Không giống như các loại bánh mang màu sắc tươi sáng khác, bánh gai được bao phủ bởi lớp màu đen đặc trưng. Màu đen độc nhất vô nhị có được là nhờ sự hòa quyện giữa lá gai và bột gạo nếp dẻo thơm. Đây cũng chính là nét hấp dẫn, tạo nên điểm khác biệt cho món bánh ngon ngọt này.
1. Đặc sản bánh gai
Bánh gai là một trong số các loại bánh ngọt phổ biến, có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bánh được coi là đặc sản truyền thống của dân tộc, khiến ai đã một lần nếm thử đều khó lòng quên nổi hương vị. Cùng tìm hiểu lý do vì sao bánh lại có màu đen và một số đặc điểm nổi bật khác của bánh này nhé!
1.1. Tại sao bánh gai có màu đen?
Nguyên liệu chủ yếu của món bánh gai là bột nếp. Để cho ra đời những chiếc bánh dẻo thơm, ngon đúng vị người ta phải lựa chọn kỹ càng, cẩn thận từ khâu chọn nếp đến lúc xay bột và nấu bánh.
Vậy tại sao bánh này lại có màu đen? Sở dĩ màu đen đặc trưng của bánh được tạo ra nhờ sự “góp mặt” của lá gai trong bột nếp. Lá sau khi rửa sạch sẽ được đem đi giã nhuyễn và trộn đều với bột gạo. Trải qua nhiều lần giã, lá gai sẽ chuyển từ màu xanh sang đen và tạo nên thứ màu có một không hai cho món bánh truyền thống này.
1.2. Bánh gai bao nhiêu calo? Ăn bánh gai có béo không?
Một chiếc bánh gai được làm từ các nguyên liệu thiết yếu kể trên ước tính sẽ chứa khoảng 300 calo. Mặc dù với lượng calo này chưa đủ để làm cho bạn béo lên nhưng điều này không có nghĩa bánh gai là thực phẩm có thể giúp bạn giảm cân, kiểm soát cân nặng.
Phần lớn lượng calo trong bánh bắt nguồn từ nhân đỗ và đường. Hơn nữa, bánh làm từ nguyên liệu bột gạo nếp, do đó loại bánh này có hàm lượng tinh bột khá cao.
Chính vì vậy, nếu ăn nhiều bánh gai trong khoảng thời gian ngắn sẽ dẫn đến tích tụ mỡ thừa và gây béo. Bạn nên cân nhắc việc ăn bao nhiêu chiếc bánh mỗi ngày dựa vào hàm lượng calo trung bình của một người trưởng thành là 2000 calo/ngày để tránh tình trạng tăng cân mất kiểm soát nhé!
>>> Xem thêm kinh nghiệm du lịch Nghệ An đầy đủ nhất để có hội thăm quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đẹp và thưởng thức nhiều món ăn ngon, hấp dẫn.
2. Bánh gai là đặc sản ở đâu?
Bánh gai là thức quà đặc biệt, mang đậm ý nghĩa của người dân Việt Nam. Vị ngọt bùi, thơm ngậy của loại bánh này khiến những ai khó tính nhất cũng phải xao xuyến, bồi hồi. Tuy bánh gai có mặt ở hầu hết các tỉnh thành nước ta nhưng mỗi vùng miền lại có đặc trưng riêng biệt khó lẫn vào nhau. Dưới đây là các tỉnh thành có đặc sản bánh gai ngon, chuẩn vị nhất:
2.1. Bánh gai Tứ Trụ – Thanh Hóa
Nhắc đến đặc sản Thanh Hóa, ngoài nem chua còn có món bánh gai Tứ Trụ hay làng Mía trứ danh. Bánh này được làm từ các nguyên liệu thiết yếu như gạo nếp, lá gai, đậu xanh, thịt lợn, vừng rang… Đặc biệt phải kể đến mật mía – “vũ khí bí mật” giúp món bánh gai Tứ Trụ níu giữ thực khách bốn phương.
