Thất tình trong cuộc sống hàng ngày khác với Thất tình trong Phật pháp.
Thất tình (Seven Emotions, 七情 ) – 7 thứ tình cảm hay 7 trạng thái tâm lý/cảm xúc của con người bao gồm
Mừng (Hỷ) – Trạng thái vui mừng
Giận (Nộ)
Buồn (Ai)
Ghét (Ố)
Yêu,Thương (Ái)
Vui (Lạc) – trạng thái vui vẻ, nhẹ nhàng ở mức vi tế(tinh tế) hơn so với trạng thái Mừng(Hỷ)
Ham muốn (Dục)
+Cách chia khác: mừng, giận, yêu, ghét, buồn, vui, sợ (Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Cụ).
Lục dục (Six Desires, 六欲 ) tức sáu sự ham muốn bao gồm:
1. Sắc dục: sự ham muốn/ưa thích/thỏa mãn về mọi đối tượng hay sự vật mà con mắt nhìn thấy/ghi nhận đều thuộc về sắc dục. Ham muốn nhìn thấy sắc đẹp là cách mô tả ngắn nhưng chưa đủ ý.
2. Thanh dục: ham muốn/ưa thích nghe âm thanh êm tai, dễ chịu
3. Hương dục: ham muốn/ưa thích ngửi mùi thơm dễ chịu.
4. Vị dục: ham muốn/ưa thích vị ngon do món ăn, đồ uống mang lại.
5. Xúc dục: ham muốn/ưa thích do tiếp xúc bằng xác thân mang lại.
6. Pháp dục: ham muốn ý nghĩ (ý tưởng, quan điểm .v.v.) được thỏa mãn.
Từ cách mô tả sáu sự ham muốn(lục dục) nói trên. Thì cũng có thể phân chia lục dục theo sự ham muốn tính dục giữa người với người và sự ham muốn với các đối tượng/sự vật khác trong thế giới tự nhiên.
Đối với “thân dục” hay sự ham muốn tính dục với người khác giới thì lục dục có thể chia thành(một cách tương đối):
+ Sắc dục: sự ưa thích những nét đẹp về ngoại hình của người khác. Sắc Dục ở đây thường là sự ưu thích/ham muốn về hình dáng bên ngoài của người khác phái.
+ Hình dáng-tướng mạo dục: Là sự mê hoặc về toàn bộ vóc dáng hay bất cứ bộ phận nào trên cơ thể của người khác giới. Có thể nhận thấy Hình dáng-tướng mạo dục cũng là 1 phần thuộc Sắc dục nêu ở trên, tuy nhiên ở đây nhấn mạnh về hình mạo.
+ Oai Nghi Dục: “Oai Nghi” tức là động tác và cử chỉ của con người. Oai Nghi Dục chính là sự cuốn hút về một cử chỉ, động tác của người khác giới đối với mình.
+ Ngôn Ngữ Âm Thanh Dục: Đối với người khác phái, âm thanh của giọng nói đôi khi cũng thật quyến rũ. Có nhiều người không bị sắc đẹp, hình dáng bên ngoài của một người làm say mê nhưng lại rất thích nghe giọng nói của họ.
+ Xúc chạm Dục: Là cảm xúc khi giữa bạn và người khác giới có sự va chạm. Sự xúc chạm/va chạm tạo ra cảm giác say đắm, thân thuộc và cuốn hút được gọi là Xúc chạm Dục.
+ Nhân Tướng Dục: ưa thích tướng toàn vẹn của một người, thiên về tính cách, đức tính, khí chất. Ví dụ như cảm tình với một người khác giới về tính cách, dáng vẻ sang trọng, khí chất quý phái hay chân thật của họ.
Lục Dục với sáu đối tượng bên ngoài
+ Nhãn Dục: Trạng thái biểu hiện sự thích thú của cái nhìn, hay nói cách khác là hình sắc bên ngoài làm cho ta say đắm, yêu thích. Nhãn dục ở đây áp dụng cho tất cả đối tượng bạn nhìn thấy bao gồm cả hình sắc của người khác phái.
+ Nhĩ Dục: Là sự ưa thích/tình cảm vướng mắc do các loại âm thanh gây ra. Âm thanh không chỉ là tiếng nói từ người khác phái mà còn là mọi tiếng động nghe thấy.
+ Tỷ Dục: Là sự ưa thích/đam mê vào một hay các loại mùi khác nhau. Hay nói cách khác, Tỷ Dục chính là loại mùi nào đó làm chúng ta khó quên, ưa thích. (thuộc về khứu giác).
+ Thiệt Dục: Là sự ưa thích/đam mê, chìm đắm vào vị của các món ăn, đồ uống. Mỗi người sẽ có sở thích riêng về vị thức ăn, bị vị ấy thôi thúc, điều khiển. (thuộc về vị giác)
+ Thân Dục: Thân Dục trong khía cạnh này không phải là cảm xúc giữa nam và nữ. Đối tượng của Thân Dục ở đây là tất cả mọi thứ xúc chạm/tiếp xúc với thân thể làm cho ta thích thú, dễ chịu. Ví dụ như sự khoái lạc khi được tẩm quất, bấm huyệt, xoa bóp hay sự khoan khoái khi làn gió mát thổi qua .v.v.
+ Ý Dục: Là những thỏa mãn, khoái cảm thuộc về ý nghĩ/tư tưởng khi thu nhận các hình ảnh, đối tượng thông qua các giác quan, ngoài ra còn bao gồm cả những ý tưởng, tưởng tượng thuộc phạm trù ý thức/ý nghĩ.
Theo thế giới quan Phật pháp, chúng ta đang sống trong cõi Dục giới thuộc Tam giới đó là Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới. Và chúng ta nếu chưa tu tập giác ngộ thành Phật thì sẽ luân hồi trong 6 cõi là: Địa ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, Cõi Người, A-tu-la, Cõi Trời.
Tổng hợp
Bài viết sẽ được cập nhật khi có thể (giống wikipedia), nếu bạn có bổ sung thêm bớt 1 vài câu từ, xin vui lòng gửi email hoặc để lại bình luận