Kể từ khi Bitcoin xuất hiện, khái niệm về mạng thanh toán đồng đẳng (P2P), phi tập trung đã truyền cảm hứng cho toàn bộ loại tài sản kỹ thuật số. Thị trường tiền điện tử đa dạng là sản phẩm thành công của Bitcoin và không gian đó đã phát triển nhanh chóng với hơn 9.000 altcoin.
Xuất hiện lần lần đầu vào năm 2011, altcoin thường được định nghĩa là tất cả các loại tiền điện tử khác ngoài Bitcoin. Tuy nhiên, một số người coi các altcoin là tất cả các loại tiền điện tử khác ngoài Bitcoin và Ethereum vì hầu hết các loại tiền điện tử đều được phân tách từ một trong hai loại tiền này. Một số altcoin sử dụng các cơ chế đồng thuận khác nhau để xác thực các giao dịch và mở các khối mới. Đồng thời, những altcoin cố gắng tạo sự khác biệt giữa chúng với Bitcoin và Ethereum bằng cách cung cấp, cải tiến hoặc hoặc bổ sung các chức năng mới.
Hãy cùng Exness tìm hiểu thêm về altcoin và điều gì khiến chúng khác với Bitcoin và Ethereum nhé.
Altcoin Là Gì?
Altcoin là từ ghép của “alt” và “coin”. Vì Bitcoin được nhiều người coi là tiền điện tử đầu tiên, nên các đồng tiền điện tử mới được phát triển sau đó được coi là altcoin. Tiền altcoin đầu tiên vào tháng 4 năm 2011, có tên gọi là Namecoin. Thế hệ altcoin này được hình thành dựa trên mã của Bitcoin và chứng minh một điều rằng, thị trường tiền điện tử đủ chỗ cho rất nhiều loại tiền.
Các chuỗi khối ngày nay có thể chạy hàng trăm “altcoin”, thúc đẩy các dự án tiền tệ tương tự với các quy tắc và cơ chế độc đáo. Các loại tiền altcoin khác như Ethereum còn có khả năng cung cấp cho các nhà phát triển bộ công cụ và ngôn ngữ lập trình để xây dựng các ứng dụng phi tập trung vào chuỗi khối.
Ngoài Ethereum, một số altcoin nổi tiếng khác có thể kể đến như: Ripple, Tether, Bitcoin Cash, Bitcoin SV và Litecoin.
Nhìn chung, giá trị của altcoin trong tương lai là không thể dự đoán, nhưng nếu chuỗi khối mà chúng được thiết kế để tiếp tục được sử dụng và phát triển, thì altcoin sẽ tiếp tục tồn tại.
Các Loại Altcoin Hiện Có Trên Thị Trường
Tính đến hôm nay, có hơn 5.000 loại altcoin đã được tạo ra trên thế giới và được chia thành nhiều loại khác nhau. Sau đây là mô tả ngắn gọn về một số loại altcoin chính và mục đích sử dụng của chúng.
Mining-based
Đây là loại altcoin được tạo ra thông qua quy trình đào để xác minh các giao dịch và bổ sung nhiều tiền hơn vào nguồn cung. Giống như Bitcoin, những người thợ đào cần sử dụng các thiết bị chuyên dụng để giải các phương trình toán học. Thông thường, người đầu tiên giải được bài toán sẽ xác minh thành công một khối giao dịch và nhận được phần thưởng bằng tiền điện tử. Tuy nhiên, nhược điểm của việc đào tiền điện tử là nó đòi hỏi năng lượng đáng kể.
Một ví dụ về loại altcoin này là Litecoin.
Stablecoin
Stablecoin là loại tiền điện tử được thiết kế để tuân theo giá của một tài sản khác. Hầu hết các stablecoin lớn nhất đều được chốt bằng đồng đô la Mỹ và cố gắng bắt chước giá trị của nó. Nếu giá biến động, nhà phát hành statblecoin sẽ thực hiện các bước để điều chỉnh. Bởi vì stablecoin được tạo ra để nhằm mục đích duy trì cùng một giá trị nên chúng thường không được chọn làm khoản đầu tư vào tiền điện tử. Thay vào đó, mọi người sử dụng stablecoin để tiết kiệm hoặc gửi tiền. Bạn cũng có thể cho vay stablecoin hoặc thực hiện một số giao thức tiết kiệm nhất định.
