Tiếng Việt được coi là một ngôn ngữ có độ phức tạp và đa nghĩa đứng top đầu trên thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà ngôn từ nước Nam ta lại xếp ở thứ hạng cao đến thế. Bởi tiếng Việt có độ đa nghĩa, đồng âm khác nghĩa quá nhiều. Một trong số những từ phổ biến là “nuột”. Vậy, trong bài viết này cùng đi tìm hiểu về nuột là gì nhé.
Nuột là gì?
Nuột là một tính từ trong tiếng Việt có nghĩa chỉ sự bóng bẩy bề ngoài. Từ ngữ này dùng để chỉ những vật có độ bóng bên ngoài, mang vẻ bắt mắt và thu hút ánh nhìn. Có thể lấy một số ví dụ như sau: tấm vải óng nuột, mặt sáng sáng nuột hay chuốt que đan cho thật nuột.
Bên cạnh ý nghĩa ở trên khi nuột đứng một mình thì chúng còn có từ đồng âm. Ở đây chúng tôi muốn nhắc đến là từ nuột nà. Nuột nà là tính từ láy trong tiếng Việt. Tính từ láy là tính từ có 2 từ được ghép lại với nhau và láy vần đầu tiên. Ở đây là láy vần “n”.
Nuột nà cũng mang hàm nghĩa tương tự như từ nuột. Tuy nhiên nuột nà được nhắc đến nhiều hơn bởi dễ dàng sử dụng. Đồng thời nuột nà có khiến cho câu văn trở nên sinh động, dễ phát âm và không bị âm cụt.
Một số ví dụ về nuột nà như: Tấm lưng của cô gái ấy thật nuột nà. Câu ví dụ trên để khen cô gái có tấm lưng ong không có mụn, tràn đầy sức sống và đầy đặn. Bên cạnh đó còn có một số ví dụ như: Đôi bàn tay của cô gái ấy thật nuột nà. Hay mái tóc đen óng ả, được dưỡng cẩn thận nên toát lên vẻ nuột nà.
Có thể bạn quan tâm: Giang dở hay dang dở? Từ nào mới là từ đúng chính tả tiếng Việt?
Một số từ thường nhầm với từ nuột
Bởi sự đa dạng và phong phú của tiếng Việt nên nhiều khi chúng ta thường bị nhầm các từ với nhau. Dưới đây là một số từ thường bị nhầm với nuột.
Từ nuốt
Cùng có các âm giống nhau nhưng khác nhau ở thanh sắc cũng khiến cho nghĩa của hai từ trở nên khác biệt. Nuốt là hành động vận chuyển thức ăn từ khoang miệng xuống thực quản và dạ dày. Hành động này xảy ra ở động vật cũng như con người.
Ví dụ như: Con bò đang nhai những cọng cỏ khô, chúng phải cố nuốt.
Bên cạnh đó, nuốt cũng được dùng với nghĩa bóng, để chỉ sự khó tiêu hóa, thích nghi của một sự việc nào đó. Ví dụ: Tôi nuốt không trôi cục tức này. Trong đó, cục tức không thể nhai hay ăn. Chính vì thế, nuốt được dùng với nghĩa bóng để chỉ hành động khó thích nghi.
Não nuột
Não nuột là tính từ láy trong từ điển tiếng Việt. Từ này có nghĩa là buồn lòng, sầu bi và xót thương. Không những thế, từ láy này còn chỉ sự đau lòng đến tột độ. Ví dụ: Vì sự ra đi của người thân đột ngột, cô ấy cảm thấy não nuột đến tột cùng.
Nuốt lời
Bên cạnh những từ trên hay nhầm lẫn thì nuột còn thường bị nhầm với từ nuốt lời. Nuốt lời là động từ dùng để chỉ những người có hành động không giữ đúng như lời hứa. Thường ý nghĩa của từ này chỉ sự cố tình bỏ qua là hứa chứ không phải vô tình, không may.
Ví dụ như sau: Sau khi hứa sẽ chu cấp cho con cái sau khi ly hôn, nhưng người chồng đã nuốt lời.
Trắng nuột
Từ cuối cùng trong danh sách các từ thường bị nhầm lẫn với nuột là từ trắng nuột. Nếu từ nuột dùng để chỉ sự bóng, sáng về bề mặt của một vật mà không đề cập đến màu sắc. Thì trắng nuột mang hàm ý chỉ sự trắng của vật thể.
Trắng nuột thường được dùng cho con người, để chỉ làn da. Ví dụ: Đứa trẻ kia có làn da trắng nuột và mái tóc đen nháy.
Bên cạnh đó, trắng nuột cũng có một từ đồng nghĩa là trắng nõn. Thường thấy hiện nay, sự phổ biến của trắng nõn nhiều hơn từ đồng nghĩa với mình.
Có thể bạn chưa biết: Dùm hay Giùm? Từ nào mới đúng chính tả và ngữ pháp tiếng Việt
Một số cách dùng đúng của từ nuột
Để trở thành một người Việt giỏi tiếng Việt thì không phải ai cũng có khả năng làm được. Đặc biệt là sử dụng những từ ngữ xuất hiện với tần suất ít. Dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn một vài mẹo sử dụng từ ngữ cùng từ nuột:
- Có thể dùng cho cả chỉ vật và chỉ người.
- Nên dùng kèm với các từ khác để tạo ra từ láy giúp câu văn thêm sinh động.
- Khi kết hợp với các từ đơn cần chú ý để tránh gây ra nghĩa không đúng.
Trên đây là những thông tin về từ khóa nuột là gì. Hy vọng với những chia sẻ ở bài viết, bạn có thêm những thông tin tích cực và bổ ích. Hãy theo dõi website của ReviewAZ chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin bổ ích.
Có thể bạn chưa biết: Dư giả hay dư dả? Cách này đúng với những quy tắc về chính tả tiếng Việt