Nếu bạn có niềm đam mê nghệ thuật tốt thì ngành architect sẽ khá phù hợp với bạn. Ngành architect rất đa dạng và nhiều vị trí khác nhau. Tuy nhiên, đối những bạn đang chọn lựa nghề nghiệp tương lai thì ngành architect còn khá mới lạ.
Cùng Glints tìm hiểu architect là gì và những mô tả cần biết cho ngành nghề này.
Architect là gì?
Architect hay còn được gọi là kiến trúc sư, là những người đảm nhiệm phần thiết kế cho các dự án xây dựng như nhà ở, trường học, chung cư hay trung tâm thương mại. Architect sẽ sử dụng kiến thức chuyên ngành trong lĩnh vực xây dựng và năng khiếu hội hoạ của bản thân để thiết kế bản vẽ.
Ngành kiến trúc không chỉ cần yếu tố thẩm mỹ mà kỹ thuật công trình cũng hết sức quan trọng để đảm bảo sự an toàn dài lâu của công trình và có tính ứng dụng cao, phù hợp với nhu cầu sử dụng của mỗi người.
Architect được xem như một phần lớn của nhóm thiết kế dự án, tham gia xuyên suốt trong quá trình xây dựng và phối hợp cùng các kỹ sư xây dựng để điều chỉnh bản thiết kế dựa trên các yếu tố khác nhau như ngân sách xây dựng, môi trường hoặc thay đổi theo yêu cầu các khách hàng.
Architect thường làm việc tại văn phòng để gặp gỡ, trao đổi với khách hàng về dự thảo kế hoạch bao gồm chi phí công trình, giấy phép xây dựng, và hỗ trợ khách hàng chọn lựa và đạt được thỏa thuận với các nhà thầu.
Bên cạnh đó, kiến trúc sư cần ghé thăm công trình thường xuyên để đảm bảo tiến độ dự án và công trình được xây dựng theo đúng bản vẽ.
Đọc thêm: Kỹ Sư ME Là Gì? Mô Tả Công Việc Kỹ Sư M&E Siêu Chi Tiết
Mô tả công việc của architect
Architect có rất nhiều công việc khác nhau và cần chịu trách nhiệm cho các mảng thiết kế Cụ thể mô tả công việc của architect như sau:
- Dẫn dắt và phát triển các dự án từ ý tưởng ban đầu thông qua phát triển thiết kế.
- Chuẩn bị bản vẽ, thông số kỹ thuật và hồ sơ thi công.
- Thiết kế và lập hồ sơ các dự án xây dựng thương mại và công nghiệp.
- Tham khảo ý kiến của khách hàng để xác định yêu cầu của họ và đưa ra bản vẽ từ tổng thể đến chi tiết phù hợp với nhu cầu khách hàng.
- Phối hợp các nghiên cứu kiến trúc sơ bộ cho các cấu trúc mới chính và các thay đổi đối với cấu trúc hiện có và phát triển địa điểm.
- Khảo sát và trình bày các công nghệ kiến trúc cần được sử dụng cho dự án.
- Tổ chức và quản lý hồ sơ giấy phép cho công trình.
- Làm việc với các nhóm trong các ngành nghề kinh doanh, ở các vị trí xa và phối hợp với các nhà thầu phụ.
- Điều chỉnh kế hoạch theo các yếu tố bắt buộc như ngân sách dự án, luật quy hoạch,v.v.
- Giải quyết các vấn đề thiết kế phức tạp bằng các giải pháp sáng tạo và thiết thực.
- Sửa đổi các kế hoạch hiện có để phù hợp với nhu cầu của khách hàng và doanh số.
Đọc thêm: Kỹ Sư Kết Cấu Là Gì? Công Việc Và Cơ Hội Hiện Nay
Một số nghề thuộc chuyên ngành Architect
Đối với ngành sẽ có nhiều vị trí làm việc khác nhau, dưới đây là một số vị trí công việc nổi bật trong ngành architect.
