừa cân béo phì làm tăng áp lực cho cột sống, tăng nguy cơ bị mắc bệnh về cột sống, trong đó có lồi đĩa đệm.
  • Đặc thù công việc phải thường xuyên nâng đỡ, mang vác, uốn, xoắn cột sống khiến đĩa đĩa bị hao mòn nhanh chóng, nguy cơ bị phình đĩa đệm tăng cao.
  • Thói quen hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm cho quá trình lão hóa của cơ thể diễn ra nhanh hơn, kéo theo đó là tình trạng đĩa đệm bị phồng lồi/thoát vị dễ dàng xảy ra.

Lồi đĩa đệm có nguy hiểm không?

Đa số các trường hợp bị lồi đĩa đệm không gây nguy hiểm và có thể tự phục hồi mà không cần điều trị. Chính vì thế, nhiều người chủ quan chỉ đến khi tình trạng đĩa đệm bị phồng lồi nặng gây ra những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Đau nhức cột sống, dễ dẫn đến bị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống
  • Bị yếu cơ bắp chân, tay
  • Đau dây thần kinh tọa, đau nhức cánh tay ảnh hưởng đến khả năng vận động của tay, chân
  • Bị mất chức năng của ruột hoặc bàng quang, biến chứng này cực kỳ nghiêm trọng và cấp bách, người bệnh cần nhập viện và thực hiện phẫu thuật ngay lập tức
  • Giảm xúc giác, thậm chí xúc giác bị thay đổi, không còn cảm nhận được cảm giác đau, nóng, lạnh

Như vậy, mặc dù không nguy hiểm nhưng khi có dấu hiệu triệu chứng của phồng lồi đĩa đệm, người bệnh cũng nên đến bệnh viện thăm khám kiểm tra càng sớm càng tốt. Tránh trường hợp không tự phục hồi mà tiến triển nặng gây ra những rủi ro, biến chứng khôn lường.

Lồi đĩa đệm có nguy hiểm không

Lồi đĩa đệm có nguy hiểm không

Lồi đĩa đệm có hồi phục được không?

Các chuyên gia cơ xương khớp hàng đầu cho biết, phình đĩa đệm rất phổ biến ở người già và hoàn toàn có thể tự phục hồi được ngay cả khi không điều trị nếu đang ở mức độ nhẹ. Thời gian để đĩa đệm bị phồng lồi tự phục hồi là vài tuần (6 tuần hoặc có thể lâu hơn). Trong thời gian này, những cơn đau nhức khó chịu sẽ thường xuyên “hỏi thăm” người bệnh. Sau đó, các đĩa đệm bị phình tự khỏi và gần như các chức năng được cải thiện, tình trạng đau nhức khó chịu cũng biến mất.

Trường hợp, lồi đĩa đệm nặng, các cơn đau nhức mãn tính, kéo dài thì cần phải có biện pháp điều trị và chăm sóc nếu không sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt và nguy cơ tiến triển thành thoát vị đĩa đệm.

Cách chữa lồi đĩa đệm

Dựa vào tình trạng đĩa đệm bị phồng lồi mà bác sĩ chỉ định áp dụng biện pháp chữa trị nào. Ở giai đoạn đầu, hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng đĩa đệm bị phồng bằng biện pháp điều trị bảo tồn. Chẳng hạn như sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, trị liệu thần kinh cột sống. Ở giai đoạn nặng, áp dụng các biện pháp bảo tồn không đem lại hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật.

Bị lồi đĩa đệm nên uống thuốc gì?

Những loại thuốc bác sĩ có thể kê đơn cho người bị phồng đĩa đệm gồm có:

  • Thuốc giảm đau: Có tác dụng giảm đau nhức và viêm nhiễm trong trường hợp đau nhẹ hoặc trung bình. Bao gồm thuốc giảm đau không kê đơn, thuốc NSAID, thuốc mỡ hoặc kem bôi tại chỗ.
  • Thuốc giảm đau theo toa: Tác dụng mạnh, sử dụng trong thời gian ngắn, không được lạm dụng do có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Người bệnh cần phải dùng theo đúng liều lượng của bác sĩ chỉ định, tuyệt đối không được tự ý tăng giảm liều lượng.
  • Các loại thuốc giãn cơ: Được sử dụng trong trường hợp lồi đĩa đệm gây co thắt cơ.
  • Tiêm Corticosteroid: Tác dụng giảm viêm và đau nhức tạm thời. Tiêm trực tiếp corticosteroid hoặc kết hợp cùng với chất gây tê vào vị trí cột sống bị đau nhức do phình lồi đĩa đệm.

