Phong trào hiến chương diễn ra ở đâu? Đây là một phong trào có tầm ảnh hưởng to lớn đến toàn thế giới nhằm bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp công nhân. Để hiểu rõ hơn về phong trào này, hãy cùng tham khảo qua bài viết sau đây nhé!
Phong trào hiến chương diễn ra ở đâu? Diễn biến như thế nào?
Phong trào hiến chương là gì?
Phong trào hiến chương là một phong trào đấu tranh đòi cải cách để chống lại sự áp bức của giai cấp tư sản giành lại quyền lợi xuất phát từ tầng lớp công nhân tại Anh vào những năm 30 – 40 của thế kỷ 19. Trong phong trào này, những người công nhân đấu tranh cho các quyền lợi cơ bản của mình, chẳng hạn như: một ngày làm 8 tiếng, các chế độ lương thưởng và bảo hiểm,…. Sau khi phong trào hiến chương bùng nổ ở Anh, nó đã lan rộng ra các nước trên khắp thế giới.
Phong trào hiến chương được xuất phát từ Đảng dân chủ và được tổ chức dưới hình thức là các cuộc biểu tình, đưa kiến nghị kèm hàng triệu chữ ký lên Quốc hội để đòi những quyền lợi chính đáng cho người lao động tại đây.
Phong trào hiến chương diễn ra ở đâu?
Giải đáp thắc mắc Phong trào hiến chương diễn ra ở đâu? Phong trào hiến chương diễn ra tại nước Anh vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 từ năm 1836 đến năm 1847 nhằm chống lại giai cấp tư sản. Nó có sức lan tỏa mạnh mẽ đến nhiều nước trên toàn thế giới và đặt nền móng cho các chính sách bảo vệ quyền lợi của công nhân, các tầng lớp lao động sau này.
Nguồn gốc
Vào năm 1832, khi nước Anh thực hiện cải cách tuyển cử, giai cấp vô sản Anh đã ủng hộ cho giai cấp tư sản để đấu tranh giành quyền lợi. Thế nhưng, trong khi giai cấp tư sản đã đạt được những lợi ích về chính trị như mong muốn và dần rút khỏi cuộc đấu tranh thì giai cấp vô sản không nhận được một chút lợi ích nào.
Chính vì lẽ đó, họ đã không ngừng đấu tranh để giành quyền tuyển cử tại nghị viện, mồi lên ngọn lửa nhen nhóm cho phong trào hiến chương tại Anh.
Đến những năm 30 – 40 của thế kỷ 19, phong trào hiến chương mới thực sự bùng nổ và gây tiếng vang lớn đến các phong trào công nhân tại châu Âu và châu Mỹ.
Các công nhân bị bóc lột làm việc nhiều giờ liền và nhận đồng lương ít ỏi
Diễn biến
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp đang được triển khai mạnh mẽ khi các phong trào bãi công đòi quyền phổ thông đầu phiếu, giảm giờ làm việc và tăng lương của tầng lớp công nhân bùng nổ.
-
Vào năm 1836, Hội liên hiệp Công nhân Luân Đôn được thành lập và trở thành trung tâm tổ chức các phong trào hiến chương dưới sự lãnh đạo của William Lowett (Một người thợ thủ công). Tháng 5 năm 1838, ủy ban của Hội liên hiệp Công nhân Luân Đôn đã trình lên Nghị viện Anh bản kiến nghị Hiến chương nhân dân có nội dung gồm 6 điểm sau:
-
Phổ thông đầu phiếu cho nam giới khi đủ 21 tuổi và không phạm tội.
-
Nghị sĩ được phụ cấp.
-
Bãi bỏ chế độ phải trình tài sản (Phải có địa sản có trị giá tối thiểu 300 bảng Anh) để có tư cách ứng cử chức vị nghị sĩ.
-
Chức vụ trong nghị viện được bầu lại hằng năm.
-
Tiến hành bỏ phiếu kín để đảm bảo quyền lợi cho các bên và ngăn chặn việc hối lộ, đe dọa của giai cấp tư sản.
-
Các khu vực bầu cử có sức ảnh hưởng ngang nhau.
6 điểm cải cách được đặt ra này dựa trên cương lĩnh hoạt động cốt yếu của phong trào hiến chương là dân chủ và được sự hưởng ứng, đồng tình đông đảo của quần chúng công nhân.
Tuy thoạt nhìn những điểm cải cách này chỉ dừng lại ở phạm vi mong muốn cải thiện chất lượng đời sống của công nhân, nhưng thực chất lại có nội lực to lớn ảnh hưởng đến Hiến pháp Anh, tạo bàn đạp cho các cuộc mít – tinh và đấu tranh nổ ra với tần suất nhiều hơn ở các trung tâm công nghiệp trọng yếu tại Anh với các khẩu hiệu đấu tranh cho Hiến chương nhân dân.
