Aniki Là Gì – Một Số Cách Xưng Hô Trong Tiếng Nhật

Aniki là gì

Có thể bạn đã bắt gặp từ “Onii chan” khi xem anime. Nhưng bạn có biết nó có ý nghĩa gì không? Và nó được sử dụng như thế nào? Nó có liên quan gì đến các cách xưng hô trong tiếng Nhật không? Cùng viethanquangngai.edu.vn tìm hiểu nhé.Bạn đang xem: Aniki là gì

1. “Onii chan” nghĩa là gì trong tiếng Nhật?

Onii chan” trong tiếng Nhật có ý nghĩa là “anh trai”. Cụm từ này được con gái Nhật sử dụng với những người con trai lớn tuổi hơn dù cùng huyết thống hay không. “Chan” là 1 cách gọi thân mật. Trong gia đình hay bạn bè thân thiết, hậu tố “chan” cũng được sử dụng khá nhiều.

Ojii chan ~ ông.Obaa chan ~ bà.Otou chan ~ bố.Okaa chan ~ mẹ.Onii chan ~ anh.Onee chan ~ chị.

2. Cách sử dụng hậu tố “chan”

“Onii chan” hiện nay được sử dụng khá nhiều trên Internet. Cư dân mạng quốc tế sử dụng nó như 1 cách để gây sự chú ý của con gái đối với những người con trai hấp dẫn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên biết cách sử dụng hậu tố này trước khi ứng dụng nhé.

Một số điều bạn cần lưu ý đó là:

– “Chan” chủ yếu được sử dụng với trẻ em, các thành viên nữ trong gia đình, người yêu và bạn thân.

Không được sử dụng “chan” với người có tuổi tác và địa vị cao hơn mình trong xã hội.

Hậu tố “chan” hoàn toàn có thể sử dụng với tên của mình.

Giải thích 1 chút cho bạn về “Ojii chan” và “Obaa chan” nhé. Sở dĩ ông và bà đều có thể gọi với hậu tố “chan” là vì khi người ta già, họ không thể chăm sóc mình được nữa. Dường như họ trở về trạng thái khi mới sinh, tức là cần người khác chăm sóc. Dùng từ “chan” để thể hiện phần trẻ con trong con người họ. =)))

3. Một số hậu tố gọi trong tiếng Nhật

Ngoài “onii chan” được sử dụng với hậu tố “chan”, trong tiếng Nhật còn rất nhiều hậu tố gọi khác.

3.1. San – さん

Đây là hậu tố được sử dụng nhiều nhất và ở nhiều lứa tuổi nhất. “San” có thể được ghép với tất cả tên gọi ở nhiều hoàn cảnh, tình huống giao tiếp khác nhau.

Tuy nhiên, “san” chỉ ghép với tên người khác. Nếu ghép với tên mình sẽ thành mắc lỗi thiếu lịch sự.

“San” còn có thể được để kết hợp với:

Danh từ chỉ nơi làm việc. Ví dụ người bán hoa được gọi là hanaya-san (cửa hàng hoa + san) hoặc người bán sách sẽ là honya-san (hiệu sách + san).Tên công ty. Ví dụ Mitsubishi-san. Bạn có thể tìm được sự kết hợp này ở trên bản đồ nhỏ của điện thoại hay thẻ tín dụng ở Nhật Bản.Tên động vật, đối tượng vô tri vô giác. Ví dụ usagi-san (thỏ), sakana-san (cá). Tuy nhiên, hành động này được xem là trẻ con nên tránh sử dụng trong những phát biểu quan trọng. Chồng và vợ cũng có thể gọi nhau bằng “san” nếu thích.

Có 1 cách chơi chữ với “san” khá thú vị. Giới trẻ Nhật Bản thường gắn số 3 sau tên của người khác để thay cho hậu tố “san”. Vì trong tiếng Nhật số 3 phát âm là “san” 三 (さん)

3.2. Kun – くん

Có “onii chan” liệu có “onii kun” không nhỉ? Trong tiếng Nhật thì có.

“Kun” được dùng khá nhiều khi người lớn tuổi muốn gọi 1 bé trai. Ngoài ra, “kun” được sử dụng trong khá nhiều trường hợp. Và nó được coi là từ đáng trân trọng nhất trong số các kính ngữ của Nhật.

“Kun” được dùng khi 1 bạn nữ muốn thổ lộ tình cảm hoặc thể hiện sự thân thiết và tôn trọng giữa 2 người với nhau.Khi gọi tên 1 người mà bạn yêu quý, cũng có thể thêm “kun”.“Kun” được dùng nhiều nhất khi người đó gây ấn tượng với mình, 1 người thông minh học giỏi hoặc có vẻ đẹp xuất sắc.

3.3. Sama – さま

“Sama” là phiên bản tôn trọng cao hơn của “san”. Nó được sử dụng với những người có địa vị cao hơn nhiều so với mình, những vị khách hàng hoặc đôi khi là những người bạn rất ngưỡng mộ.Xem thêm: Số Điện Thoại Tổng Đài Vé Máy Bay Jetstar Pacific, Contact Numbers

Nếu sử dụng “sama” với chính mình, thì sẽ là sự kiêu ngạo 1 cách cực đoan (hoặc mỉa mai đến sự khiêm tốn của bản thân).

Bạn sẽ bắt gặp hậu tố “sama” ở:

Sau tên của người nhận trên bưu thiếp, thư từ và email trong kinh doanh.Nhóm định từ như o-machidou sama (cảm ơn bạn đã chờ). Giao tiếp buôn bán với ý nghĩa là khách hàng. Ví dụ okyaku-sama (quý khách).