2.2. Bánh gai Ninh Giang – Hải Dương
Bánh gai Hải Dương đã có mặt tại làng nghề Ninh Giang cách đây gần 700 năm. Trước đây, bánh được gói theo hình tròn, không dùng lá bọc, còn sau này bánh được tạo thành hình vuông bắt mắt và phủ ngoài bởi lớp lá chuối khô. Nhân bánh làm từ mỡ heo, đỗ xanh, mứt bí, mứt sen… tạo nên vị ngọt bùi, béo ngậy ngon ngất ngây khó cưỡng.
2.3. Bánh gai Nam Định
Nguyên liệu để làm được chiếc bánh gai Nam Định khá giống với bánh ở Hải Dương. Phần vỏ bánh được làm từ gạo nếp tháng ba hoặc nếp hương hòa cùng đường mía, bột lá gai tạo nên hương vị bánh gai đặc biệt, ngọt thơm vừa đủ, khó chối từ. Bánh có độ dẻo của nếp kết hợp với hương thơm của lá gai và vị ngon ngọt từ đường mía. Chắc chắn đây sẽ là món quà ý nghĩa để tặng bạn bè, người thân nếu có dịp ghé thăm Nam Định.
2.4. Bánh gai Thái Bình
Bánh gai Đại Đồng, Thái Bình đã có mặt cách đây hơn 400 năm. Phần nhân bánh ngoài các nguyên liệu thiết yếu như đỗ xanh, mỡ heo, cùi dừa… còn có thêm lạc nên khi ăn vào sẽ dậy mùi thơm đặc trưng và vị béo ngậy, bùi bùi, rất ngon. Bạn có thể tìm mua bánh này làm quà ở nhiều hàng quán trên tỉnh Thái Bình hoặc đến trực tiếp thôn Đại Đồng để mua.
2.5. Bánh gai Nghệ An
Bánh gai xứ dừa là đặc sản Nghệ An nổi tiếng mang hương vị thơm ngon, khó gặp được ở nơi thứ hai. Bánh được làm từ nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm như gạo nếp, đậu xanh, cùi dừa già, đường mật… Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên hương vị dẻo thơm, ngọt bùi, đậm chất nắng gió của dải đất miền Trung.
3. Công thức làm bánh gai truyền thống
Bánh gai là đặc sản nổi tiếng của nhiều tỉnh thành như Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An… Mỗi vùng miền sẽ có những bí quyết riêng để cho ra được hương vị đặc trưng, thơm ngon nhất, tuy nhiên, về nguyên liệu cơ bản và công thức để làm bánh gai thì đều trải qua các bước giống nhau nhất định. Dưới đây là cách làm bánh gai truyền thống đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà.
Nguyên liệu chuẩn bị cho 5 – 6 người ăn:
- Bột gạo nếp: 300 gr
- Bột lá gai: 150 gr
- Mật mía: 100 ml
- Đường cát: 100 gr
- Đậu xanh bỏ vỏ: 200 gr
- Ngoài ra còn có vừng trắng, dầu chuối, cùi dừa, lá chuối…
Các bước làm bánh gai truyền thống:
Bước 1: Làm vỏ bánh gai
- Lá gai ngâm trong nước muối loãng, rửa sạch, sau đó đem nấu cho chín mềm, rồi giã nhuyễn, trộn cùng với bột gạo nếp.
- Cho từ từ dầu chuối, mật mía vào hỗn hợp trên, đảo thật đều tay cho các nguyên liệu hòa quyện vào nhau.
- Để yên bột trong khoảng 30 phút
Bước 2: Làm nhân bánh
- Rửa sạch đậu xanh, ngâm trong nước lọc khoảng 2 đến 6 tiếng rồi để cho ráo nước.
- Cho đậu xanh vào chõ hấp, hấp cách thủy 20 phút đến khi đậu nở đều thì thêm lần lượt đường cát, cùi dừa đã bào sẵn, trộn đều.
- Vắt hỗn hợp trên thành từng nắm có kích thước gần bằng quả trứng gà.
