Là một cụm từ chỉ những phương thức, cách thức được đưa ra nhằm giải quyết một vấn đề được đưa ra. Cụ thể, phương pháp là gì và có những cấp độ phương pháp nào? Cùng đội ngũ Invert tham khảo ngay!
1. Phương pháp là gì?
Về khái niệm, phương pháp được hiểu là cụm từ để chỉ những cách thức, thường lối mang tính hệ thống được đưa ra nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó. Những phương pháp này có thể rút ra từ các kết quả mà cá nhân nhận thức được từ thực tiễn khách quan.
Hiện nay, người ta thường chia phương pháp thành những cấp độ khác nhau. Trong đó bao gồm:
- Phương pháp riêng: Đây là những phương pháp được sử dụng từ kiến thức chuyên ngành riêng biệt, những đối tượng thuộc ngành khác sẽ không thể áp dụng được phương pháp này vào thực tiễn để giải quyết vấn đề. Mỗi ngành khoa học đều có phương pháp tiêng, sử dụng riêng cho ngành của mình. Chẳng hạn như ngành giáo thì sẽ có phương pháp giảng dạy, phân tích, công an thì có phương pháp điều tra, theo dõi…
- Phương pháp chung: Đây là những phương pháp mà mọi cá nhân hoặc tổ chức thuộc các chuyên ngành khác nhau đều có thể sử dụng nhằm mục đích đáp ứng mục đích của bản thân. Chẳng hạn như phương pháp ghi nhớ, phương pháp giảm cân, phương pháp làm đẹp…
- Phương pháp chung nhất: Đây là những phương pháp được áp dụng cho tất cả các ngành khoa học, chẳng hạn như phương pháp triết học.
2. Một số phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay
Mỗi lĩnh vực hiện nay sẽ có những phương pháp trình bày hoặc giải quyết vấn đề khác nhau. Cụ thể, chúng tôi xin phép được giới thiệu 2 phương pháp được sử dụng phổ biến là phương pháp ghi nhớ và phương pháp tác động tâm lý.
a. Phương pháp ghi nhớ
Ghi nhớ không chỉ đơn thuần là “học vẹt” nhớ trong khoảng thời gian ngắn mà ghi nhớ cũng cần nhớ lâu, nhớ kỹ. Để có thể nhớ được lâu và hiểu nội dung cần ghi nhớ, bạn có thể áp dụng những quy trình ghi nhớ dưới đây!
Biết cách sắp xếp công việc hợp lý
Khi thực hiện phương pháp ghi nhớ, bạn cần biết cách để sắp xếp công việc của chính mình nhằm hạn chế được những khoảng thời gian thừa thãi trong quá trình ghi nhớ. Trước tiên, bạn hãy ghi ra những công việc bản thân cần thực hiện, sau đó sắp xếp công việc theo quy luật ưu tiên, mức độ quan trọng để giúp bản thân không quên đi những nội dung quan trọng cần thực hiện.
Luôn luôn phải có sự tập trung
Để ghi nhớ lâu và nhớ kỹ, đồng thời hiểu được nội dung cần ghi nhớ thì bạn cũng cần rèn luyện sự tập trung. Khi có sự tập trung lắng nghe, đọc và suy ngẫm thì kiến thức sẽ dễ dàng lưu lại trong ký ức, từ đó giúp bạn dễ dàng trình bày hoặc áp dụng trong mọi hoàn cảnh mà không cần xem lại tài liệu.
Tránh các yếu tố gây nhiễu
Phương pháp để ghi nhớ hiệu quả tiếp theo chính là chủ động tránh những yếu tố gây nhiễu. Thực tế khách quan cho thấy, con người chúng ta chỉ có thể làm việc tập trung, ghi nhớ hiệu quả khi tránh được những yếu tố gây phiền nhiễu. Vì vậy, bạn cần xác định rõ những yếu tố có thể khiến mình bị phân tâm, từ đó chủ động tránh đi khi cần tập trung ghi nhớ.
Luôn ghi lại những ý quan trọng
Việc đọc nội dung, sau đó hiểu và ghi lại những ý quan trọng sẽ giúp bạn có thể ghi nhớ được cốt lõi của vấn đề một cách hiệu quả. Đây cũng là phương pháp ghi nhớ thông minh được nhiều người tin tưởng lựa chọn.
Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể tập luyện thói quen ghi chép, chắt lọc những nội dung quan trọng một cách đầy đủ để có thể ghi nhớ đem lại hiệu quả tốt nhất.
b. Phương pháp tác động tâm lý
Tác động tâm lý là một phương pháp được chúng ta sử dụng hàng ngày. Chẳng hạn, việc khéo léo trong giao tiếp, hành động khen chê cũng là một phương pháp tác động vào tâm lý người nghe.
Việc tác động tâm lý có thể thông qua hình ảnh, lời nói, hành động phi ngôn ngữ, ám thị, sử dụng truyền thông… Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này khi người thực hiện cũng cần có kế hoạch rõ ràng, nắm vững được những đặc điểm tâm lý của đối tượng để đem lại hiệu quả tốt nhất.
3. Cách phân biệt phương pháp và biện pháp
Để phân biệt được phương pháp và biện pháp, chúng ta sẽ cần tìm hiểu về khái niệm, mục đích cũng như ví dụ của từng khía cạnh. Cụ thể:
Phương pháp là từ dùng để chỉ những đường lối, cách thức mang tính hệ thống để giải quyết vấn đề. Chẳng hạn như giáo dục chính là một phương pháp.
Biện pháp chính là cách thức mà chúng ta sử dụng để tác động lên đối tượng nhằm trực tiếp xử lý vấn đề. Chẳng hạn như biện pháp kỹ thuật, biện pháp hành chính… Nhìn chung, biện pháp sẽ giúp chúng ta thực hiện quá trình quản lý đem lại hiệu quả. Chẳng hạn, nếu học sinh chống đối không chịu nghe lời thì giáo viên sẽ áp dụng biện pháp tăng cường kiểm tra, răn đe hoặc xử phạt.
Hy vọng qua những nội dung chia sẻ này, bạn đọc đã hiểu được phương pháp là gì. Từ đó có thể áp dụng được các phương pháp phù hợp cho từng vấn đề gặp phải. và biện pháp khác nhau như thế nào?