1. Khái niệm bán hàng tiếng Anh là gì?
Bán hàng tiếng Anh gọi là “Sell” – là một hình thức kinh doanh, một quá trình mà người bán phải tìm hiểu, khám phá và đáp ứng nhu cầu cần thiết của người tiêu dùng, thỏa mãn lợi ích của hai bên.
Theo quan niệm cổ điển thì bán hàng được xem là một hình thức hoạt động kinh doanh để thực hiện quá trình trao đổi các sản phẩm, dịch vụ của người bán và chuyển đến cho người tiêu dùng sau đó nhận lại những lợi nhuận từ họ như tiền, các vật phẩm hoặc những giá trị trao đổi theo thỏa thuận nhất định của đôi bên.
Còn theo một số quan điểm hiện đại thì bán hàng được hiểu theo các cách như sau:
– Bán hàng được xem là nền tảng trong hoạt động kinh doanh, đây là sự gặp gỡ của những người bán hàng và người mua hàng ở nhiều nơi khác nhau giúp cho doanh nghiệp đạt được những mục tiêu nhất định theo kế hoạch đã đề ra nếu như cuộc trao đổi, đàm phán đó thành công.
– Bán hàng là một quá trình trong đó người bán sẽ liên hệ với khách hàng tiềm năng để tìm hiểu các nhu cầu của họ, trình bày cũng như đưa ra những yếu tố chứng minh về chất lượng sản phẩm, đàm phán về việc mua bán, hình thức ship hàng và thanh toán khi giao dịch thành công.
– Đây cũng được hiểu là hình thức phục vụ, giúp đỡ những khách hàng để cung cấp những thứ họ mong muốn, thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.
2. Các hình thức bán hàng phổ biến hiện nay
Với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế – xã hội, đặc biệt là khoa học công nghệ đã hình thành nên nhiều hình thức bán hàng đa dạng, phong phú.
– “Direct selling” – hình thức bán hàng trực tiếp, có nghĩa là người bán hàng sẽ trực tiếp gặp gỡ để giới thiệu, trao đổi, thuyết phục khách hàng và đưa sản phẩm đến người tiêu dùng mà không cần phải qua bất kỳ các đại lý, cửa hàng nào. Với hình thức này thì khách hàng sẽ được mua sản phẩm với giá thành thấp hơn khá nhiều và khách hàng chính là người được hưởng lợi.
– “Retail selling” – hình thức bán lẻ, tức là các sản phẩm sẽ được bán cho người tiêu dùng qua một số kênh đại lý phân phối như các siêu thị, cửa hàng tạp hóa, các shop,…. Và với hình thức này thì người tiêu dùng sẽ phải mua sản phẩm với giá cao hơn so với hình thức mua trực tiếp.
– “Agency selling” – hình thức đại diện bán hàng, nghĩa là sẽ có một đơn vị khác hay một người khác thay mặt cho nhà sản xuất bán các mặt hàng đến với người tiêu dùng. Đại diện bán hàng có thể hiểu là các nhân viên được thuê để bán các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng hay những người làm việc độc lập và được thuê theo hợp đồng lao động. Họ có thể đại diện cho một dòng sản phẩm từ nhiều công ty khác nhau và hưởng doanh số hoa hồng.
– “Telesales” – hình thức bán hàng qua điện thoại, giúp các nhân viên có thể chủ động liên lạc với khách hàng thông qua việc sử dụng linh hoạt các kịch bản nói chuyện với khách hàng đã được đưa ra sẵn, có các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu như thuyết phục được khách hàng tin tưởng và mua sản phẩm, dịch vụ thì mới trực tiếp gặp gỡ và tiến đến giao sản phẩm cũng như ký kết các hợp đồng.
– “Door to door selling” – hình thức bán hàng tận nhà: đây là hình thức mới xuất hiện trong thời gian gần đây và thực hiện bằng cách các nhân viên sẽ đến trực tiếp tại nhà khách hàng để tư vấn, trao đổi, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ của mình.