Trị liệu thần kinh cột sống

Đây là biện pháp chữa trị không xâm lấn có tác dụng chỉnh sửa cấu trúc đĩa đệm bị tổn thương. Bác sĩ sẽ dùng lực ở tay nắn chỉnh đốt cột sống có cấu trúc bị sai lệch nhẹ nhàng, phục hồi lại cấu trúc ban đầu của đĩa đệm.

Trị liệu thần kinh cột sống giúp giảm đau nhức, loại bỏ được sự chèn ép đè nén của đĩa đệm lên các dây thần kinh cột sống và tủy sống mà không cần phải phẫu thuật hoặc sử dụng thuốc.

Chữa phồng lồi đĩa đệm

Chữa phồng lồi đĩa đệm

Vật lý trị liệu

Những biện pháp vật lý trị liệu được sử dụng trong chữa lồi đĩa đệm gồm có:

  • Tập thể các bài tập nhẹ nhàng giúp cơ xương khớp được dẻo dai, khỏe mạnh hoặc đi bộ mỗi ngày khoảng 30 phút.
  • Dùng nhiệt lạnh và nóng để giảm đau và giảm viêm: Dùng túi lạnh chườm vào vùng bị đau nhức liên tục trong vài ngày. Sau đó chuyển dùng nhiệt lỏng để các cơ được nới lỏng.

Phương pháp vật lý trị liệu chữa phồng đĩa đệm chỉ giúp giảm các cơn đau nhức tạm thời mà không thể chữa trị tận gốc. Do đó, tốt nhất, người bệnh nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp, đem lại hiệu quả tốt nhất.

Phẫu thuật Laminectomy

Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật tạo ra một lỗ mở trong lamina nhằm lấy ra phần đĩa đệm bị lồi giúp dây thần kinh cột sống, tủy sống bị đè nén, chèn ép được giải phóng.

Nếu lồi đĩa đệm cột sống ngực, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật có tên là transthoracic. Phương pháp phẫu thuật này nhằm loại bỏ một phần nhỏ đĩa đệm bị phồng thông qua một lỗ nhỏ ở bên ngực người bệnh.

Cách phòng ngừa phình đĩa đệm

Để giảm thiểu nguy cơ bị lồi đĩa đệm, mỗi người hãy áp dụng một số biện pháp sau:

  • Luôn giữ cân nặng ở mức hợp lý, tránh bị thừa cân béo phì làm cho cột sống chịu áp lực lớn, đĩa đệm dễ bị phồng lồi hoặc thoát vị
  • Luôn bê, vác, nâng đồ vật đúng cách, tránh mang vác vật nặng quá sức
  • Cần hạn chế đi giày cao gót
  • Ngồi, ngủ đúng tư thế
  • Luyện tập các bài tập kéo giãn khi phải ngồi trong thời gian dài
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao các bài tập tốt cho bụng, lưng và cẳng chân
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, không hút thuốc lá, hạn chế uống bia rượu

XEM THÊM: Xẹp đĩa đệm là gì? Có nguy hiểm không và chữa được không?

An Cốt Nam – Giải pháp điều trị lồi đĩa đệm

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết: Muốn chữa dứt điểm chứng lồi đĩa đệm cần phải giải quyết được 3 vấn đề: Giải tỏa áp lực đĩa đệm – Loại bỏ khối nhân nhầy – Phục hồi bao xơ tổn thương. Với lộ trình “Trong uống – Ngoài dán”, An Cốt Nam thực sự là một giải pháp phù hợp cho những bệnh nhân lồi đĩa đệm đang loay hoay không biết cách chữa.

An Cốt Nam là một trong những công trình nghiên cứu thành công của Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược. Trong gần 10 năm hoạt động, bài thuốc không chỉ người bệnh tin tưởng mà còn nhận được sự đánh giá cao từ phía chuyên gia. Cụ thể, trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày”, TH.Bs Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa đông y Viện 108) đã đánh giá cao phác đồ điều trị lồi đĩa đệm của An Cốt Nam. 

