Vậy bản năng có vai trò gì đối với con người?
- Bản năng giúp chúng ta ngay từ khi sinh ra: đói tự biết khóc để được bố mẹ/bảo mẫu,… cho ăn, uống.
- Lớn hơn một chút thì bản năng giúp con người tự biết tìm đồ ăn thức uống để sống.
- Đến tuổi trưởng thành thì bản năng giúp con người sinh sản và duy trì giống nòi.
- Khi có con thì bản năng làm cha mẹ sẽ giúp bạn chăm sóc thế hệ con cái.
- Bản năng giúp con người biết tự vệ trước các tình huống khác nhau để bảo vệ chính mình và những người xung quanh.
- Bản năng cần được giao tiếp với những người xung quanh chính là yếu tố giúp ngôn ngữ được hình thành.
- Ngoài ra, còn rất nhiều lợi ích và vai trò từ bản năng tạo nên.
2. Sự khác biệt giữa bản năng và thói quen
Mặc dù đã có khái niệm cụ thể về bản năng, tuy nhiên không ít người vẫn đang nhầm lẫn giữa 2 thuật ngữ bản năng và thói quen này. Vì vậy, trong phần Vua Nệm sẽ giúp bạn phân biệt bản năng và thói quen khác nhau như thế nào. Cụ thể như sau:
- Bản năng là những thứ có từ bẩm sinh, không cần học tập và rèn luyện để hình thành. Ngược lại, thói quen là do môi trường sống, tính cách, sở thích,… hình thành nên. Thói quen thì cần phải học hỏi và làm nhiều để tạo nên.
Chẳng hạn: khát thì tìm nước uống là bản năng của con người. Tuy nhiên, uống 2 lít nước mỗi ngày hoặc uống nước ngọt thay vì nước lọc,… lại là thói quen. Thói quen này được hình thành do con người được báo đài educate rằng mỗi người cần uống 2 lít nước mỗi ngày để tốt cho sức khỏe, do được quảng cáo loại nước uống này ngon, nên thử uống, sau đó uống nhiều lần thì thấy thích. Vậy là hình thành nên các thói quen uống nước ngọt, uống 2 lít nước mỗi ngày.
Bản năng là ngủ chán rồi thì thức, còn thói quen là rèn luyện thời gian đi ngủ khoa học, đúng giờ: 10 giờ tối đi ngủ, 6 giờ sáng thức dậy.
3. Tổng hợp những bản năng tự nhiên của con người
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, con người có rất nhiều bản năng tự nhiên. Trong đó, phải kể tới 10 bản năng dễ nhận thấy nhất là:
3.1. Bản năng sinh tồn
Sinh tồn chính là bản năng giúp con người duy trì sự sống. Đây được coi là một trong số những bản năng quan trọng nhất của con người. Bạn năng này có khả năng tác động đến những bản năng khác như: sợ nghèo đói, ích kỷ,… Đồng thời, nó cũng là động lực để con người đứng dậy sau những lần vấp ngã, gặp chuyện khó khăn, để từ đó nâng tầm bản thân hoàn thiện mỗi ngày.
3.2. Bản năng tình dục
Mặc dù văn hóa Á Đông ngại nhắc đến vấn đề này nhưng đây chính là bản năng của con người. Đây là một loại bản năng cơ bản và khi lớn lên con người sẽ tự phát sinh nhu cầu.
Loại bản năng này có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hằng ngày, vì nó sẽ giúp sinh sản để duy trì giống nòi. Và dù không được dạy thì con người vẫn có thể thực hiện thành công bản năng sẵn có này.
3.3. Bản năng làm cha mẹ
Bản năng làm cha mẹ sẽ xuất hiện ngay khi đứa con đầu tiên của họ xuất hiện. Bản năng này mách bảo họ phải yêu thương, bảo vệ và chăm sóc đứa trẻ của mình một cách toàn diện nhất để trẻ có thể lớn lên trong môi trường tốt nhất. Bản năng làm cha mẹ cũng có mối liên quan trực tiếp với bản năng tình dục.
