Dậy thì sớm khiến trẻ có những biến đổi chuyển tiếp thành người trưởng thành quá sớm, gây ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của trẻ. Đa phần các trường hợp dậy thì sớm chỉ là sự trưởng thành trước tuổi. Tuy nhiên, một số bệnh lý cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này, có thể kể đến như u não, u giáp, u nang buồng trứng. Ngoài ra, gia tăng quá nhiều lượng estrogen vào cơ thể qua thức ăn nhanh cũng thúc đẩy quá trình dậy thì sớm ở trẻ. Vậy khi nào cần đưa con đi khám dậy thì sớm?
11/05/2021 | Top những câu hỏi thường gặp về kinh nguyệt ở tuổi dậy thì29/04/2021 | Các biểu hiện dậy thì sớm ở trẻ mà phụ huynh không nên bỏ qua16/04/2021 | Báo động: Trẻ dậy thì muộn do lạm dụng thuốc Corticoid từ chính sự chủ quan của cha mẹ
1. Cách xác định thời điểm dậy thì ở trẻ
Dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp để trở thành người lớn, trẻ sẽ có nhiều thay đổi thất thường về cảm xúc và hành vi, cùng sự phát triển thể chất dễ nhận thấy. Giai đoạn dậy thì tốt sẽ giúp trẻ có hành trang sức khỏe và tinh thần tốt nhất để trưởng thành.
Dậy thì sớm đang ngày càng phổ biến ở trẻ em hiện nay
Thường bé gái sẽ dậy thì sớm hơn bé trai cùng tuổi, bắt đầu ở khoảng 13 – 15 tuổi. Cả hai giới khi đến tuổi dậy thì sẽ phát triển chiều cao vượt bậc, tổng chiều cao phát triển ở giai đoạn này ở bé gái đạt khoảng 25cm, còn ở bé trai là 30 cm. Thời gian dậy thì ở mỗi trẻ có thể khác nhau, rơi vào khoảng 2 – 4 năm.
Ngoài phát triển chiều cao, các bé còn phát triển những đặc điểm giới tính rõ ràng của hai giới. Ở bé gái, ngực sẽ to dần, xuất hiện lông mu, lông nách cùng mụn trứng cá, cuối cùng là xuất hiện kinh nguyệt. Ở bé trai, dương vật và tinh hoàn sẽ to dần lên, cùng với đó là sự xuất hiện của lông mu, lông nách và mụn trứng cá. Cơ bắp đặc trưng cũng phát triển, cuối cùng là hiện tượng xuất tinh.
Trẻ được coi là dậy thì sớm khi thời điểm bắt đầu dậy thì ở bé gái là trước 8 tuổi (có kinh nguyệt trước 10 tuổi) và trước 9 tuổi ở bé trai.
2. Dậy thì sớm ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?
Tỷ lệ trẻ em dậy thì sớm hiện nay đang ngày càng cao, điều này gây ra nhiều hệ lụy cho sự phát triển sau này của trẻ như:
Dậy thì sớm làm giảm khả năng phát triển của trẻ
2.1. Giảm khả năng phát triển
Dậy thì sớm thường khiến đầu xương đóng khép sớm, vì thế sẽ rút ngắn thời kỳ sinh trưởng, dài ra của xương. Điều này giải thích vì sao trẻ dậy thì sớm thường có chiều cao thấp hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
2.2. Tăng nguy cơ bệnh lý
Bé gái dậy thì sớm có nguy cơ bị ung thư vú, bệnh lý tim mạch và cao huyết áp cao hơn so với trẻ bình thường, đặc biệt ở tuổi mãn kinh.
2.3. Giảm lưu lượng tuần hoàn máu
Bé gái có kinh nguyệt quá sớm, đặc biệt khi trước 9 tuổi thì các cơ quan, trong đó có hệ tim mạch chưa phát triển toàn diện thì nguy cơ thiếu hụt máu là rất cao. Tuần hoàn máu bị ảnh hưởng sẽ làm giảm oxy lên não, gây chết tế bào thần kinh và dẫn đến đột quỵ. Dù nguy cơ đột quỵ ở trẻ là khá thấp song ảnh hưởng của thiếu máu do có kinh nguyệt sớm là mối đe dọa lớn.
