Đổi USD ở đâu là hợp pháp? Mức phạt đổi ngoại tệ không đúng nơi

Bán ngoại tệ ở đâu

Đồng đô la Mỹ hay Mỹ kim, USD, còn được gọi ngắn là “đô la” hay “đô”, là đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ. Nó cũng được dùng để dự trữ ngoài Hoa Kỳ. Từ năm 1995 đến nay, đồng đô la đã được lưu hành, trong đó hai phần ba ở ngoài nước.

Nước Mỹ là một trong một số quốc gia dùng đơn vị tiền tệ gọi là đô la. Một vài quốc gia dùng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ chính thức, và nhiều quốc gia khác cho phép dùng nó trong thực tế (nhưng không chính thức). Tuy nhiên theo quy định của pháp luật hiện hành không phải trong trường hợp nào cũng được tự do đổi USD. Vậy đổi USD ở đâu là hợp pháp? Mức phạt đổi ngoại tệ không đúng nơi quy định?

Luật sư tư vấn các quy định pháp luật về quản lý ngoại tệ, ngoại hối: 1900.6568

1. Đổi USD ở đâu là hợp pháp?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 20/2011/TT-NHNN quy định việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép thì địa điểm mua, bán ngoại tệ cụ thể như sau:

Điều 3. Địa điểm mua, bán ngoại tệ

Việc mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép bán ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định của pháp luật.

Việc bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép mua ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định của pháp luật và các Đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép.”

Ngoài ra, tại Điều 6 của Thông tư nêu trên quy định thông báo về việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt như sau:

Điều 6. Thông báo về việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký ban hành Thông tư này, tổ chức tín dụng được phép thực hiện nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ tiền mặt với cá nhân có trách nhiệm:

a) Thông báo bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) về việc thực hiện mua, bán ngoại tệ tiền mặt với cá nhân theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Thông báo danh sách các địa điểm mua, bán ngoại tệ tiền mặt của toàn hệ thống trên trang tin điện tử của tổ chức tín dụng được phép.

c) Thông báo danh sách các địa điểm mua, bán ngoại tệ tiền mặt cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.”

Như vậy, theo quy định thì việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân phải được thực hiện tại các địa điểm được phép mua, bán ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép, phù hợp với các quy định của pháp luật.Riêng việc bán ngoại tệ còn có thể được thực hiện tại các đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép. Các đại lý đổi ngoại tệ là các tổ chức kinh tế đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại Nghị định 89/2016/NĐ-CP.

Tóm lại, để biết chính xác địa điểm mua, bán ngoại tệ hợp pháp, người dân có thể truy cập website của các tổ chức tín dụng và thực hiện mua, bán ngoại tệ tại các địa điểm này để không bị xử phạt.

Xem thêm: Mẫu nội quy công ty, nội quy lao động công ty mới nhất năm 2022

2. Mức phạt đổi ngoại tệ không đúng nơi quy định?

Theo Điều 22 của Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2013 của Pháp lệnh ngoại hối quy định hạn chế sử dụng ngoại hối như sau:

Điều 22. Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối

Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”

Mặt khác, tại Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng cụ thể như sau:

Điều 23. Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối

Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);

b) Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);

c) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;

b) Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;

c) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.”

Như vậy, mức xử phạt khi đổi ngoại tệ không đúng nơi quy định cụ thể như sau:

Thứ nhất, phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);

+ Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);

+ Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.

Thứ hai, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;

+ Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;

+ Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.

Xem thêm: Mua xe bị tịch thu sung công quỹ nhà nước có hợp pháp được không?

3. Đổi tiền USD, ngoại tệ tại tiệm vàng có vi phạm không?

Xét dưới góc độ thực tiễn, hoạt động mua bán ngoại tệ, trong đó phổ biến nhất là mua bán USD tại tiệm vàng vẫn diễn ra công khai và phổ biến. Điều đáng nói, rất nhiều người vẫn không hề hay biết việc đổi USD ở tiệm vàng là vi phạm pháp luật nếu như không thuộc các trường hợp sau đây:

Các điều kiện làm đại lý thu đổi ngoại tệ của tiệm vàng đối với các ngân hàng, tổ chức tín dụng được ngân hnag nhà nước quy định theo Thông tư 18/VHN-NHNN về “Quy định việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép”.

Đặc biệt, mỗi cửa hàng chỉ được làm đại lý cho một tổ chức tín dụng, và chỉ được đặt tại địa điểm trên địa bàn nơi tổ chức tín dụng có trụ sở chính hoặc chi nhánh.

Được thành lập hoặc tiến hành đăng ký kinh doanh theo đúng quy định mà Pháp luật Việt Nam đưa ra.

Địa điểm tiệm vàng quy đổi ngoại tệ nằm ở một trong các địa điểm sau:

+ Cơ sở có bảng hiệu ghi rõ thông tin ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng uỷ quyền cho tiệm vàng mua bán, trao đổi ngoại tệ. Đồng thời thông tin tiệm vàng cũng được thông báo công khai trên trang thông tin của tổ chức tín dụng, ngân hàng đó.

+ Cơ sở mua bán thu đổi ngoại tệ của tiệm vàng được đặt trong khu vui chơi giải trí dành cho người nước ngoài tại Việt Nam hoặc trong khách sạn từ 3 sao trở lên.

+ Tiệm vàng đặt trong văn phòng bán vé máy bay của hãng hàng không.

+ Các tiệm vàng ở sân bay, ở các cửa khẩu quốc tế.

Cơ sở vật chất của tiệm vàng sẽ được cấp phép thu đổi ngoại tệ nếu như có nơi giao dịch riêng biệt, nơi giao dịch trang bị đầy đủ phương tiện làm việc gồm có ít nhất những thứ sau: máy fax, két sắt, điện thoại, bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy quyền, bảng thông báo tỷ giá công khai, tên đại lý đổi tiền tệ, điện thoại.

Nhân viên giao dịch thu đổi ngoại tệ phải trải qua đào tạo, được tập huấn và có chứng nhận của ngân hàng – tổ chức tín dụng về các kỹ năng như vận hành, nhận biết ngoại tệ thật hay giả.

Có quy trình nghiệp vụ thu đổi ngoại tệ, có các biện pháp đảm bảo an ninh và an toàn trong việc đổi ngoại tệ.

Có khu vực tách biệt giữa nơi mua bán ngoại tệ với khu vực kinh doanh mua bán vàng bạc đá quý

Nếu như tiệm vàng không đáp ứng được các yêu cầu, quy định trên thì sẽ không được cấp giấy phép thu đổi tiền tệ. Và các khách hàng đi đổi tiền có thể dựa vào những điều trên để biết hoặc yêu cầu tiệm vàng đưa giấy phép thu đổi ngoại tệ để biết được là tiệm vàng đó có được phép đổi ngoại tệ không. Điều này sẽ giúp khách hàng tránh được tình trạng mất tiền oan và bị phạt nặng do quy đổi trái phép.