Người bị thiểu năng là những người có khiếm khuyết về trí tuệ, nhận thức. Họ không thể sinh hoạt được như những người bình thường. Thay vào đó, họ cần được người khác hỗ trợ và giúp đỡ trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Vậy thiểu năng là gì? Liệu có dấu hiệu nào để nhận biết tình trạng thiểu năng ngay từ khi còn bé hay không?
04/08/2022 | “Chỉ điểm” những nguyên nhân gây chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em06/03/2022 | Cảnh báo những dấu hiệu bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi26/02/2022 | Vì sao sa sút trí tuệ? Cách điều trị sa sút trí tuệ như thế nào?07/12/2021 | Trẻ chậm phát triển trí tuệ: Kịp thời nhận biết để có hướng can thiệp kịp thời
1. Thiểu năng là gì? Phân loại các dạng thiểu năng trí tuệ
Thiểu năng hay còn được gọi là thiểu năng trí tuệ – một thuật ngữ chỉ những em bé chậm phát triển về trí tuệ và thiếu những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống như giao tiếp, tư duy,…. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp các em bé mắc bệnh có được sự thông minh như nhiều đứa trẻ bình thường khác. Trẻ bị thiểu năng cần được giảng dạy theo một phương pháp riêng.
Cùng tìm hiểu thiểu năng là gì và các loại thiểu năng trí tuệ
Trẻ bị thiểu năng trí tuệ có thể được chia thành nhiều nhóm khác nhau dựa vào môn học hoặc các kỹ năng mà trẻ cần phát triển. Với những bạn nhỏ đang ở độ tuổi đi học, đa phần trẻ đều bị suy giảm nhận thức về các hoạt động như đọc, viết hoặc tư duy toán học. Ngược lại, nếu con chưa đến tuổi đi học thì bố mẹ có thể để ý thấy trẻ bị chậm nói hoặc chậm phát triển nhiều hoạt động khác so với bạn bè cùng trang lứa. Với từng trường hợp, các biểu hiện của bệnh thiểu năng cũng sẽ có sự khác biệt:
1.1. Thiểu năng trí tuệ đối với việc đọc
Đối với kỹ năng đọc, thiểu năng trí tuệ có thể được chia ra làm 2 dạng bao gồm:
-
Trẻ gặp khó khăn khi tìm hiểu về mối quan hệ giữa những chữ cái, âm thanh và từ ngữ với nhau.
-
Dạng thứ hai là trẻ có thể gặp khó khăn khi đọc hiểu nghĩa của các câu, từ và cả đoạn văn.
Dấu hiệu để nhận biết trẻ thiểu năng là gì đối với hoạt động đọc? Cụ thể:
-
Trẻ rất khó để có thể nhận biết được mặt chữ và các từ ngữ khác nhau.
-
Trẻ khó có thể đọc hiểu được nghĩa của từ hoặc bất cứ ý niệm nào.
-
Tốc độ đọc của các bé chậm hơn và không được trôi chảy.
-
Kỹ năng sử dụng các vốn từ ngữ kém hơn.
Người mắc chứng bệnh thiểu năng trí tuệ đọc và viết chậm hơn bình thường
1.2. Thiểu năng trí tuệ khi làm toán
Dạng thiểu năng thứ hai được nhắc đến liên quan đến bộ môn toán học. Dạng này cũng thay đổi khá đa dạng đối với các bé. Ví dụ, khả năng làm toán của các bé có thể bị ảnh hưởng bởi thiểu năng về mặt ngôn ngữ và bị suy giảm thị lực. Hoặc bé cũng có thể bị ảnh hưởng bởi khả năng ghi nhớ, sắp xếp mọi và cách tổ chức mọi thứ một cách có trật tự. Các bé có thể sẽ cảm thấy việc đọc càng khó khăn hơn và không thể hình dung ra được những suy nghĩ có phần trừu tượng.
1.3. Thiểu năng trí tuệ khi viết
Đây cũng là một dạng thiểu năng khá phổ biến ở trẻ em hiện nay. Các bé bị thiểu năng viết có thể cũng sẽ bị thiếu hụt khả năng đọc hiểu, tổng hợp các thông tin hoặc bao gồm cả hai. Những bạn nhỏ ở trong trường hợp này có thể gặp khó khăn khi viết các chữ cái từ đơn giản cho đến phức tạp, không thể viết ra một câu hoàn chỉnh. Đối với tình trạng này, dấu hiệu để nhận viết những bạn nhỏ bị thiểu năng là gì? Một vài dấu hiệu cụ thể như:
-
Chữ viết của các bé rất lộn xộn.
-
Bé khó có thể ghép các chữ cái lại với nhau để tạo thành một cụm từ có nghĩa và chính xác.
-
Bé gặp khó khăn trong việc đánh vần.
-
Bé không thể liên kết và tổ chức thành một câu hoàn chỉnh khi viết.