2.4. Tăng nguy cơ bị lạm dụng tình dục
Trẻ dậy thì sớm có cơ thể phát triển gần tương đương với người trưởng thành trong khi tinh thần chưa phát triển tương ứng. Cùng với đó, vấn đề giáo dục giới tính ở Việt Nam còn hạn chế, khiến trẻ chưa nhận thức tốt về lạm dụng tình dục và ý thức tự bảo vệ bản thân. Trẻ có nguy cơ bị lạm dụng tình dục, ham muốn sớm dẫn đến rủi ro quan hệ tình dục sớm là rất cao.
Dậy thì sớm thường khiến trẻ tự ti hơn
2.5. Ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý
Trẻ nhỏ sống và phát triển trong môi trường gia đình, trường lớp và xã hội, trong đó phần lớn thời gian là cùng bạn bè cùng trang lứa. Việc dậy thì sớm sẽ khiến trẻ gặp phải những mặc cảm do khác biệt về hình thể so với bạn bè cùng tuổi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm lý, sự tự tin của trẻ.
2.6. Hạn chế trong chăm sóc bản thân
Khi đến tuổi dậy thì, trẻ cần tự nhận thức và chăm sóc cơ thể tốt hơn. Song do độ tuổi còn nhỏ, khả năng tiếp thu và đối phó với sự thay đổi của cơ thể còn hạn chế nên thường thiếu kỹ năng chăm sóc bản thân. Với cả trẻ trai và trẻ gái, chăm sóc không tốt đều ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe sinh sản sau này.
Vì thế, nên chăm sóc trẻ đúng cách để giai đoạn dậy thì đến đúng độ tuổi sinh lý, trẻ có thể phát triển toàn diện hơn.
3. Bác sĩ tư vấn: Khi nào cần đưa con đi khám dậy thì sớm
Việc thăm khám và điều trị dậy thì sớm sẽ giúp hạn chế, ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy khi nào cần đưa con đi khám dậy thì sớm? Cha mẹ cần lưu ý quan sát, đưa trẻ đi khám nếu thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu dậy thì sớm hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
Trẻ dậy thì sớm sẽ cao vượt trội sớm hơn trẻ cùng trang lứa
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất gồm:
Tăng trưởng chiều cao vượt trội
Cha mẹ sẽ thấy trẻ có chiều cao vượt trội rõ rệt so với các bạn, đặc biệt là trẻ cao lên nhanh chóng trong thời gian ngắn.
Biểu hiện dậy thì trên các cơ quan
Ở bé gái, ngực phát triển, mọng lông nách, lông mu sớm, có kinh nguyệt trước 8 tuổi và hình dát cơ quan sinh dục ngoài thay đổi.
Ở bé trai (< 9 tuổi), tìm các dấu hiệu lông mu, lông nách, trứng cá, giọng trầm, tinh hoàn hoặc dương vật to lên.
4. Phương pháp điều trị dậy thì sớm ở trẻ
Trẻ bị dậy thì sớm hoàn toàn thường cần điều trị để làm chậm quá trình này lại, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ. Thuốc ức chế dậy thì là các thuốc nội tiết tố thường được chỉ định, thuốc sẽ ức chế tuyến yên tiết hormone sinh dục nên sẽ làm giảm sự phát triển sinh dục. Kết quả là các dấu hiệu dậy thì của trẻ sẽ chậm lại.
Điều trị dậy thì sớm cho trẻ bằng thuốc nội tiết tố
Như vậy, điều trị dậy thì sớm ở trẻ chỉ có thể làm chậm quá trình này, không chữa được hoàn toàn. Đặc biệt, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, nếu tự ý dùng, trẻ có thể phải đối mặt với những ảnh hưởng bất lợi như: thay đổi nội tiết, lão hóa sớm, đau, hạn chế sự phát triển,…
Nắm được khi nào cần đưa con đi khám dậy thì sớm sẽ giúp các bậc phụ huynh chủ động hơn trong việc chăm sóc trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chủ động phòng ngừa dậy thì sớm ở trẻ bằng việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ lượng và khuyến khích trẻ tăng cường vận động.