Security Token
Security token là một dạng tiền điện tử, đại diện cho các phần tài sản có giá trị thực. Nó có thể đại diện cho cổ phần trong một công ty, tiền lãi trong một quỹ, một ngôi nhà, một bộ sưu tập nghệ thuật, một trang trại, hoặc bất kỳ tài sản nào mà một người có thể sở hữu. Về bản chất, chủ sở hữu security token có cổ phần trong một tài sản. Chủ sở hữu sẽ nhận được một phần từ lợi nhuận của tài sản đó; chẳng hạn như sở hữu cổ phiếu từ công ty. Security token hoạt động trên các chuỗi khối hiện có như Ethereum và không có chuỗi khối gốc, không giống như tiền điện tử truyền thống.
Một loại security token nổi tiếng trên thị trường là Blockchain Capital (BCap).
Utility Token
Không giống như một số loại tiền điện tử khác, utility token thường được đào sớm và tạo ra bởi các nhà phát triển mạng tiền điện tử. Các nhà phát triển đã thiết kế utility token để phục vụ cho một mục đích cụ thể trong hệ sinh thái tiền điện tử và thường phân phối cho các nhà đầu tư trong giai đoạn cung cấp tiền xu ban đầu (ICO) như một cách tạo ra sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ.
Mặc dù các nhà đầu tư có thể mua và sử dụng các utility token này như một hình thức thanh toán trên mạng để quy đổi hoặc có quyền truy cập vào một dịch vụ cụ thể, nhưng các utility token lại không đi kèm với giá trị tiền tệ thực tế. Nói cách khác, chúng không nhằm mục đích đầu tư, nhưng giá trị của utility token có thể tăng lên cùng với nhu cầu.
Altcoin Season Là Gì Và Xảy Ra Khi Nào?
Altcoin season (mùa altcoin) là thuật ngữ dùng để chỉ khoảng thời gian mà altcoin “được mùa” hơn Bitcoin. Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên vào giai đoạn 2016 – 2017, khi giá các loại altcoin tăng trưởng nhanh chóng với tốc độ chưa từng thấy.
Mặc dù sự thống trị của Bitcoin trên thị trường tiền điện tử đã từng gần như 100%, nhưng sự hiện diện và mức độ phổ biến ngày càng tăng của các altcoin đã khiến Bitcoin không còn giữ thế độc tôn nữa. Khi nhiều altcoin đạt được vốn hóa thị trường đáng kể, vượt qua vốn hóa thị trường của Bitcoin, nó có thể báo hiệu một mùa altcoin sắp bắt đầu.
Tuy vậy, bạn không thể xác định mùa altcoin bằng cách xem xét riêng giá của altcoin hoặc Bitcoin. Các nhà giao dịch và đầu tư có thể sử dụng một số chỉ báo để biết được khi nào mùa altcoin sắp diễn ra. Trong mùa altcoin, các altcoin có xu hướng hoạt động tốt hơn Bitcoin, khiến Bitcoin mất đi vị thế thống trị trên thị trường tiền điện tử. Do đó, các nhà giao dịch và đầu tư dày dạn kinh nghiệm với danh mục đầu tư đa dạng sẽ lưu ý đến các mùa altcoin để điều chỉnh danh mục đầu tư của họ cho phù hợp.
Top 10 Đồng Altcoin Tiềm Năng Nhất Hiện Nay
Mặc dù không có altcoin nào có thể “soán ngôi” Bitcoin về giá trị, nhưng nhiều dự án altcoin ra đời đã chứng tỏ mình xứng đáng với cộng đồng các nhà đầu tư và nhà phát triển toàn cầu:
1. Ethereum (ETH)
Ethereum không chỉ là một loại tiền điện tử khác mà còn là một hệ sinh thái đầy sáng tạo. Ether là loại tiền cung cấp năng lượng cho hệ sinh thái Ethereum với vốn hóa thị trường chỉ đứng sau Bitcoin. Trong số 1 nghìn tỷ đô la đại diện cho tổng vốn hóa thị trường của hơn 20.000 tài sản tiền điện tử hiện có, hơn 19% được giữ trong Ethereum, loại tiền thay thế lớn nhất trên thị trường.
