Cao su là loại cây công nghiệp được trồng nhiều tại Việt Nam và nó là loại cây giúp người dân thu lại nhiều lợi nhuận cao từ nhựa cao su. Vậy bạn có biết cây cao su được trồng nhiều nhất ở đâu nước ta không? Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề này thì hãy cùng chúng tôi tìm đáp án ở bài viết: Cao su được trồng nhiều nhất ở đâu? dưới đây nhé!
Cây cao su là cây gì?
Cây cao su là loại cây thân gỗ thuộc họ Đại Kích, là cây công nghiệp được để sản xuất ra nhựa cao mang đến nhiều ứng dụng. Cây cao su có thân khá to và cao, thân cao khoảng trên 30m, vành thân có thể đạt tới 5m, tán lá rộng và có thể sống trên 100 năm. Cây thường được ghép vô tính qua chọn lọc để đảm bảo tính tương đối và đồng nhất nhằm ổn định được năng suất.
Cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ, và được đưa vào Việt Nam từ những năm 1878 nhưng không sống được. Sau đó, đến 1892, 2000 cao su được nhập từ Indonesia và mãi đến 1907 thì cao su được đánh dấu chính thức trồng, phát triển tại Việt Nam.
Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22 °C đến 30 °C (tốt nhất ở 26 °C đến 28 °C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2.000 mm) nhưng không chịu được sự úng nước và gió. Cây cao su có thể chịu được nắng hạn khoảng 4 đến 5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm.Cây chỉ sinh trưởng bằng hạt, hạt đem ươm được cây non. Khi trồng cây được 5 tuổi có thể khai thác mủ, và sẽ kéo dài trong vài ba chục năm.
Ứng dụng của cao su trong công nghiệp
Cây cao su có tầm quan trọng lớn trong kinh tế, bởi nhựa của cây cao su (hay còn gọi là mủ) được thu lại và mang vào ứng dụng sản xuất công nghiệp. Nhựa cao su có màu trắng hay vàng, và nhựa được tìm ở các mạch nhựa vỏ cây. Các mạch này tạo một xoắn ốc theo thân cây hướng tay phải, chính vì vậy mà khi thu hoạch mọi người thường thấy người dân rạch vết xoắn trên cây.
Nhựa của cây cao su được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp bởi vì nó có tính bềnh tương đối tốt. Nó được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp, xây dựng, thủy lợi – thủy điện, y tế, hay chế biến thành một số sản phẩm cao su kỹ thuật…. Có thể nói cao su có tầm quan trọng và ứng dụng cực cao đối với đời sống. Chính vì vậy mà cao su ngày càng được trồng nhiều hơn.
Cao su là một loại vật liệu polymer có tính đàn hồi, chịu ma sát, chịu nén và lâu hỏng nên có nhiều ứng dụng như sản xuất vỏ, ruột xe, các chi tiết trong xe hơi, dụng cụ y tế, găng tay, băng tải, dây đai, nệm, giày dép, đồ chơi…Có đến 70% sản lượng cao su được sử dụng làm vỏ, ruột xe. Vì thế, phát triển công nghiệp cao su phụ thuộc rất nhiều vào tăng trưởng của ngành công nghiệp ô tô.
Cây cao su tuy mang nhiều ứng dụng nhưng nó là một loại cây độc, hơn hết nhựa cây cao su cũng cực kỳ độc, có thể gây ô nhiễm nguồn nước xung quanh khu vực khai tác. Không chỉ vậy, nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của những người tiếp xúc hay khai thác thường xuyên và tuổi thọ của những người này thường giảm 3-5 năm nếu làm việc này trong thời gian dài.
Bài viết có thể bạn quan tâm
Tỉnh nào trồng nhiều mía nhất nước taTỉnh nào có nhiều quận huyện nhất nước taTỉnh Bắc Kạn có bao nhiêu huyện,quận, thị xã?
Tỉnh nào có diện tích trồng nhiều cao su nhất nước ta?
Như thống kê cho biết, nước ta là nước đứng thứ năm về sản lượng cao su thiên nhiên và thứ tư về xuất khẩu cao su thiên nhiên sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Năm 2012 diện tích cây cao su tại Việt NAm đạt tới 850.000 ha, chiếm khoảng 7% diện tích cao su trên thế giới, và trở thành nước thứ 4 trên thế giới về xuất khẩu cao su thiên nhiên.
Vào năm 2007 Cao su được trồng nhiều ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, chủ yếu các tỉnh như Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Vũng Tàu, diện tích khoảng 339.000 ha, còn ở Tây Nguyên chỉ 113.000 ha, trung tâm phía Bắc khoảng chừng 41.500 ha, và duyên hải miền Trung là 6.500ha.
Tính trong 9 tháng 2012, Việt Nam chính thức vượt qua Ấn Độ trở thành nước sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ 4 thế giới, sau Thái Lan, Indonesia, và Malaysia. Tuy vậy, quỹ đất đang thu hẹp dần và Việt Nam khuyến khích đầu tư mở rộng diện tích trồng và khai thác cao su ở Lào và Campuchia.
Việt Nam là nước xuất khẩu cao su lớn trên thế giới nhưng hàng năm phải nhập hàng trăm ngàn tấn để phục vụ cho sản xuất trong nước. Thống kê từ Tổng cục Hải quan, nhập khẩu cao su 11 tháng đầu năm 2012 đạt 273,95 ngàn tấn, kim ngạch 735,81 triệu USD, giảm 15,7% về lượng và giảm 13,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Nhưng chỉ sau 10 năm, tổng diện tích cao su ở nước ta đã đạt tới 967.700ha với năng suất đạt 1.094.500 tấn.Năm 2018, ngành cao su Việt Nam có nhiều triển vọng lập kỷ lục mới vượt mốc năm 2017 về sản lượng và giá trị xuất khẩu. Và cho tới thời điểm này thì vùng có diện tích trồng cao su nhiều nhất vẫn là Đông Nam Bộ (46,4 %), trong đó tỉnh chiếm diện tích nhiều hơn là Bình Phước. Các vùng còn lại là Tây Nguyên (33,3), Bắc Trung Bộ ( 9,5%), Tây Bắc (4,8%).
Hi vọng với những thông tin trên giúp bạn giải đáp được thắc mắc: Cao su được trồng nhiều nhất ở đâu. Đồng thời hiểu rõ hơn tình hình phát triển cao su ở Việt Nam ta hiện nay, cũng như thấy được tầm quan trọng của cao su trong ngành công nghiệp của nước ta.