3 cao trào tiêu biểu của phong trào hiến chương tại Anh
Nhắc đến phong trào hiến chương ở Anh, ta có thể điểm qua các mốc thông qua 3 giai đoạn cao trào sau:
-
Giai đoạn cao trào thứ I (tháng 5 năm 1839)
Bản kiến nghị đầu tiên được gửi lên Nghị viện Anh với hơn 1 triệu chữ ký tán thành của công nhân. Nội dung của bản kiến nghị là chủ trương hòa bình nếu các kiến nghị cải cách được phê duyệt và sẵn sàng đấu tranh bằng vũ lực nếu đôi bên không đồng nhất được phương án giải quyết.
Sau khi nhận được, Nghị viện đã bác bỏ kiến nghị gây ra sự bất bình trong tầng lớp công nhân và cuộc đấu tranh bằng các cuộc biểu tình, mít – tinh bắt đầu chuyển sang đấu tranh bằng vũ lực.
Vào ngày 15 tháng 6 năm 1839, cuộc khởi nghĩa đầu tiên được diễn ra ở Birmingham nhưng đã dễ dàng bị chính quyền Anh đàn áp và dập tắt.
Tuy nhiên, tầng lớp công nhân vẫn không chịu khuất phục và tiếp tục kêu gọi cuộc một cuộc tổng bãi công quy mô diện rộng với khẩu hiệu “Tháng thần thánh”. Điểm đặc biệt ở cuộc bãi công này là các chủ doanh nghiệp sẽ đồng loạt đóng cửa ngừng sản xuất nhằm tạo áp lực cho Nghị viện Anh. Thế nhưng, trong khi cuộc đấu tranh bùng nổ giai cấp tư sản không hề có động tĩnh gì tham chiến vì họ đã nhận ra được điểm yếu của công nhân là đang gặp bất lợi vì chống lại chính quyền và khi bãi công họ sẽ gây nguy hiểm cho bản thân mình. Chính sự chi phối về tư tưởng này đã làm cho cuộc khởi nghĩa này đi vào ngõ cụt và lụi tàn.
-
Giai đoạn cao trào thứ II (Năm 1842)
Giai đoạn cao trào thứ II diễn ra khi nền kinh tế nước Anh đang rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, hơn một triệu người rơi vào cảnh thất nghiệp, cuộc sống khốn khổ cùng cực.
Lúc này, bản kiến nghị thứ hai với nội dung là một số yêu sách về giảm giờ làm việc, tăng lương,… được đưa lên Nghị viện cùng với hơn 3 triệu chữ ký của công nhân. Kết quả giống kiến nghị lần 1, Nghị viện bác bỏ yêu sách mở ra cuộc bãi công trên toàn quốc. Chính phủ đàn áp cuộc đấu tranh rất ác liệt nhưng Nghị viện cũng phải chấp nhận thông qua luật giảm giờ làm cho công nhân xuống còn 10 giờ.
-
Giai đoạn cao trào thứ III (Năm 1848)
Đứng trước hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế vừa xảy ra phong trào hiến chương lại bùng lên lần nữa. Lần này, kiến nghị thứ ba lại được trình lên Nghị viện với hơn 5 triệu chữ ký tán thành nhưng vẫn bị bác bỏ.
Công dân nước Anh đưa hiến chương lên Quốc hội
Kết quả
Dưới sự đàn áp ác liệt từ chính phủ và những đảng phái khác, phong trào đã thất bại hoàn toàn.
Vai trò của phong trào hiến chương hiện nay
Công nhân chính là lực lượng đóng góp vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế nước nhà. Phong trào hiến chương tạo tiền đề cho việc hình thành các điều luật, tổ chức bảo vệ người lao động hiện nay giúp họ có cuộc sống tốt hơn và đảm bảo sự công bằng, dân chủ, văn minh.
-
Phong trào hiến chương đã gây tiếng vang trên toàn thế giới, giúp đẩy mạnh các chiến dịch đấu tranh cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
-
Các tổ chức công đoàn được thành lập trong các doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi, lợi ích của người lao động.
-
Tại Việt Nam, chính phủ có đưa ra Bộ luật lao động quy định về các tiêu chuẩn, quyền và nghĩa vụ của người lao động. Ngoài ra, Công đoàn Việt Nam cũng được thành lập và quản lý bởi Đảng với nhiệm vụ bảo vệ những lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Người lao động hiện nay được nhà nước bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp
Kết luận
Trên đây là Phong trào hiến chương diễn ra ở đâu? và một số thông tin về phong trào này. Mong rằng bài viết có thể cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin hữu ích về sự kiện lịch sử quan trọng và có tầm ảnh hưởng này.