Hình chiếu là gì? Cách vẽ hình chiếu trong toán học Hình chiếu trong toán học

Hình chiếu là gì? Cách vẽ hình chiếu trong toán học  Hình chiếu trong toán học

Hình chiếu trong toán học là gì

Hình chiếu là gì? Cách vẽ hình chiếu trong toán học như thế nào? Là câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh lớp 7 quan tâm. Vì vậy hãy cùng Download.vn theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé.

Hình chiếu chính là khoảng cách giữa 2 đoạn thẳng kẻ từ 2 điểm của đoạn thẳng đó vuông góc với đường thẳng cho trước. Yếu tố cơ bản giúp tạo nên chiếu chính là đối tượng cần chiếu, mặt phẳng chiếu và phép chiếu. Vậy sau đây là toàn bộ kiến thức về hình chiếu, các loại hình chiếu và cách vẽ, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông.

1. Hình chiếu là gì?

Hình chiếu trong Toán học là khoảng cách giữa 2 đoạn thẳng kẻ từ 2 điểm của đoạn thẳng đó vuông góc với đường thẳng cho trước.

Còn hình chiếu của một điểm là giao điểm của đường thẳng cho trước với đường thẳng kẻ từ điểm đó vuông góc với đường thẳng đã cho.

2. Các loại phép chiếu thường gặp

Có 3 loại phép chiếu là:

– Hình chiếu thẳng góc là hình chiếu đơn giản, hình dạng và kích thước của vật thể được bảo toàn.

– Những hình chiếu thẳng góc chỉ thể hiện được 2 chiều nên phải sử dụng nhiều hình chiếu để biểu diễn, đặc biệt đối với những vật thể phức tạp. Thông thường có 3 hình chiếu phổ biến là hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh và hình chiếu bằng.

– Hình chiếu trục đo có bản chất là thể hiện 3 chiều của vật thể lên mặt phẳng chiếu, những tia chiếu song song với nhau tùy theo phương chiếu.

Trong hình chiếu trục đo còn có nhiều loại khác như hình chiếu trục đo vuông góc và hình chiếu trục đo xiên góc.

3. Có mấy loại phép chiếu?

Một số loại phép chiếu phổ biến trong toán học bao gồm:

  • Phép chiếu vuông góc có các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu.
  • Phép chiếu song song có các tia chiếu song song với nhau.
  • Phép chiếu xuyên tâm có các tia chiếu hội tụ ở một điểm.

4. Hình chiếu vuông góc là gì?

Hình chiếu vuông góc trên một mặt phẳng là hình chiếu hợp với mặt phẳng một góc bằng 90 độ.

Nếu AH vuông góc với mặt phẳng (Q) tại H thì điểm H gọi là hình chiếu vuông góc của điểm A lên mặt phẳng (Q).

Các loại hình chiếu vuông góc:

– Hình chiếu đứng nhìn từ mặt trước của mặt phẳng

– Hình chiếu cạnh nhìn từ bên trái hoặc bên phải vật thể

– Hình chiếu bằng nhìn từ trên xuống vật thể.

5. Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu

Cho điểm A nằm ngoài đường thẳng d, kẻ một đường thẳng vuông góc với đường thẳng d tại H. trên d lấy điểm B không trùng với H. khi đó :

– Đoạn thẳng AH : gọi là đoạn vuông góc hay đường vuông góc kẻ từ A đến đường thẳng d.

– Điểm H : gọi là chân của đường vuông góc hay hình chiếu của điểm A trên đường thẳng d.

– Đoạn thẳng AB : gọi là đường xiên kẻ từ điểm A đến đường thẳng d.

– Đoạn thẳng HB : gọi là hình chiếu của đường xiên AB trên đường thẳng d.

Định lí 1:

Trong các đường xiên và đường vuông góc kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó, đường vuông góc là đường ngắn nhất.

Định lí 2:

Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó :

– Đường xiên nào có hình chiếu lớn hơn thì lớn hơn.

– Đường xiên nào lớn hơn thì có hình chiếu lớn hơn.

– Hai đường xiên bằng nhau thì hai hình chiếu bằng nhau, ngược lại, Hai hình chiếu bằng nhau thì hai đường xiên bằng nhau.