Bước 3: Gói bánh
- Rửa sạch lá chuối rồi lau khô bằng khăn ẩm
- Dùng dầu chuối thoa đều lên hai bàn tay rồi lấy từng nắm bột vỏ, ấn dẹp xuống, cho viên nhân bánh đã chuẩn bị vào giữa và bọc sao cho kín nhân.
- Thả bánh vào khay rắc sẵn hạt vừng rang rồi đặt vào giữa lá chuối.
- Gấp hai cạnh lá, ép nhẹ bột tạo thành hình tùy thích, sau đó bạn dùng dây buộc lại để cố định bánh.
Bước 4: Hấp bánh
- Xếp bánh lần lượt vào chõ hấp, hấp cách thủy khoảng 60 phút đến khi bánh chín thì tắt bếp.
- Chỉ với vài bước đơn giản kể trên là bạn đã có được những chiếc bánh gai thơm ngon, béo ngậy chiêu đãi cả gia đình. Bánh sau khi hấp chỉ nên ăn trong 5 – 7 ngày để đảm bảo chất lượng nhất bạn nhé!
4. Hướng dẫn bảo quản bánh gai
Bánh sau khi nấu xong không dùng chất bảo quản thì chỉ để được 2 đến 3 ngày ở nhiệt độ phòng, 5 ngày trong ngăn mát tủ lạnh và 10 ngày ở ngăn đá. Nếu để trong tủ lạnh thì trước khi ăn, bạn cần hấp lại bánh cho mềm và nóng. Tuy nhiên, bánh ngon chuẩn vị và giữ được trọn vẹn mùi thơm nhất khi ăn trong vòng 2 ngày sau khi ra lò.
Bánh gai là thức quà dẻo thơm, ngon ngọt, cực lôi cuốn. Đây cũng là đặc sản nổi tiếng tại Thanh Hóa mà du khách nhất định phải nếm thử nếu có dịp ghé thăm. Ngoài bánh gai, khi đi du lịch Thanh Hóa, bạn có thể thưởng thức các món ngon khác như nem chua Thanh Hóa, chả tôm Thanh Hóa…
Để chuyến du lịch trọn vẹn và có nhiều trải nghiệm lý thú, bạn có thể chọn Vinpearl Hotel Thanh Hóa làm nơi lưu trú. Tọa lạc tại trung tâm thành phố, khách sạn là điểm dừng chân tuyệt vời với dịch vụ nghỉ dưỡng hàng đầu cùng nhà hàng sang trọng, spa, gym, hồ bơi…
>>> Đặt phòng Vinpearl Hotel Thanh Hóa để có những phút giây nghỉ dưỡng tuyệt vời và tận hưởng hàng loạt tiện ích sang trọng, đẳng cấp bạn nhé!
Đặc biệt Vinpearl đang áp dụng chương trình MIỄN PHÍ đăng ký thẻ hội viên Pearl Club với các đặc quyền ưu đãi vô cùng hấp dẫn:
- Giảm thêm 5% trên giá phòng tốt nhất
- Giảm 5% dịch vụ ẩm thực tại Almaz Hà Nội, Vinpearl
- Tích lũy nâng hạng và hàng loạt các ưu đãi khác
>>> Đăng ký hội viên Pearl Club MIỄN PHÍ ngay hôm nay để tận hưởng các đặc quyền ưu đãi tại hệ sinh thái Vinpearl.
Vinpearl hy vọng những thông tin bổ ích trong bài viết trên đã giúp bạn biết được bánh gai là đặc sản của vùng nào và công thức làm món bánh truyền thống ngon đúng điệu. Chúc bạn thành công với những chiếc bánh gai chuẩn vị, ngon ngất ngây để chiêu đãi bạn bè, người thân nhé!
>>> Đừng quên đặt phòng Vinpearl Hotel Thanh Hóa để có trải nghiệm tuyệt vời cùng nhiều dịch vụ nghỉ dưỡng sang trọng bên những người thân yêu.