3.4. Senpai – せんぱい

Khác với “onii chan” hay cụ thể là “chan”, “senpai” là hậu tố được dùng để chỉ những người đồng sự có thâm niên cao hơn.

Trong trường học, giáo viên không phải “senpai” mà là những anh chị học lớp cao hơn. Trong công việc, đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm hơn là “senpai”, sếp không phải là “senpai”.

3.5. Sensei – せんせい

Đây là hậu tố được sử dụng để gọi giáo viên , bác sĩ, chính trị gia và những người có thẩm quyền khác.

“Senpai” và “sensei” không chỉ là 1 hậu tố, mà còn là danh hiệu độc lập.

“Sensei” đôi khi còn được sử dụng để nịnh bợ. Người Nhật sẽ dùng từ này để làm nổi bật sự cuồng vọng với những người tự cho phép mình gắn với thuật ngữ này.

4. Cách xưng hô trong tiếng Nhật

4.1. Xưng hô trong gia đình của mình

KanjiHiraganaTiếng Việt家族かぞくGia đình祖父そふÔng祖母そぼBà伯父おじChú, bác (lớn hơn bố, mẹ)叔父おじChú, bác (nhỏ hơn bố, mẹ)伯母おばCô, gì (lớn hơn bố, mẹ)叔母おばCô, gì (nhỏ hơn bố, mẹ)両親りょうしんBố mẹ父ちちBố母ははMẹ兄弟きょうだいanh / em姉妹しまいChị / em兄あにAnh trai姉あねChị gái弟おとうとEm trai妹いもうとEm gái夫婦ふうふVợ chồng主人しゅじんChồng夫おっとChồng家内かないVợ妻つまVợ従兄弟いとこAnh em họ (nam)従姉妹いとこAnh em họ (nữ)子供こどもCon cái息子むすこCon trai娘むすめCon gái甥おいCháu trai姪めいCháu gái孫まごCháu義理の兄ぎりのあにAnh rể義理の弟ぎりのおとうとEm rể義理の息子ぎりのむすこCon rể

4.2. Xưng hô trong gia đình của người khác

KanjiHiraganaTiếng Việtご家族ごかぞくGia đình của ai đóお爺さんおじいさんÔngお婆さんおばあさんBà伯父さんおじさんChú, bác (lớn hơn bố, mẹ)叔父さんおじさんChú, bác (nhỏ hơn bố, mẹ)伯母さんおばさんCô, gì (lớn hơn bố, mẹ)叔母さんおばさんCô, gì (nhỏ hơn bố, mẹ)ご両親ごりょうしんBố, mẹお父さんおとうさんBốお母さんおかあさんMẹご兄弟ごきょうだいAnh / emお兄さんおにいさんAnh traiお姉さんおねえさんChị gái弟さんおとうとさんEm trai妹さんいもうとさんEm gáiご夫婦ごふうふVợ, chồngご主人ごしゅじんChồng奥さんおくさんVợお子さんおこさんĐứa trẻ息子さんむすこさんCon traiお嬢さんおじょうさんCon gáiお孫さんおまごさんCháu

Ở vùng Kansai (Osaka) còn có cách gọi khác:

– Anh: aniki

– Chị: aneki

– Em: gọi tên

5. Cách xưng hô trong các mối quan hệ khác

5.1. Giữa người yêu với nhau

Người yêu có thể gọi nhau là “onii chan” không?

Trong tiếng Nhật, tùy vào độ tuổi mà các cặp đôi sẽ có cách xưng hô khác nhau. Liệu bạn nữ có thể gọi bạn nam là “onii chan” không nhỉ?

Khoảng 20 tuổi: tên gọi + chan/kun.Khoảng 30 tuổi: gọi bằng tên riêng, biệt danh của đối phương.Khoảng 40 tuổi: gọi tên trực tiếp (không thêm chan/kun).Trên 40 tuổi: gọi tên + san.

Còn khi đã trở thành vợ chồng thì có thể gọi nửa kia là “anata” nhé ^^.

5.2. Trong công ty

Trong công ty có dùng “onii chan” được không?

Bản thân bạn sẽ xưng là watashi/ore/boku (với cấp trên hoặc cấp dưới mình).

Với đồng nghiệp: xưng tên.Với cấp trên: tên + san.Với sếp, quản lý: tên + chức vụ của người đó. Ví dụ Tomato buchou, Yamada shachou.Xem thêm: Nhóm Phượt Hà Nội – Áo Clb Xe, Nhóm Phượt

Học tiếng Nhật không quá khó phải không nào? Nếu bạn đang có dự định học tiếng Nhật để phục vụ cho công việc, đi du học hay thi lấy bằng chứng chỉ,hay chỉ đơn giản là vì bạn thích học tiếng Nhật…

Vậy thì đừng ngần ngại “tâm sự” cùng viethanquangngai.edu.vn nhé, có thể chúng mình sẽ giúp tư vấn được cho bạn đấy: m.me/viethanquangngai.edu.vnnihongo

Tại viethanquangngai.edu.vn có 1 phương pháp giúp bạn học thành công cho dù bạn lười biếng hay học kém. Nếu bạn đã sẵn sàng để thay đổi bản thân, đi học ngay cùng viethanquangngai.edu.vn nhé.

Chương trình vòng quay ưu đãi dành cho 100 bạn tham gia sớm nhất!: Chơi và nhận ngay nhiều ưu đãi giá trị từ vòng quay may mắn của viethanquangngai.edu.vn bạn nhé. Hoàn toàn miễn phí tại: https://uudai30.viethanquangngai.edu.vn/

viethanquangngai.edu.vn Nihongo!