Đánh giá, thủ thuật và tin tức hot:
- Surface Book, Surface Pro, Surface Laptop nên mua máy nào?
- Hướng dẫn hạ cấp phiên bản macOS High Sierra Beta về macOS Sierra
- Đổi hoặc tải font chữ cho Samsung Galaxy S8 theo sở thích của bạn
Nếu là iFan chắc hẳn bạn đã ít nhiều nghe nhắc đến chất liệu bảo vệ màn hình Oleophobic, hôm nay mời bạn tìm hiểu về công nghệ màn hình này.
Oleophobic là gì?
Thuật ngữ Oleophobic dùng để chỉ vật liệu mỏng được phủ lên bề mặt các thiết bị thông minh như Smartphone, máy tính bảng, Smartwatch… Lớp mỏng này được Apple phủ lên bề mặt màn hình iPhone, Corning phủ lên bề mặt kính cường lực Gorilla Glass và nhiều hãng cũng ứng dụng công nghệ này lên màn hình các thiết bị. Bề mặt này có tác dụng hạn chế bám bẩn, mồ hôi dấu vân tay và tăng tính cường lực. Lâu dần thuật ngữ này được sử dụng phổ biến và gọi là màn hình Oleophobic. Apple đã đi tiên phong trong việc áp dụng công nghệ này vào iPhone, thiết bị đầu tiên là iPhone 3GS vào năm 2009. Cùng tìm hiểu các đặc điểm tiếp theo của màn hình Oleophobic sau đây.
Những thiết bị nào được tích hợp màn hình Oleophobic?
Đa số thiết bị của các hãng sản xuất điện thoại lớn hiện nay đều được phủ lên trên bề mặt một lớp Oleophobic như Corning, iPhone, Samsung…. Trên thực tế, do sự phổ biến của màn hình Oleophobic nên bạn không thể tìm thấy các thông số kỹ thuật của được ghi cụ thể dưới hộp sản phẩm khi mua smartphone. Tuổi thọ tối đa của lớp mỏng bảo vệ trên màn hình Oleophobic rơi vào khoảng 2 năm tùy theo quá trình bảo quản khi sử dụng của người dùng. Đa số mọi người khi mua điện thoại đều kèm một miếng dán cường lực, miếng này có chức năng bảo vệ màn hình và đồng thời bảo vệ luôn cả lớp Oleophobic.
Cách bảo vệ lớp phủ màn hình Oleophobic
Thiếp theo chúng ta cùng nghiên cứu cách bảo vệ lớp Oleophobic trên màn hình iPhone. Tất nhiên trong quá trình sử dụng, lớp bảo vệ này có thể bị mài mòn theo thời gian do quá trình tương tác vật lý hoặc hóa học tác động. Để bảo vệ màn hình Oleophobic bạn tuyệt đối không được sử dụng các hóa chất có tính tẩy rửa như nước lau kính hay cồn để lau chùi bề mặt. Bởi nó không những lau sạch chất bẩn mà còn tẩy luôn lớp bảo vệ màn hình Oleophobic. Tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng một miếng vải mềm sạch thấm nước lọc để lau nhẹ màn hình.
Một cách khác, có thể sử dụng một miếng dính cường lực dán lên trên bề mặt màn hình, lớp này không những bảo vệ màn hình Oleophobic mà còn giúp tăng tính cường lực. Nhiều trường hợp người sử dụng vô ý va chạm, miếng dán cường lực iPhone bị vỡ nhưng màn hình vẫn bình yên vô sự.
Kiểm tra lớp phủ bảo vệ màn hình Oleophobic như thế nào?
Nếu nghĩ rằng lớp bảo vệ Oleophobic trên điện thoại có thể đã mất, bạn có thể kiểm tra bằng một số cách đơn giản sau đây: Thả một giọt nước lên trên màn hình, nếu hạt nước không bị dính ướt và vẫn giữ hình cầu, lớp bảo vệ màn hình Oleophobic vẫn còn hoạt động tốt. Còn nếu giọt nước dính lên bề mặt màn hình thì khả năng cao lớp bảo vệ này đã mất tác dụng.
Nếu lớp phủ bảo vệ màn hình Oleophobic đã mất tác dụng, bạn nên làm gì?
Nếu lớp bảo vệ này đã mòn, bạn không có nhiều lựa chọn để thay mới lớp phủ này trên màn hình iPhone, ngoại trừ việc thay mới. Bạn có thể khắc phục tính năng giảm ma sát của lớp phủ bảo vệ màn hình Oleophobic bằng cách dán thêm một miếng dán cường lực cao cấp có tích hợp chất liệu này lên bề mặt. Như vậy bạn vừa xem xong bài tìm hiểu về chất liệu bảo vệ màn hình Oleophobic được Apple phủ lên màn hình iPhone. Ý kiến của bạn ra sao? Mời comment chia sẻ bên dưới.
Xem thêm: Facebook kêu gọi mọi người chung sức để giải cứu thế giới
Minh Hieu
Source: idropnews