Bạn có thể mất nhiều chi phí hơn để thực hiện các giao dịch Ethereum. Tuy nhiên, với hàng nghìn ứng dụng và các loại altcoin khác được cung cấp bởi chuỗi khối của nó, Ethereum vẫn tồn tại. Một số nhà phân tích tiền điện tử thậm chí còn tin rằng vào năm 2030, Ethereum sẽ soán ngôi Bitcoin và chiếm lấy vị trí là loại tiền điện tử số một trên thế giới nhờ vào hệ sinh thái tiên tiến của nó.
2. Binance Coin (BNB)
Trong nhiều năm nay, Binance Coin đã duy trì vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp tiền điện tử nhờ vốn hóa thị trường ấn tượng của nó. Binance Coin là một utility token có thể được sử dụng để thanh toán phí giao dịch và nhận các giao dịch chiết khấu trên sàn giao dịch Binance. Bạn còn có thể sử dụng Binance Coin bên ngoài sàn giao dịch tiền điện tử Binance để xử lý thanh toán, chẳng hạn như đặt chỗ du lịch.
Mặc dù loại tiền altcoin này đã bị đình trệ trong vài tháng qua, nguyên nhân là do sự phát triển của Binance Smart Chain, nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn coi nó là một trong 10 loại tiền altcoin hàng đầu để đầu tư.
3. Ripple (XRP)
Khi XRP được ra mắt vào năm 2012, một tỷ lệ lớn các chuyên gia và nhà phân tích tiền điện tử tin rằng đó là mối đe dọa lớn nhất của Bitcoin trên thị trường. Trong một khoảng thời gian ngắn, XRP đã thu hút sự chú ý của các tổ chức tài chính trên toàn thế giới nhờ tiềm năng thay thế SWIFT và thay đổi cách thức hoạt động của các khoản thanh toán xuyên biên giới.
XRP có thể được sử dụng để tạo điều kiện trao đổi các loại tiền tệ khác nhau với công ty xử lý thanh toán và công nghệ kỹ thuật số Ripple Labs. Mặc dù altcoin này có phí giao dịch cực thấp, nhưng Ripple Labs và những người sáng lập của nó đã nhận được một vụ kiện từ SEC tại Tòa án Tư pháp Liên bang Hoa Kỳ khiến giá XRP giảm mạnh chỉ trong vài ngày.
Tuy nhiên, rất nhiều nhà giao dịch chuyên nghiệp tin rằng tương lai của Ripple có thể rất tươi sáng và giá mỗi XRP token sẽ tăng ít nhất 5000% vào cuối năm 2023.
4. Dogecoin (DOGE)
Từ một trò đùa trên mạng xã hội vào năm 2013, Dogecoin lại nhận được ủng hộ đông đảo và trở thành một trong những đồng tiền altcoin nổi bật nhất thế giới trong nhiều năm qua.
Đặc biệt, sau khi Elon Musk mua lại Twitter trong năm 2022, Dogecoin đã tăng vọt và đẩy một số loại tiền điện tử khác lên mức cao mới. Mặc dù Dogecoin cùng với các loại tiền điện tử khác cũng đang phải đối mặt với sự biến động, nhưng những tin đồn gần đây về việc nó được đưa vào Twitter đang giúp tiền điện tử tăng giá đáng kể.
Tuy đã có một số lượng người ủng hộ đáng kể nhưng Dogecoin vẫn bị đánh giá là có nhiều rủi ro hơn Bitcoin.
5. Cardano (ADA)
Cardano là một loại tiền điện tử hoạt động dựa trên chuỗi khối bằng chứng cổ phần (PoS) được thành lập vào năm 2017. Chuỗi khối Cardano được tạo ra cho ứng dụng phi tập trung (dApp) và nó hy vọng sẽ giải quyết các vấn đề như khả năng mở rộng, khả năng tương tác và tính bền vững.