– “Business to business selling” là hình thức kinh doanh mà doanh nghiệp này bán hàng cho doanh nghiệp khác. Hình thức này chủ yếu xuất hiện trong lĩnh vực thương mại điện tử và trên các kênh thương mại điện tử là chính. Đối với một số giao dịch phức tạp hơn thì sẽ làm việc bên ngoài và dựa trên các hợp đồng, việc báo gia bán, giá mua trực tiếp giữa hai bên doanh nghiệp.
– “Business to government selling” – hình thức kinh doanh mà các doanh nghiệp cung cấp các giải pháp cũng như bán hàng cho chính phủ và nhà nước.
– “Online selling” – hình thức bán hàng trực tuyến qua mạng Internet: đây là hình thức bán hàng mới xuất hiện nhưng lại rất phổ biến hiện nay với việc sử dụng các công cụ trực tuyến có kết nối mạng để thực hiện việc đăng tải các mặt hàng, quảng cáo và giao dịch mua bán hàng hóa ngay trên các ứng dụng, các kênh bán hàng như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,…
Việc làm bán hàng tại Hồ Chí Minh
3. Kỹ năng cần có của một nhân viên bán hàng
3.1. Kỹ năng bán hàng là gì?
Một nhân viên bán hàng để có thể kinh doanh giỏi và chuyên nghiệp, bán được nhiều hàng thì mỗi người khi bắt đầu bước chân vào nghề cần phải được đào tạo và rèn luyện những kỹ năng bán hàng cơ bản nhất cho bản thân và không ngừng trau dồi, tích lũy trong suốt quá trình làm việc. Bán hàng là công việc thuyết phục khách hàng đưa họ đến quyết định mua và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của mình. Do đó, kỹ năng bán hàng chính là việc tìm ra các phương pháp làm sao để thuyết phục được khách hàng tin tưởng và quyết định mua sản phẩm mình bán. Kỹ năng bán hàng còn thể hiện ở việc bạn tiếp cận khách hàng ra sao khi họ chưa biết đến doanh nghiệp, các sản phẩm, dịch vụ của bạn và bằng những cách thức nhất định, khiến cho khách hàng có nhu cầu, chủ động tìm kiếm và mua các sản phẩm đó. Và dù bạn bán hàng qua bất kỳ hình thức nào cũng đều cần phải có những kỹ năng nhất định ví dụ như kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng mới có thể nắm giữ được khách hàng tiềm năng và mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
3.2. Kỹ năng cần có của nhân viên bán hàng
3.2.1. Nhân viên bán hàng cần hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ mình bán
Đối với mỗi nhân viên sales, điều quan trọng đầu tiên chính là phải hiểu rõ được mình đang bán những gì, cần nắm được những tính năng, ưu điểm của sản phẩm, như vậy bạn mới có thể giới thiệu một cách chính xác và thuyết phục được khách hàng tin tưởng và mua sản phẩm mình đang bán. Và một nhân viên có kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp là người có thể kết nối được với khách hàng, những người có nhu cầu mua hàng hiểu và nắm bắt được mong muốn, thị hiếu của khách hàng, hướng họ đi theo sự tư vấn của mình.
Không chỉ hiểu về sản phẩm của mình, các nhân viên bán hàng còn phải nghiên cứu, tìm hiểu thật kỹ các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh cũng như so sánh các tính năng và đưa ra những giải pháp tốt nhất, mở rộng và làm đa dạng thêm sự lựa chọn của khách hàng. Từ đó để họ nhận định, đánh giá về sản phẩm của bạn.
Một điều quan trọng đối với nhân viên bán hàng chính là tuyệt đối không nên quá khoa trương, phóng đại hay đề cao quá mức về sản phẩm, dịch vụ của mình. Điều này có thể sẽ khiến khách hàng có sự hoài nghi và không tin tưởng về sản phẩm bạn đang bán. Chính vì thế, hãy là một người bán hàng có tâm để tạo được niềm tin với khách hàng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với họ.