Kỹ sư công trình
Kỹ sư công trình là vị trí sẽ đặc biệt chú ý đến các kỹ thuật của công trình và tính toán xây dựng một cách hợp lý.
Kỹ sư công trình sẽ chịu trách nhiệm cao cho phần ứng dụng của công trình, nên họ cần đảm bảo sự an toàn và bền bỉ theo thời gian cho các kỹ thuật trong công trình như hệ thống điện, nước hoặc thông khí.
Họ sẽ thường chịu trách nhiệm cho các dự án cầu đường hay kênh rạch thay vì các công trình cần sự sáng tạo.
Thiết kế nội thất
Đây là vị trí đảm nhiệm phần nội thất cho mỗi công trình. Người làm thiết kế nội thất cần có tính thẩm mỹ cao và biết cách kết hợp cũng như sử dụng các chất liệu, màu sắc, kiểu dáng để tạo ra không gian bắt mắt và đẹp đẽ cho phía bên trong công trình. Mỗi khách hàng sẽ có các phong cách bày trí và nhu cầu khác nhau.
Do đó, người làm thiết kế nội thất cần sự linh hoạt, thay đổi và sáng tạo để phù hợp với cách trang trí của mỗi công trình.
Đọc thêm: Top 10 Công Ty Thiết Kế Nội Thất Hàng Đầu Việt Nam
Thiết kế công trình
Vị trí này sẽ tập trung chủ yếu vào phần sáng tạo nhưng vẫn cần đảm bảo không gian cơ bản cho một công trình để mọi người sinh hoạt và làm việc. Thiết kế công trình sẽ không bị bất cứ giới hạn nào cho sự sáng tạo của bản thân.
Thiết kế cảnh quan
Thiết kế cảnh quan thường chịu trách nhiệm cho các không gian ngoài trời như khuôn viên nhà cửa, phố đi bộ hay công viên. Loại hình thiết kế này khá khác biệt so với thiết kế các công trình nhà ở hay dự án chung cư.
Người thiết kế cảnh quan sẽ thiết kế các không gian ngoài trời hoà hợp với thiên nhiên, cây cỏ mà vẫn tạo nên sự độc đáo và bắt mắt.
Ngoài ra, thiết kế cảnh quan cũng cần đưa ra các phương pháp trồng và chăm sóc cây, chăm lo các vấn đề cấp thoát nước và trang trí cảnh sắc.
Quy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thị sẽ đảm nhiệm kiểm soát tính thẩm mỹ của toàn bộ một khu vực hay lãnh thổ. Họ sẽ đảm bảo tổng thể vị trí các công trình được sắp xếp hài hòa và mang tính thẩm mỹ.
Bên cạnh đó, quy hoạch đô thị cần quản lý các công trình đạt tiêu chí không ảnh hưởng đến giao thông và hài hoà với môi trường sinh thái của khu vực.
Architect cần kiến thức và kỹ năng gì để thành công?
Ngành architect ngoài tính thẩm mỹ còn cần độ an toàn của công trình cao. Chính vì vậy, architect cần có những kiến thức và kỹ năng nhất định khi làm việc.
Kiến thức về thiết kế
Kiến trúc sư cần có kiến thức về thiết kế để biết cách tạo ra một công trình bắt mắt. Tuy nhiên, nó cũng cần phải thực tế, khả thi và phù hợp với nhu cầu và đòi hỏi của khách hàng.
Đây là lý do quan trọng tại sao phải hiểu rõ về các quy trình thiết kế, chẳng hạn như biết cách kết hợp sự sáng tạo với tính ứng dụng cao. Một kiến trúc sư giỏi sẽ luôn biết cách dung hòa giữa hai điều đó.
Kiến thức về luật
Một số quy định của nhà nước sẽ liên quan trực tiếp đến công việc của kiến trúc sư, chẳng hạn như số lượng và kích thước cửa sổ cho các loại tòa nhà khác nhau. Một số luật cấm xây dựng trên vài địa điểm nhất định, như ở vùng đất ngập nước hoặc vùng lũ lụt.