Hợp đồng thông minh (smart contract) cũng được điều chỉnh trong thiết kế của Cardano để đảm bảo nền tảng blockchain có thể chạy độc lập mà không cần bất kỳ sự giám sát chuyên nghiệp hoặc bên thứ ba nào.
Cho đến thời điểm hiện tại, Cardano có mức tăng trưởng khiêm tốn so với các altcoin khác. Cũng giống như XRP, tốc độ tăng trưởng của Cardano là ngoại lệ vào năm 2022 và các chuyên gia tin rằng nếu thị trường thoát khỏi giai đoạn đầy biến động này, loại tiền điện tử này chắc chắn sẽ vượt trội về biến động giá.
6. Polygon (MATIC)
Polygon là một nền tảng mở rộng quy mô dựa trên Ethereum cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng phi tập trung (dApp) với phí giao dịch thấp. Nó cho phép mọi người xử lý các giao dịch trên mạng Ethereum, làm tăng hiệu quả và tiết kiệm hàng tấn phí gas (phí giao dịch). Nói cách khác, phí gas trên Polygon thường thấp hơn so với trên Ethereum.
7. Polkadot (DOT)
Polkadot là một loại tiền điện tử Web3 sẽ phát triển khi Web3 đạt được sức hút trong các ngành công nghiệp toàn cầu. Polkadot về cơ bản là một giao thức đa chuỗi phân mảnh mã nguồn mở, kết nối và bảo mật một mạng lưới các chuỗi khối chuyên dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao chuỗi chéo của bất kỳ loại dữ liệu hoặc tài sản nào, không chỉ token, do đó cho phép các chuỗi khối có thể tương tác với nhau.
Loại tiền altcoin này có bảo mật được chia sẻ tốt hơn và là công ty dẫn đầu trong hoạt động của nhà phát triển cũng như nhiều dự án. Tuy nhiên, tiến độ của dự án rất chậm và nó thiếu các ứng dụng ngôi sao để giúp thúc đẩy hệ sinh thái của nó.
8. Shiba Inu (SHIB)
Shiba Inu là một đồng tiền meme khác đang tăng vọt nhờ sự thúc đẩy của Dogecoin. Shiba Inu được biết đến là một trong những loại tiền điện tử phổ biến nhất trên mạng xã hội. Trong vài năm qua, cộng đồng Shiba Inu đã không ngừng phát triển và các chuyên gia tin rằng nó sẽ tiếp tục như vậy trong tương lai gần, cuối cùng sẽ tăng vọt gấp 100 lần trong thời gian tới.
Bởi vì Shiba Inu là token ERC-20 dựa trên Ethereum, nên nó được tạo và lưu trữ trên chuỗi khối Ethereum, thay vì chuỗi khối của chính nó. Các nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận nhưng cũng có nguy cơ mất tất cả với loại tiền điện tử có tính biến động cao này.
9. TRON (TRX)
TRON (TRX) là một hệ điều hành dựa trên chuỗi khối phi tập trung được phát triển bởi TRON Foundation và ra mắt vào năm 2017, nhưng sau quãng thời gian ICO và nhận được nhiều thành công lớn, TRON đã được chuyển giao thức sang chuỗi khối của riêng nó vào năm 2018.
TRX là một trong những loại tiền điện tử rẻ nhất trên thị trường (dưới $1 cho 1 đồng TRON). Đặc biệt, lúc công ty TRON mua lại Bit Torrent, người dùng có thể kiếm tiền bằng cách chia sẻ file, khiến cho TRX có một chỗ đứng quan trọng trong thị trường tiền điện tử.
10. Solana (SOL)
Được phát triển để hỗ trợ các ứng dụng (dApp) và tài chính phi tập trung (DeFi) cũng như các hợp đồng thông minh (smart contract), Solana chạy trên một cơ chế bằng chứng cổ phần (PoS) và bằng chứng lịch sử (PoH) kết hợp độc đáo để xử lý các giao dịch nhanh chóng và an toàn.
SOL là tiền điện tử gốc của chuỗi khối Solana, một nền tảng có thời gian giao dịch nhanh và chi phí thấp.
Có Nên Đầu Tư Vào Altcoin Không?
Các chuyên gia cảnh báo rằng Bitcoin có tính đầu cơ cao và các altcoin thậm chí còn hơn thế. Ethereum, loại tiền altcoin được biết đến rộng rãi nhất, đã tăng trưởng đáng kể kể từ khi ra mắt vào năm 2015, nhờ khả năng hợp đồng thông minh (smart contract) và sự phổ biến của nghệ thuật khan hiếm kỹ thuật số được gọi là token không thể thay thế (NFT).
Nhưng đừng để sự phổ biến của các altcoin dẫn bạn đến hội chứng sợ bỏ lỡ (FOMO), và cũng đừng xem tiền điện tử như một cách kiếm tiền nhanh chóng. Thay vào đó, hãy coi đó là cơ hội để tìm hiểu về một loại tài sản mới mà không cần đặt cược mọi thứ. Trước khi bạn thực sự đầu tư vào các altcoin nhỏ hơn như Tether, Cardano và các loại tiền khác, hãy bắt đầu bằng cách tìm hiểu về cách chúng hoạt động.
Nhiều chuyên gia cho rằng tiền điện tử sẽ tồn tại khi công nghệ chuỗi khối tiếp tục nắm giữ tiềm năng trong nhiều ngành khác nhau. Vì vậy, trong khi một số nhà đầu tư chấp nhận đầu cơ với mức độ rủi ro cao để cố gắng điều chỉnh thị trường altcoin và tham gia vào khi giá thấp, các chuyên gia khuyên các nhà đầu tư nên nắm giữ tỷ lệ tiền điện tử ở mức dưới 5% trong danh mục đầu tư và gắn bó với hai đồng tiền được thiết lập tốt nhất — Bitcoin và Ethereum. Và đó chỉ là khi bạn đã xây dựng một quỹ khẩn cấp và biết rằng các khoản đầu tư vào tiền điện tử sẽ không cản trở các mục tiêu dài hạn như trả nợ lãi suất cao và đầu tư vào các quỹ chỉ số chi phí thấp.
Đừng thay đổi toàn bộ cách tiếp cận của bạn chỉ sau một đêm. Đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro, thời gian và các mục tiêu tài chính của bạn. Nếu bạn quan tâm đến tiền điện tử nhưng chưa sẵn sàng mua và nắm giữ trực tiếp, thì có một số cách để đầu tư vào tiền điện tử thông qua các phương tiện thụ động mà không thực sự mua bất kỳ đồng tiền nào.
Chiến Lược Đầu Tư Altcoin
Khi nói về đầu tư altcoin, có một số chiến lược có thể rất khác so với khi đầu tư vào Bitcoin. Sau đây là những chiến lược đầu tư Altcoin bạn có thể tham khảo khi giao dịch Altcoin.
Chiến lược đầu tư Altcoin 1
Đầu tư vào một altcoin khi nó vẫn đang trong giai đoạn ICO. Điều này sẽ đảm bảo altcoin sẽ có giá thấp nhất có thể. Mặc dù đầu tư vào các giai đoạn ICO thường không mang đến nhiều lợi nhuận to lớn, nhưng nếu bạn lần đầu bước vào thế giới của altcoin thì đây chính là khởi đầu tốt nhất.
Về cơ bản, altcoin chỉ có một con đường duy nhất, đó là tăng giá sau ICO nhưng chúng cũng có thể sụt giảm rất nhanh và thậm chí là giảm xuống bằng không. Tuy nhiên, khi altcoin được tung ra thị trường, nó có thể tăng đột biến và đó là dấu hiệu để bạn bán. Nếu không có đột biến ngay lập tức, hãy đặt lệnh bán ở một mức giá phù hợp.
Chiến lược này sẽ hoạt động tốt nếu bạn biết phòng ngừa rủi ro bằng cách đặt cược và mua vào một vài ICO. Lưu ý, không đặt tất cả tiền của bạn vào một giỏ/ICO.
