Bệnh thiếu máu là cái tên được nhiều người biết đến nhưng trong số đó không phải ai cũng biết Anemia là gì. Anemia chính là thiếu máu, nó không chỉ làm suy giảm chất lượng cuộc sống mà còn dễ khiến người bệnh phải đối mặt với những hệ lụy nghiêm trọng, thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này.
16/02/2022 | Nguyên nhân gây ra thiếu máu là gì và dấu hiệu nhận biết13/02/2022 | Triệu chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận và cách khắc phục hiệu quả12/01/2022 | Chuyên gia hướng dẫn cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thiếu máu
1. Nguyên nhân gây nên bệnh Anemia
1.1. Anemia là gì?
Bệnh nhân bị Anemia thường có dấu hiệu vàng da, niêm mạc
Thiếu máu là thuật ngữ không còn xa lạ gì với đại đa số chúng ta nhưng khi nói đến Anemia thì nhiều người lại không biết Anemia. Thực chất Anemia chính là tên gọi khác của bệnh thiếu máu. Nó được định nghĩa là tình trạng suy giảm số lượng tế bào hồng cầu hay nồng độ huyết sắc tố ở bên trong cơ thể khiến cho khả năng vận chuyển oxy đi nuôi các cơ quan bị hạn chế đi rất nhiều.
Bệnh Anemia có những biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh ở từng bệnh nhân:
– Thiếu máu cấp
Đây là tình trạng thiếu máu xảy ra tức thì do mất một lượng máu đáng kể diễn ra đột ngột. Người bệnh thường có các biểu hiện như: tụt huyết áp, mạch nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, đau ngực, khó thở, chóng mặt, hoa mắt,… Tuy chỉ là cấp tính nhưng cần phải được cấp cứu ngay để tránh nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
– Thiếu máu mạn
Thiếu máu mạn tính diễn ra âm ỉ. Triệu chứng của bệnh thường ít nổi bật vì cơ thể đã có sự thích nghi. Người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng kém vận động, uể oải, xanh xao, trí nhớ kém, tóc bị gãy rụng, móng dễ bị gãy,…
Với những trường hợp thiếu máu do nguyên nhân bệnh lý, người bệnh sẽ có biểu hiện vàng da, xuất huyết, tay chân tê bì, nổi hạch,…
1.2. Nguyên nhân gây ra bệnh Anemia
Không phải ai cũng biết nguyên nhân gây ra Anemia là gì vì có nhiều yếu tố tiềm ẩn dễ dàng làm phát sinh bệnh, điển hình như:
Thiếu sắt trong chế độ ăn hàng ngày là một trong những nguyên nhân gây ra Anemia
– Thiếu axit folic, sắt, vitamin B12.
– Thiếu máu tán huyết: do bị vỡ hồng cầu xuất phát từ:
+ Thiếu hụt men G6PD.
+ Thiếu máu tán huyết tự miễn: hồng cầu bị phá hủy vì cơ thể tự sản xuất ra kháng thể.
+ Thiếu máu tán huyết xuất phát từ ký sinh trùng sốt rét.
– Bệnh hồng cầu hình liềm: hồng cầu bị biến dạng và xuất hiện các Hb bất thường nên hồng cầu chuyển sang hình lưỡi liềm và rất dễ vỡ.
– Vấn đề ở tủy xương như:
+ Bệnh lý tại tủy xương hoặc ung thư di căn từ nơi khác đến tủy xương khiến cho tủy xương không có khả năng sản xuất đủ hồng cầu như bình thường.
+ Tủy xương bị suy nên không thể sản xuất hồng cầu ở những trường hợp điều trị hóa trị.
+ Bị suy thận nên thiếu hormone cần thiết để kích thích quá trình tạo hồng cầu của tủy xương.
Những trường hợp sau sẽ có nguy cơ bị bệnh Anemia tương đối cao:
– Thiếu một số loại vitamin trong chế độ ăn hàng ngày như: vitamin B12, sắt, folate,…
– Bị rối loạn đường ruột khiến cho sự hấp thu các chất dinh dưỡng trong ruột non bị ảnh hưởng.