Một số quy định không liên quan trực tiếp đến kiến trúc sư, nhưng tất cả công việc của bạn sẽ bị ảnh hưởng lớn nếu bạn không thể hiểu cách phân vùng và các quy chuẩn xây dựng trong lĩnh vực xây dựng.
Do đó, bạn cần hiểu luật phân vùng và mã xây dựng quy định về những gì có thể được xây dựng, ở đâu và như thế nào.
Sự sáng tạo, mới mẻ
Như đã nói ở trên, kiến trúc sư cần có khả năng sáng tạo cao và đưa ra những ý tưởng mới táo bạo vào cuộc sống. Đây là kỹ năng thiết yếu của kiến trúc sư đối với một người làm kiến trúc sư.
Nếu bạn muốn công việc của mình trở nên đáng nhớ và được đón nhận, bạn cần phải liên tục đổi mới các thiết kế của mình.
Kỹ năng giao tiếp
Các kiến trúc sư không phải là những người duy nhất chịu trách nhiệm về việc xây dựng một tòa nhà. Ngoài khách hàng, còn có rất nhiều luật sư, nhà quản lý xây dựng, nhà khảo sát, nhà thầu, quan chức chính quyền địa phương, công nhân và kỹ sư kết cấu và kiến trúc sư sẽ cần liên lạc.
Biết cách giao tiếp hiệu quả với từng đối tượng và đảm bảo đáp ứng nhu cầu của mọi người là phần cực kỳ quan trọng. Việc thực hiện thành công một dự án còn phụ thuộc vào kỹ năng giao tiếp của kiến trúc sư.
Đọc thêm: Công Việc Kỹ Sư Cơ Khí Là Gì? Cơ Hội Phát Triển Của Ngành Kỹ Sư
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Khi xây dựng các dự án quy mô lớn, sẽ có các vấn đề liên quan đến thiết kế phát sinh. Bạn cần phải linh hoạt và thích ứng để giải quyết nó một cách nhanh chóng và hiệu quả, cho dù đó là vấn đề liên quan đến luật pháp hay cung cấp vật liệu.
Do đó, kỹ năng giải quyết vấn đề là vô cùng cần thiết đối với một architect.
Sự chu toàn đến từng chi tiết
Bản vẽ kiến trúc là những tác phẩm chi tiết được chăm chút tỉ mỉ và công nhân xây dựng và kỹ sư xây dựng sẽ dựa vào đó để xây dựng công trình. Một cửa sổ đặt sai vị trí hoặc một hệ thống ống nước được bố trí vội vàng có thể gây ra sự cố dẫn đến sự trì hoãn tiến độ của công trình.
Kiến trúc sư cần chú ý đến từng chi tiết, bởi đây một phần quan trọng của vai trò này. Bạn sẽ không thể cắt bỏ bất kỳ góc hoặc chi tiết nào để giảm thiểu mức sai sót khi thi công.
Cơ hội làm việc của Architect
Trong cuộc sống hiện nay, chúng ta luôn cần những công trình lớn nhỏ để phục vụ cho đời sống của con người. Do đó, ngành architect đóng vai trò vô cùng quan trọng và cơ hội nghề nghiệp cho ngành này là cực kì lớn.
Architect có nhiều vị trí khác nhau cho bạn chọn lựa như ngành thiết kế công trình kiến trúc, ngành kiến trúc cảnh quan, v.v.
Lời kết
Các kiến thức về architect là gì đã được Glints cùng bạn tìm hiểu. Ngành architect là một ngành rất có triển vọng phát triển trong tương lai.
Để tìm hiểu nhiều hơn về các vị trí đang được tuyển dụng của ngành architect, bạn có thể truy cập Glints và cập nhật các thông tin về công việc architect.
Tác Giả