Bác sĩ nhận định đây là một phác đồ điều trị chứ không phải bài thuốc đông y thông thường là bởi:

An Cốt Nam được xây dựng từ 3 liệu pháp, bổ trợ lẫn nhau giúp mang tới hiệu quả điều trị từ gốc rễ:

Phác đồ toàn diện An Cốt NamPhác đồ toàn diện An Cốt Nam

Phác đồ toàn diện An Cốt Nam

Trong đó, thuốc uống An Cốt Nam chiếm 75% hiệu quả điều trị cuối cùng, bao gồm những thành phần như: Sâm ngọc linh, Bí kỳ nam, trư lung thảo, thiên niên kiện, dây đau xương,… Thảo mộc được lấy từ Vườn dược liệu sau đó sẽ được sắc ở nhiệt độ tiêu chuẩn trong suốt 24h, trải qua quy trình chắt lọc tỉ mỉ, phần nước cốt thu được sẽ đem cô thành cao lỏng.

Ưu điểm của bài thuốc An Cốt NamƯu điểm của bài thuốc An Cốt Nam

Ưu điểm của bài thuốc An Cốt Nam

Ngoài yếu tố tiện lợi, thuốc dạng cao lỏng còn giúp bảo toàn tối đa dược chất của thảo mộc, đưa dưỡng chất đi qua cấu trúc mắt lưới của đĩa đệm dễ dàng. So với dạng bột, viên, hoàn, tán,… còn lợn cợn và nhiều bã, dạng cao dễ tan trong nước của An Cốt Nam đáp ứng nhiệm vụ này tốt hơn cả.

Nhờ đó, chỉ sau 7-10 ngày dùng thuốc, người bệnh sẽ cảm thấy các triệu chứng lồi đĩa đệm giảm đi rõ rệt. Từ 10-15 ngày tiếp theo, khối nhân nhầy được teo lại, tổn thương bao xơ lành dần, giảm đau nhức, kháng viêm. Kết thúc 2-3 liệu trình cũng chính là lúc chức năng đĩa đệm trở lại bình thường.

Hiệu quả chữa lồi đĩa đệm bằng An Cốt NamHiệu quả chữa lồi đĩa đệm bằng An Cốt Nam

Hiệu quả chữa lồi đĩa đệm bằng An Cốt Nam

Theo số liệu thống kê tại phòng khám, có tới hơn 10.000 mắc lồi đĩa đệm nói riêng và bệnh xương khớp nói chung cảm thấy hài lòng sau 2-3 liệu trình sử dụng An Cốt Nam. Nhờ thành công vượt trội, năm 2018, Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường đã vinh dự nhận được cúp vàng và bằng khen cho giải thưởng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng”.

Lồi đĩa đệm không còn là nỗi lo – Vì đã có An Cốt Nam

Liên hệ ngay với chúng tôi để được chuyên gia tư vấn!

Qua những thông tin trên, có thể thấy lồi đĩa đệm là giai đoạn đầu ở mức nhẹ nhất trước khi tiến triển thành thoát vị. Chính vì thế, khi thấy các dấu hiệu triệu chứng nghi ngờ bị phồng đĩa đệm, người bệnh cần phải đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân, có chẩn đoán chính xác, từ đó đưa ra biện pháp điều trị phù hợp, ngăn ngừa tiến triển thành thoát vị đĩa đệm.

Theo yêu cầu của bạn đọc, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

Điện thoại: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ

Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0903.876.437

 

.aab_wrap {
background: #f8f8f8;
-webkit-box-sizing: border-box;
-moz-box-sizing: border-box;
-ms-box-sizing: border-box;
box-sizing: border-box;
border: 1px solid #dadada;
padding: 2%;
width: 100%;
}
.aab_gravatar {
float: left;
margin: 0 10px 0 0;
}
.aab_text h4 {
font-size: 20px;
line-height: 20px;
margin: 0 0 0 0!important;
padding: 0;
}
.aab_social {
float: left;
width: 100%;
padding-top: 10px;
}
.aab_social a {
border: 0;
margin-right: 10px;
}

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *