Lễ An táng và Mai táng là gì?

An táng là gì

Nghi lễ an táng là gì?

Tang lễ hay đám tang (tùy cách gọi của từng vùng) là một nghi thức tổ chức tang lễ cho người đã mất về nơi an nghỉ cuối cùng. Với sự ảnh hưởng của nho giáo từ thời phong kiến nên phong tục tổ chức tang lễ có phần giống tương tự với một số nước có nền Nho giáo mạnh mẽ như Trung Quốc, Hàn Quốc,..

Thứ tự thực hiện lễ An táng

Phong tục thực hiện tang lễ (đám tang) của một tôn giáo cũng có sự thay đổi đôi chút do sự khác nhau về văn hóa vùng miền. Nhưng đa phần sẽ vẫn phải đầy đủ các bước cơ bản sau:

  • Lễ khâm liệm và nhập quan

Lễ khâm liệm là nghi thức nhập quan. Sử dụng vải trắng để quấn cho người đã mất. Có thể liên tưởng tới quá trình trước khi ướp xác của các vị vua chúa xưa kia. Sau khi thực hiện việc khâm liệm tiếp đến tiến hành đặt người đã mất vào quan tài được gọi là lễ nhập quan. Sau khi nhập quan sau sẽ là việc phát tang cho người người thân, con cháu trong gia đình.

  • Lễ viếng

Lễ viếng được thực hiện ngay sau đó. Đây là thời gian dành cho người thân quen, hàng xóm, bạn bè và đồng nghiệp của người đã mất đến phúng viếng. Thời gian phúng viếng ngắn hay dài sẽ tùy thuộc vào gia đình đã xem ngày giờ đẹp, hoàng đạo để làm lễ di quan và an táng.

  • Lễ di quan

Lễ di quan là việc di chuyển quan tài từ nơi tổ chức tang lễ đến nơi chôn cất.

Lễ di quan để chuẩn tiế n hành lễ an táng cho người đã khuất

  • Lễ an táng (chôn cất)

Trong lễ an táng sẽ phải thực hiện đầy đủ 3 quá trình sau: cất đám, hạ huyệt và rước vong về thờ. Cất đám là việc thầy cúng sẽ đọc văn tế trước khi hạ huyệt quan tài. Ảnh, bát hương sẽ được gia đình mang về đặt lên bàn thờ. Để hiểu được lễ an táng là gì khá đơn giản. Nhưng để nắm được nhiều thủ tục trong đó thì cần phải có sự trợ giúp của thầy cúng hoặc đơn vị tổ chức tang lễ chuyên nghiệp. Bởi trong lúc tang gia bối rối gia đình sẽ rất lúng túng.

  • Một số nghi lễ khác sau khi chốt cất

Một số nghi lễ khác sau khi chôn cất sẽ khác nhau tùy phong tục của từng vùng, cũng như việc gia đình theo tôn giáo nào. Ví dụ như đạo phật, thì gia đình sẽ thường cúng tuần tính từ lúc ngày người đã khuất cho đủ 7 ngày. Sau đó là 49 ngày, 100 ngày. Sau khi chốt cất được từ 3 năm trở lên có thể thực hiện cải táng mộ (hay còn gọi là bốc mộ)

  • Nghi lễ an táng theo đạo phật

Lễ an táng là gì đối với người thân trong gia đình có người mất. Là thể hiện sự kính trọng tôn nghiêm nhất đối với người đã khuất. Hơn nữa nó còn thể hiện văn hóa, truyền thống của con người Việt Nam từ thời xa xưa tới nay. Trong nghi lễ an táng đầy đủ của những người theo đạo phật sẽ thường được thực hiện trong 3 quá trình sau: cất đám, hạ huyệt và rước vong về cúng

Cất đám:

Là bước thực hiện nghi thức trừ tà ma, ác quỷ quấy rối linh hồn người đã khuất trước khi di quan. Kèm theo đó thầy cúng sẽ đọc văn tế trước khi đậy kín linh cữu lại. Đạo phật chú trọng nhiều chi tiết nhỏ, sắp xếp đúng trình tự để thực hiện di quan. Phật đình sẽ đi trước tiên tiếp đó, long kiệu, cờ, linh sa, cờ tang, kèn trống, xe tang (nếu không đi xem phải theo thứ tự bát hương, di ảnh, linh cữu), cuối cùng là con cháu, bạn bè và hàng xóm thân thiết. Ngoài ra, nếu là con trai trưởng của người mất thì phải đi song song linh cữu, chống gậy vông đi giật lùi nếu là con trai để tang mẹ.

Hạ huyệt:

Việc này sẽ được làm theo hướng dẫn của thầy cúng. Thông thường nếu có con trai trưởng sẽ là người lấp hòn đất đầu tiên. Sau đó sẽ đến các anh chị em, con cháu sẽ nắm một phần đất nhỏ và huyệt mộ. Việc này thể hiện ý nghĩa tiễn biệt và đắp mộ cho cha mẹ từ con cái. Thầy cúng sẽ thực hiện nốt việc cúng khấn còn lại.

Rước vong về thờ:

Sau khi đã hạ huyệt xong, con cháu sẽ mang ảnh, bát hương, mâm hoa quả thờ trên linh xa về đặt lên bàn thờ. Linh sa thông thường sẽ là một cành liễu.

  • Nghi lễ an táng theo công giáo

Đối với những người theo công giáo. Hình thức tổ chức đám táng cho người đã khuất ít thủ tục hơn so với đạo phật.

Lễ an táng cho người đã khuất của đạo công giáo được chuẩn bị từ phần di quan. Được chia làm 2 phần, phần đầu sẽ được thực hiện bởi bà con trong họ. Đọc kinh cầu nguyện trước khi quan tài được đưa vào nhà thờ để cha xứ làm lễ. Tiếp đến là lễ bái quan và di quan. Người cầm bát hương sẽ đi trước, tiếp theo sẽ là di ảnh, quan tài, tiếp đến người thân trong gia đình.

Khi di quan ra khỏi nhà, sẽ thực hiện quay quan tài hướng đầu vào nhà để chào từ biệt. Tiếp đến cha xứ sẽ làm nghi thức hạ huyệt (bao gồm làm phép huyệt và hạ huyệt), cầu nguyện cho người những người tham dự tang lễ.

Tổng kết

Trong bài viết này, tang lễ Martino hy vọng đã giúp gia đình hiểu rõ hơn về nghi lễ an táng là gì? Người đã khuất là một sự mất mát vô cùng to lớn đối với gia đình. Nên việc thiếu sót trong quá trình chuẩn bị là điều không thể tránh khỏi.

Vậy hãy để Tang lễ Martino chia sẻ một phần trách nhiệm trong lúc tang gia bối rối. Với sự chuyên nghiệp và hơn 30 năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ tổ chức tang lễ cho các gia đình (bất kỳ gia đình theo đạo giáo nào). Chúng tôi sẽ đưa ra những gói sản phẩm đa dạng phù hợp với nhu cầu thực tế từng gia đình.

=> Tham khảo ngay: Dịch vụ mai táng trọn gói