Sau nhiều năm tuyển dụng ứng viên cho khách hàng mình nhận thấy rằng. Dù là vị trí kế toán, tài chính, sale, marketing hay nhân sự đều có một yêu cầu tuyển dụng chung là cần cần ứng viên PROACTIVE (CHỦ ĐỘNG) trong công việc.
Vậy proactive (chủ động) trong công việc là gì? Mình sẽ đưa một vài ví dụ để bạn dễ hình dung nhé:
Task 1: Bạn cần liên hệ khách hàng để hỏi về thông tin công ty và yêu cầu tuyển dụng
NON-PROACTIVE:
- Gọi cho khách hàng nhưng không liên lạc được, quay ngược lại sếp hỏi “Khách hàng không nghe máy sếp ơi. Bây giờ em phải làm thế nào ạ?
PROACTIVE:
- Gọi cho khách hàng không ai nghe máy nên viết email liệt kê những câu hỏi/thắc mắc cần trao đổi
- Hỏi thành viên trong team đã ai làm việc với vị trí/khách hàng này chưa để hỏi thêm kinh nghiệm
- Tìm kiếm thông tin của khách hàng thông qua google và những bài đăng tuyển dụng trước đó
- Chủ động tìm kiếm ứng viên trước và thông qua ứng viên để hiểu thêm về vị trí tuyển dụng
Task 2: Đối tác hẹn gửi lịch meeting cho Thứ 6 tuần này nhưng Thứ 5 bạn vẫn chưa nhận được email
NON-PROACTIVE:
- Chờ đợi và không làm gì vì đối tác đã hẹn và có trách nghiệm gửi lịch meeting
PROACTIVE:
- Gọi điện để confirm về lịch hẹn và chủ động chốt lại thông tin qua email. Đồng thời cc những bộ phận liên quan để nắm thông tin.
Task 3: Sếp yêu cầu bạn làm một hợp đồng với mẫu có sẵn
NON-PROACTIVE:
- Hỏi sếp từng mục nên điền như thế nào
- Nhân tiện hỏi cần in ra bao nhiêu bản, in màu hay đen trắng, một mặt hay hai mặt
- Hỏi sếp máy in ở đâu
PROACTIVE
- Xem lại các hợp đồng gần nhất và điền theo
- Chủ động in 2 bản, đen trắng và báo cáo lại với sếp để thay đổi nếu cần
- Máy in tầng 1 bị hỏng có thể mượn máy in tầng 2 của bộ phận operation hoặc mang ra tiệm photocopy gần văn phòng để in
Qua những ví dụ trên mình tin bạn đã có những hình dung cơ bản về một nhân viên như thế nào được gọi là chủ động trong công việc. Nếu để khái quát lại 2 hình mẫu nhân viên này trong công ty, mình có thể phác họa lại một số nét cơ bản như sau:
NON-PROACTIVE:
- Luôn bắt đầu bằng câu hỏi thay vì giải pháp
- Ngại đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm cho quyết định
- Không có thói quen chủ động tìm kiếm thông tin
- Tư duy giải quyết vấn đề yếu
PROACTIVE
- Luôn bắt đầu bằng giải pháp thay vì câu hỏi
- Không tập trung vào xác định lỗi/trách nhiệm của ai mà tập trung vào giải quyết vấn đề
- Nhận trách nhiệm mình làm
- Luôn có nhiều phương án giải quyết vấn đề và chủ động đưa ra quyết định
Một nhân viên thụ động sẽ dễ dàng bị đào thải nếu gặp một môi trường làm việc cạnh tranh và hướng tới chuyên nghiệp cao. Vì vậy đừng để bản thân mình bị bỏ lại phía sau bạn nhé.
Adele