1.4. Thiểu năng trí tuệ khi thực hiện các động tác
Với trường hợp này, các bé bị thiểu năng sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi vận động và không thể thực hiện các động tác đó một cách khéo léo. Chúng có thể sẽ không phát triển đúng với độ tuổi của mình, đồng thời gặp phải nhiều khó khăn khi cần có sự phối hợp giữa các hoạt động của tay và mắt.
Thiểu năng hoạt động có thể khiến người bệnh gặp phải các khó khăn khi phối hợp động tác của các bộ phận
1.5. Thiểu năng trí tuệ liên quan đến ngôn ngữ
Đây là một dạng thiểu năng có liên quan đến vấn đề nói và hiểu được lời nói của các bé. Một vài những triệu chứng nhận biết của dạng thiểu năng này gồm có:
-
Khó khăn để có thể kể lại được một câu chuyện mà bé biết.
-
Bé không thể nói chuyện được một cách lưu loát .
-
Bé khó để hiểu được ý nghĩa của các cụm từ.
-
Bé gặp nhiều khó khăn hơn trong việc làm theo các hướng dẫn.
-
Bé gặp khó khăn khi học về các loại từ.
1.6. Thiểu năng đối với vấn đề nghe và nhìn
Khi nhắc đến các dạng thiểu năng là gì thì đó có thể tình trạng suy giảm khả năng nghe và nhìn ở các con. Vấn đề này sẽ có những ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình học tập của các bé sau này. Các bé có thể sẽ rất khó để tiếp nhận được những thông tin nghe và nhìn thấy được. Một số trường hợp còn mất cả khả năng để nhận ra được sự khác biệt giữa các loại âm thanh khác nhau.
Trẻ có thể bị thiểu năng trí tuệ về vấn đề nghe và nhìn
Có nhiều bé còn không thể phân biệt được hình ảnh hay hình dạng của các đồ vật. Trẻ em nếu bị thiếu hụt nhẹ một trong các chức năng kể trên sẽ gặp phải một số khó khăn nhỏ. Trong khi đó, những trẻ bị thiểu năng nghiêm trọng thì cần phải được giám sát và được cho tham gia vào những phương pháp giáo dục chuyên biệt hơn.
Thiểu năng trí tuệ đôi khi còn xảy ra đồng thời với một số triệu chứng rối loạn như bị tăng động giảm chú ý hoặc tự kỷ. Hai chứng bệnh này đều có thể khiến cho công việc học tập cũng như những hoạt động sống hàng ngày của các con trở nên khó khăn hơn. Chúng càng đặc biệt được chú ý nếu đi kèm với các dạng thiểu năng trí tuệ được nhắc đến ở trên.
2. Các cấp độ thiểu năng trí tuệ ở trẻ
Các mức độ phân chia thiểu năng là gì? Đối với trẻ bị thiểu năng trí tuệ có thể được chia ra là 4 cấp độ khác nhau với những phương pháp cải thiện phù hợp. Cụ thể:
-
Mức độ nhẹ: Người có IQ khoảng 50 – 75, có thể hoạt động bình thường nhưng vẫn cần được quan sát và rèn luyện nhiều hơn. Các bé không thể tự mình đưa ra được các quyết định. Nếu bé được tham gia vào các phương pháp dạy đúng thì sẽ có được những tiến bộ đáng kể và có thể tự lập khi trưởng thành.
-
Mức độ trung bình: Người có IQ khoảng 35 – 55 sẽ được xếp vào nhóm này. Các bé khá chậm nhưng vẫn có thể thực hiện được các công việc đơn giản khi được hướng dẫn tốt. Bé cũng sẽ gặp phải các khó khăn khi tự mình chăm sóc hoặc tự lập trong cuộc sống.
Thiểu năng trí tuệ được chia ra làm nhiều cấp độ khác nhau
-
Mức độ nặng: Người có IQ dao động khoảng 20 – 40 có thể học được những kỹ năng cơ bản thiên về các hành vi và ứng xử. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần phải thực sự nỗ lực và kiên trì nhiều hơn khi đi cùng các con. Sau khi lớn, các bé cũng không thể tự lập và cần phải được giám sát thường xuyên.
-
Mức độ đặc biệt (cực kỳ nặng): Người có IQ thấp hơn 25 là những bạn nhỏ có thể giao tiếp nhưng lại khó khăn để có thể hiểu ra được những gì mà chúng định nói. Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, các bé cần được hỗ trợ và được chăm sóc cho đến khi trưởng thành.
Trên đây là một số thông tin về thiểu năng là gì mà nhiều người đang rất quan tâm. Người bị thiểu năng cần được những người xung quanh hỗ trợ và giúp đỡ nhiều trong cuộc sống. Để đảm bảo chất lượng sống của người bị thiểu năng, họ cần được đưa đến các cơ sở y tế, được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn.