Nếu bạn tìm hiểu về công nghệ thông tin hay là lưu trữ trên máy tính, có thể sẽ gặp thuật ngữ “storage” trong những bài viết đó. Vậy Storage là gì? Hãy cùng CloudFly tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé.
1. Storage Là Gì?
1.1. Khái niệm
Theo từ điển Cambridge, Storage nghĩa là dự trữ một thứ gì đó ở một nơi đặc biệt để sử dụng thứ đó trong tương lai. Còn trong thuật ngữ về máy tính, storage là hoạt động lưu trữ thông tin, dữ liệu và các sản phẩm số vào một thiết bị lưu trữ như USB, ổ cứng, thẻ nhớ,… Hoặc lưu trữ trên dịch vụ lưu trữ đám mây.
Hiện nay, với công nghệ phát triển hiện đại, người dùng sẽ lựa chọn cloud storage để lưu trữ trên đám mây. Đây là giải pháp giúp bạn lưu trữ dữ liệu trên Internet, thông qua nhà cung cấp và vận hành dịch vụ lưu trữ. Vừa tiện lợi, dễ quản lý, vừa tiết kiệm chi phí hiệu quả. Bạn sẽ không cần phải tốn chi phí để mua thiết bị như thông thường. Hay không phải đem theo ổ cứng nặng nề hay chiếc thẻ nhớ dễ thất lạc. Chỉ cần Internet là bạn có thể truy cập vào storage của mình bất cứ lúc nào và bất cứ đâu.
1.2. Storage hoạt động như thế nào?
Cách thức hoạt động của storage hay cloud storage có thể được hiểu như sau. Bạn sẽ phải mua gói lưu trữ từ bên thứ ba, cũng chính là nhà cung cấp, để sử dụng storage. Trước khi đăng ký, bạn nên xem xét nhu cầu sử dụng của mình để mua gói dịch vụ phù hợp với mục đích và ngân sách của doanh nghiệp. Sau khi đã sở hữu storage, bạn chỉ cần tải dữ liệu của mình lên hệ thống lưu trữ và truy cập vào dịch vụ thông qua trang web. Các ứng dụng Cloud Storage có thể truy cập vào dữ liệu thông qua các giao thức lưu trữ truyền thống hoặc thông qua API.
2. Những Loại Cloud Storage Cơ Bản
Hầu hết các nhà cung cấp sẽ đề xuất cho bạn 3 loại hình lưu trữ chính là: Object Storage, File Storage Và Block Storage.
2.1. Object Storage
Dịch vụ Object Storage phù hợp cho doanh nghiệp quản lý theo đối lượng. Khi doanh nghiệp của bạn phát triển, lượng dữ liệu cũng ngày càng lớn, cấu trúc doanh nghiệp sẽ phân nhánh nhỏ. Nhưng chỉ cần 1 gói dữ liệu duy nhất của Object Storage, bạn có thể phân quyền cho từng bộ phận trong doanh nghiệp. Người quản lý bộ phận sẽ phân quyền cho từng cá nhân trong bộ phận đó. Như thế việc lưu trữ sẽ trở nên dễ dàng, giúp bạn quản lý tài nguyên của doanh nghiệp nhanh chóng.
2.2. File Storage
File Storage là loại hình lưu trữ cơ bản mà mọi cá nhân hay doanh nghiệp đều có thể sử dụng. Bạn có thể thêm, sửa, xóa và tải các dữ liệu của doanh nghiệp một cách đơn giản và hiệu quả. Đối với các dịch vụ như Dropbox, Google Drive, bạn sẽ phải mua theo các gói do nhà cung cấp quy định. Mức dung lượng là cố định theo từng gói, cho dù bạn sử dụng ít hơn, bạn vẫn phải trả phí cho các gói đó. Còn các dịch vụ như Amazon Elastic File System của AWS, Azure,… nhà cung cấp sẽ tính phí theo từng dung lượng MB hoặc GB bạn sử dụng. Bạn dùng bao nhiêu thì sẽ trả tiền bấy nhiêu.
2.3. Block Storage
Đối với những nhà phát triển phần mềm, ứng dụng, họ sẽ cần có những máy chủ chuyên dụng để lưu trữ dữ liệu và phân phối đến từng khu vực khác nhau. Nếu doanh nghiệp của bạn lớn và có hệ thống ERP, bạn sẽ cần một nơi lưu trữ ổn định, an toàn và phân quyền cho từng nhóm sử dụng khác nhau. Khi đó, Block Storage sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp nếu Object Storage và File Storage không phù hợp. Block Storage là giải pháp lưu trữ đám mây không giới hạn dung lượng và có độ bảo mật dữ liệu cao nhất.
CloudFly là nhà cung cấp Block Storage chất lượng, đáp ứng mọi yêu cầu lưu trữ của bạn. Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về Block Storage, bạn có thể theo dõi thêm các bài viết khác của CloudFly để có thêm những thông tin cần thiết. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những kiến thức hữu ích về Storage. Nếu còn thắc mắc hay muốn sử dụng Block Storage, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 0904.558.448
- Fanpage: https://www.facebook.com/cloudfly.vn
- Website: https://cloudfly.vn/