– Phụ nữ chưa mãn kinh dễ bị thiếu máu do thiếu sắt vì sự xuất hiện của kỳ kinh khiến cho các hồng cầu dễ bị mất mát.
– Thai phụ có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt vì sắt được dự trữ trong cơ thể cần phải phục vụ cho khối lượng máu ngày càng tăng lên và trở thành nguồn hemoglobin cho sự phát triển của thai nhi.
– Một số bệnh lý mãn tính như suy thận, suy gan, ung thư,… làm tăng nguy cơ bị Anemia mạn vì sự thiếu hụt của hồng cầu. Theo thời gian, nó khiến cho nguồn sắt dự trữ trong cơ thể bị cạn kiệt và gây ra thiếu máu do thiếu sắt.
– Yếu tố di truyền xảy ra ở những gia đình có người thân bị tiền sử thiếu máu.
2. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh Anemia
2.1. Chẩn đoán bệnh Anemia
Tuy là bệnh khá phổ biến nhưng nhiều người vẫn không biết phương pháp chẩn đoán Anemia là gì. Để chẩn đoán bệnh lý này, ngoài việc hỏi bệnh sử của bệnh nhân và khám thực thể, bác sĩ còn chỉ định thực hiện xét nghiệm tổng phân tích máu.
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu giúp tìm ra nguyên nhân bị Anemia là gì
Một số trường hợp cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu sinh thiết tủy xương. Trường hợp cần đưa ra phương pháp điều trị, nếu cần thiết, người bệnh cũng sẽ cần thực hiện xét nghiệm nồng độ vitamin B12, sắt, axit folic ở trong máu.
2.2. Phương pháp điều trị bệnh Anemia
Hiện nay, một số phương pháp phổ biến thường được dùng để điều trị bệnh Anemia đó là:
– Truyền máu.
– Kê đơn thuốc ức chế hệ miễn dịch hoặc thuốc Corticosteroid.
– Dùng thuốc Erythropoietin để kích thích tủy xương tăng tế bào máu.
– Bổ sung sắt, các loại vitamin và khoáng chất thông qua chế độ ăn.
– Dùng thuốc điều trị thiếu máu.
3. Một số biện pháp giúp phòng ngừa Anemia
Không phải trường hợp nào bị bệnh Anemia cũng có thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, để tránh thiếu máu do thiếu vitamin và sắt thì có thể chủ động phòng ngừa bằng việc thay đổi chế độ ăn, đó là:
– Chú ý bổ sung sắt thông qua nguồn thịt đỏ, nhất là thịt bò. Ngoài ra, một số loại rau màu xanh sẫm, đậu lăng, bơ đậu phộng, hoa quả sấy,… cũng rất giàu chất sắt.
– Tăng cường axit folic bằng cách chú ý ăn chuối, rau màu xanh đậm, cam, mì ống, ngũ cốc,…
– Các loại vitamin C, vitamin B12 có nhiều trong cam, thịt trắng,… cũng cần thêm vào khẩu phần ăn để giúp tăng khả năng hấp thu sắt.
Nhìn chung, Anemia được xem là hệ quả của một hoặc nhiều nguyên nhân kết hợp. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ cho bệnh nhân biết phương pháp điều trị Anemia là gì vì nguyên tắc điều trị bệnh là cần căn cứ trên căn nguyên gây ra nó.
Muốn phát hiện bệnh Anemia, quý khách hàng có thể liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được hướng dẫn xét nghiệm phù hợp. Bệnh viện sở hữu trung tâm xét nghiệm với hệ thống thiết bị y khoa tiên tiến bậc nhất, đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP dành cho trung tâm xét nghiệm đạt tiêu chuẩn xuất sắc trên thế giới. Vì thế, khách hàng có thể yên tâm rằng mọi xét nghiệm tại đây đều sẽ được thực hiện với một quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo cho kết quả chính xác.