Áp suất khí quyển là gì? Bạn đã từng nghe tới cụm từ này nhưng còn chưa thực sự hiểu ý nghĩa cũng như bản chất của áp suất khí quyển để bổ sung những kiến thức bổ ích trong cuộc sống cũng như ứng dụng chúng trong học tập, công việc thì cùng Wisevietnam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Áp suất khí quyển là gì?
Trước khi tìm hiểu định nghĩa về áp suất khí quyển là gì, chúng ta cùng tìm hiểu về áp suất và khí quyển trước nhé.
1.1. Áp suất là gì?
Áp suất thường được kí hiệu là P có nghĩa là Pressure trong tiếng Anh. Áp suất là một áp lực tồn tại dưới các dạng rắn, lỏng, khí tác động theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể trong một không gian xác định.
Đơn vị phổ biến và dễ dàng nhất mà người ta thường dùng để tính áp suất là N/m2.
1.2. Khí quyển là gì?
Khí quyển thường được biết đến là lớp khí bao trùm xung quanh bề mặt Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn. Bầu khí quyển bao gồm các thành phần như khí Nitơ, khí Oxi và một số chất khác.
1.3. Áp suất khí quyển là gì?
Áp suất khí quyển là gì? Áp suất khí quyển được hiểu đơn giản là áp suất của không khí tác động lên bề mặt Trái Đất. Áp suất khí quyển cũng tượng trưng cho trọng lượng của lớp không khí bao quanh và tác động lên toàn bộ Trái Đất, chính là không khí mà chúng ta vẫn hít thở hàng ngày để duy trì sự sống, lớp khí quyển này dày tới hàng ngàn ki lô mét.
Vì áp suất khí quyển là áp suất của không khí nên chúng có thể len lỏi khắp mọi bề mặt và phương hướng, không bị hạn chế như áp suất chất lỏng hay rắn. Càng lên cao, trọng lượng không khí càng nhẹ bởi không khí sẽ loãng dần.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến áp suất khí quyển là gì?
Một số yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến áp suất khí quyển có thể kế đến như: gió, nhiệt độ, độ cao, khí hậu, thời gian, thời tiết,.. của mỗi khu vực khác nhau.
Dựa vào vị trí địa lý, khí hậu và độ cao của từng khu vực mà người ta có thể đo được chất lượng không khí khác nhau, áp suất khí quyển cũng khác nhau.
Vì áp suất bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau nên để có số liệu chính xác thì nên thực hiện đo và thí nghiệm ở nhiều độ cao khác nhau.
3. Công thức tính áp suất khí quyển là gì?
Áp suất khí quyển được tính thông qua đơn vị đo mmHg (Milimet thuỷ ngân) là đơn vị tính của quốc tế.
Dựa vào đó, công thức tính áp suất khí quyển có dạng: P = F/S.
Với:
P là độ lớn áp suất khí quyển với các đơn vị tính là mmHg, Bar, Psi, N/m2
F là lực tác động lên trên bề mặt xác định với đơn vị tính là N.
S là diện tích của bề mặt xác định chịu lực ép từ không khí với đơn vị tính là m2
Một số đơn vị đo áp suất được quy đổi như sau:
1Pa = 760 mmHg = 1 N/m2
1mmHg = 133,322 N/m2
1Pa = 10-5 Bar
4. Một số ví dụ thực tế về áp suất khí quyển
Nếu bạn đã từng đi máy bay thì bạn sẽ cảm nhận được áp suất khí quyển rõ ràng nhất khi máy bay bay lên và hạ cánh xuống. Minh chứng là bạn sẽ cảm thấy ù tai, đau tai và có thể hơi choáng váng với một số người thể trạng không tốt khi áp suất bên trong máy bay bị thay đổi đột ngột.
Một ví dụ thực tế khác về áp suất khí quyển rất gần gũi với chúng ta đó chính là các bình nước lọc 20l mà chúng ta vẫn thường sử dụng trong sinh hoạt. Trên nắp các bình này thường có một lỗ rất nhỏ vừa đủ để không khí thoát bớt ra ngoài, giảm áp suất trong bình giúp việc lấy nước dễ dàng hơn.
Xem thiết bị đo áp suất khí quyển:
- Đồng hồ đo áp suất wise