3.4. Bản năng giao tiếp
Có thể bạn chưa biết giao tiếp cũng là một loại bản năng hoàn toàn tự nhiên. Khi con người gặp gỡ nhau, bản năng muốn nói chuyện, giao lưu chia sẻ với những người xung quanh sẽ được kích hoạt. Bản năng này giúp con người gần gũi nhau hơn, để cùng nhau xây dựng nên cộng đồng chung.
Tất nhiên, bản năng này không quyết định việc họ có giao tiếp tốt hay không. Điều đó sẽ phụ thuộc vào quá trình phát triển, môi trường sống, sự học hỏi mỗi ngày để hình thành nên.
3.5. Bản năng tự vệ
Tự vệ là bản năng tự nhiên thứ 5 của con người. Điều này sẽ bộc lộ rõ nhất khi bạn bất ngờ gặp phải các tình huống nguy hiểm cận kề, xâm phạm đến bản thân. Nó giúp con người vượt qua được nguy hiểm mà đôi khi các kinh nghiệm, bài học trước đó không thể giúp được.
Nói như vậy không có nghĩa bạn nên bỏ qua các bài học về những cách xử lý tình huống. Vì đôi khi cả bản năng và kiến thức sẽ giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn là chỉ sử dụng bản năng đơn thuần.
3.6. Bản năng ghen ghét, đố kỵ
Bản năng ghen ghét, đố kỵ luôn ẩn chứa bên trong mỗi người, và chỉ cần được kích hoạt là sẽ phát ra bên ngoài. Tuy nhiên, nếu không gặp những trường hợp trớ trêu hoặc được rèn luyện trong môi trường tốt thì bản năng này sẽ được kìm hãm, tiết chế phần nào. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc xây dựng các mối quan hệ xã hội.
3.7. Bản năng bắt chước
Khi thấy một điều gì đó mới mẻ và tốt đẹp, theo bản năng tự nhiên con người sẽ có xu hướng học tập, bắt chước để trở nên hoàn thiện và tốt đẹp hơn mỗi ngày. Đây là bản năng đáng quý của con người.
3.8. Bản năng tò mò, hiếu kỳ
Tính tò mò, hiếu kỳ tìm hiểu khám phá những điều mới lạ của con người rất cao, nhất là ở trẻ nhỏ. Bản năng này nếu phát huy đúng tác dụng sẽ giúp con người trở nên tài năng hơn, phát triển hơn.
Bản năng này như một con dao 2 lưỡi có thể khiến chúng ta tốt lên nếu tò mò tìm hiểu những thứ tốt đẹp, có ích nhưng cũng có thể khiến chúng ta trở nên khó ưa trong mắt người khác.
3.9. Bản năng đua đòi
Bản năng đua đòi xuất hiện khi bạn thấy người khác có những thứ mà mình không có, nhưng bản thân lại rất muốn sở hữu chúng. Lúc này, tùy theo môi trường, sự giáo dục, tính cách mà bản năng này sẽ bộc lộ rõ nét hoặc không.
3.10. Bản năng bầy đàn
Con người cũng có bản năng bầy đàn như các loài động vật khác. Tức là ngay từ khi sinh ra, bản năng đã giúp chúng ta có xu hướng sống cùng nhau trong một cộng đồng để cùng nhau tương trợ, phát triển.
Ngoài ra, con người còn rất nhiều bản năng khác mà không phải ai cũng nhận thấy. Hy vọng rằng, bạn sẽ biết cách phát huy những bản năng của mình để làm những điều tích cực mỗi ngày.
>>>Đọc thêm:
- 10 bí quyết dạy con thông minh cực hiệu quả
- Kỹ năng xã hội là gì? 6 kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non
- 10+ kỹ năng sống cho bé cha mẹ nên dạy ngay khi còn nhỏ