3.2.2. Cần phải luôn chu đáo, tận tình với khách hàng
Đối với nghề bán hàng thì “khách hàng được coi là thượng đế”, do đó, nhân viên bán hàng cần phải thật cởi mở, nhã nhặn và chu đáo, tận tình với khách hàng trong bất cứ trường hợp nào. Đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết, thể hiện được thái độ lịch sự cũng như sự tôn trọng dành cho khách hàng của mình. Thực tế có thể thấy, người ta vẫn thường dễ bị thu hút bởi những người chu đáo, lịch sự với mình, vậy nên bạn có thể xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và mang lại cho mình những đối tượng người mua hàng tiềm năng nhất qua thái độ và sự tôn trọng với khách hàng.
3.2.3. Luôn biết lắng nghe và tôn trọng khách hàng
Luôn biết lắng nghe ý kiến từ khách hàng là yếu tố quan trọng nhất của kỹ năng bán hàng mà các nhân viên cần phải có. Có rất nhiều nhân viên khi gặp khách hàng là giới thiệu và chào bán ngay những sản phẩm, dịch vụ mà không để ý đến việc tìm hiểu nhu cầu của họ. Điều này rất dễ khiến cho khách hàng cảm thấy không được tôn trọng và khiến cho nhu cầu mua hàng của họ bị giảm đi. Chính vì vậy, hãy dành thời gian để tìm hiểu và đặt những câu hỏi để nắm bắt cũng như lắng nghe những mong muốn của khách hàng rồi mới tư vấn.
Tuyển nhân viên bán hàng
3.2.4. Có kỹ năng giải quyết các vấn đề
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay, khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn và cũng sẽ khiến họ trở nên khó tính hơn trong việc quyết định mua các sản phẩm. Điều đó cũng khiến những nhân viên bán hàng sẽ thường xuyên phải đối mặt với những sự từ chối, thậm chí cả những thái độ không được thiện cảm từ khách hàng. Và kỹ năng cần có lúc này chính là phải bình tĩnh và tìm cách giải quyết vấn đề để tiếp tục được trên con đường kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó, trong quá trình bán hàng bạn cũng không tránh khỏi việc gặp những bức xúc, khiếu nại, phàn nàn từ khách hàng về sản phẩm cũng như chất lượng phục vụ nên sử dụng cách viết thư xin lỗi khách hàng hay mẫu thư trả lời khiếu nại của khách hàng. Và nhân viên bán hàng phải làm sao để có thể giải quyết một cách ổn thỏa những khúc mắc đó của khách hàng để không làm ảnh hưởng đến họ và vẫn giữ được uy tín cho thương hiệu, công ty để họ tiếp tục tin tưởng, sử dụng sản phẩm của mình
3.2.5. Biết đặt những câu hỏi thông minh với khách hàng
Là một người làm nghề kinh doanh, đừng để bản thân thụ động trước khách hàng, đừng để họ hỏi mình mới trả lời mà hãy chủ động đặt ra những câu hỏi để tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng, từ đó có những giải pháp tư vấn phù hợp. Một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, khéo léo thì cần phải có cách đặt câu hỏi thật thông minh và tùy vào các đối tượng khác nhau sẽ có những câu hỏi khác nhau, phù hợp nhất. Điều đó sẽ tạo cho khách hàng cảm giác được quan tâm và đánh giá bạn là người khéo léo trong công việc.
3.2.6. Luôn tự tin, năng động và linh hoạt
Một người tự tin chắc chắn sẽ giúp tăng khả năng thuyết phục khách hàng hơn và một nhân viên bán hàng hãy luôn biết cách tạo ra một không khí trò chuyện, giao tiếp thoải mái, tự nhiên với khách hàng, thể hiện được sự gần gũi với họ. Điều này sẽ giúp bạn tạo được niềm tin trong mắt khách hàng. Qua cách trao đổi, nói chuyện, khách hàng sẽ có thể đánh giá được về mức độ hiểu biết của nhân viên với sản phẩm như thế nào và chất lượng của sản phẩm ra sao, từ đó mới đưa ra quyết định cuối cùng.
Việc làm
Qua bài biết trên đây của timviec365.vn, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ về bán hàng là gì cũng như những hình thức và kỹ năng bán hàng cơ bản cần có của một nhân viên rồi đúng không? Hy vọng đây sẽ là những thông tin thú vị và hữu ích giúp các bạn thành công trong hoạt động kinh doanh nhé!