Chiến lược đầu tư Altcoin 2
Bạn cũng có thể chờ một đồng altcoin tung ra thị trường để tránh hội chứng rối loạn ICOmania. Hãy tìm một altcoin lần đầu chạm đáy trên thị trường và nhắm vào mục tiêu mua nó; điều này thậm chí có thể dẫn đến việc giá mua rẻ hơn giá bán ICO.
Lý do khiến rất nhiều trong số những đồng altcoin này giảm giá khi chúng đang được giao dịch là do những người mua bán trước và những người nhận được tiền miễn phí để giúp tiếp thị ICO đã bán phá giá trên thị trường. Mặc dù vậy, lưu ý một điều là việc bán phá giá này có thể làm lệch giá trị vốn hóa thị trường của công ty.
Chiến lược đầu tư Altcoin 3
Chiến lược này khuyến khích bạn giữ altcoin lâu hơn một chút khi chúng mới trải qua giai đoạn tăng và giảm đầu tiên. Bạn có thể phân tích các biểu đồ và xem biểu đồ bắt đầu di chuyển như thế nào so với các chỉ báo biểu đồ như MACD, tín hiệu giao dịch và biểu đồ kỹ thuật cơ bản.
Đây là một chiến lược phức tạp và chuyên sâu hơn nhưng cũng ít rủi ro hơn rất nhiều.
Hãy theo dõi các sơ đồ hình nến, cũng như khối lượng, để đoán xem nó đang tăng hay giảm. Bạn cũng có thể liên tục so sánh giá trị vốn hóa thị trường với các altcoin tương tự khác để biết liệu nó có bị định giá quá cao hoặc quá thấp hay không.
Phương pháp này giống một chiến lược cảm nhận thông minh hơn; bạn đang đánh giá các điều kiện của một tài sản và xác định hướng của nó. Nó cũng đi đôi với câu nói: “Mua tin đồn, bán tin tức”.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu hơn về altcoin. Altcoin đã đi một chặng đường dài kể từ năm 2011 và tiếp tục chứng tỏ vị thế của mình, không chỉ là một “sự thay thế cho Bitcoin”. Không gian tiền điện tử là một điểm thu hút sự quan tâm nhanh chóng và ngày càng phổ biến của các nhà đầu tư. Nhờ sự đổi mới và tích hợp tiền điện tử vào hoạt động kinh doanh chính thống, mọi người có thể mua altcoin một cách an toàn và hợp pháp trên điện thoại hoặc máy tính của họ.
Dễ dàng tiếp cận thị trường tiền điện tử không có nghĩa là không có rủi ro. Trước khi đầu tư vào một altcoin, hãy tự hỏi: Bạn đã nghiên cứu và thực hiện đầy đủ thẩm định chưa? Bạn có thể giải thích dự án cho gia đình hoặc bạn bè của mình tại bàn ăn không? Cho dù bạn muốn giao dịch altcoin toàn thời gian hay chỉ “hodl” Bitcoin của mình, đó là lựa chọn là của bạn.
Bên cạnh đó, lắng nghe các chuyên gia, đánh giá rủi ro và đánh giá các mục tiêu tài chính của bạn là chìa khóa để đầu tư có trách nhiệm.
Đừng quên, tại Exness, bạn có thể giao dịch 24/7 đối với các loại altcoin kể trên mà không tính phí qua đêm, cùng nhiều điều kiện giao dịch tuyệt vời khác.
Chỉ mất vài phút để mở tài khoản thử nghiệm Exness và làm theo hướng dẫn để khám phá các nền tảng giao dịch không rủi ro. Hãy là một nhà đầu tư thông thái và hy vọng bạn sẽ có những trải nghiệm đầu tư altcoin tuyệt vời với Exness nhé!
Đây không phải là lời khuyên đầu tư. Hiệu suất trong quá khứ không phải dấu hiệu cho các kết quả trong tương lai. Vốn của bạn có thể gặp rủi ro, hãy giao dịch thận trọng.