1. Biệt thự là gì? Định nghĩa biệt thự
Biệt thự là loại hình được xây dựng trên một khu đất tương đối hoàn thiện, biệt lập với không gian chung. Bên ngoài biệt thự thường có khoảng sân vườn riêng rộng lớn, bên trong là không gian sống tiện nghi, thoải mái và yên tĩnh. Đồng thời, cấu trúc biệt thự còn phải là sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc và cảnh quan xung quanh, góp phần kiến tạo nên một tổng thể xa hoa, có tính thẩm mỹ cao.
Biệt thự là một từ Việt gốc Hán Nôm, có nghĩa là một ngôi nhà được xây tách bạch với chung quanh. Biệt thự ghi theo tiếng Anh hoặc Pháp cũng đều là villa. Villa để chỉ căn nhà ở vùng quê, nông thôn được sử dụng để nghỉ dưỡng. Người ta cũng hay gọi là biệt thự sân vườn.
2. Định nghĩa biệt thự theo Bộ Xây dựng
Theo Điều 3 Luật nhà ở 2014, biệt thự được quy vào nhóm nhà ở riêng lẻ.
“2. Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.”
Theo Điều 3, Thông tư Số: 38/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng định nghĩa nhà biệt thự tại đô thị như sau:
“1. “Nhà biệt thự tại đô thị” là nhà ở riêng biệt (hoặc có nguồn gốc là nhà ở đang được dùng vào mục đích khác) có sân vườn, có hàng rào và lối ra vào riêng biệt, có số tầng chính không quá 3 tầng (không kể tầng mái che cầu thang, tầng mái và tầng hầm), có ít nhất 3 mặt nhà trông ra sân hoặc vườn, có diện tích xây dựng không vượt quá 50% diện tích khuôn viên đất, được xác định là khu chức năng trong quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”
3. Phân loại biệt thự theo văn bản pháp luật
Phân loại thì phân loại theo văn bản pháp luật theo Thông tư Số: 38/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng, biệt thự được chia làm 3 nhóm:
“a) Biệt thự nhóm 1 là những nhà biệt thự gắn với di tích lịch sử – văn hoá được xếp hạng theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá; biệt thự có giá trị điển hình về kiến trúc do các cơ quan có thẩm quyền về xây dựng – kiến trúc và văn hoá cấp tỉnh phối hợp xác định, lập danh sách và trình ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt;
b) Biệt thự nhóm 2 là những nhà biệt thự không thuộc biệt thự nhóm 1 nhưng có giá trị về kiến trúc do các cơ quan có thẩm quyền về xây dựng – kiến trúc cấp tỉnh phối hợp xác định, lập danh sách và trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
c) Biệt thự nhóm 3 là những nhà biệt thự không thuộc biệt thự nhóm 1 và biệt thự nhóm 2.”
Như vậy, những biệt thự cổ, có giá trị văn hóa, lịch sử, có giá trị về kiến trúc sẽ được liệt vào Biệt thự nhóm 1 hoặc 2. Những loại biệt thự khác sẽ được liệt vào Biệt thự nhóm 3.
4. Phân loại biệt thư theo thiết kế
1. Biệt thự sân vườn
Hiện tại, thực ra hầu hết các loại biệt thự đều là biệt thự sân vườn, tức là có nhà ở giữa và cây cối bao quanh. Biệt thự sân vườn là những căn biệt thự được xây dựng trên một khu đất rộng lớn, có 4 mặt tiếp giáp với thiên nhiên, không gian xung quanh là sân vườn, cảnh quan xung quanh, tiểu cảnh, cây xanh, hòn non bộ, hồ cá,..Đây chính là những nhấn tạo nên sự ấn tượng, độc đáo của biệt thự sân vườn.
Vì thế những căn Biệt thự vườn phải được thiết kế để có thể hài hòa giữa cảnh quan xung quanh. Và thường được xây dựng ở vùng quê yên tĩnh, các khu ngoại ô, với mục đích nghỉ dưỡng là chủ yếu.
2. Biệt thự song lập
Biệt thự song lập gồm 2 căn biệt thự có thiết kế giống nhau nhưng đối xứng nhau thông qua mặt phẳng vách chia đôi. Nhìn tổng thể là một biệt thự, nhưng lại bao gồm 2 biệt thự hợp thành. Thiết kế bên trong là hai ngồi nhà khác nhau. Biệt thự song lập có thể được gọi là biệt thự đối xứng.
Xét về tổng thể, biệt thự song lập sẽ có 4 mặt thông thoáng. Xét riêng từng căn, mỗi căn sẽ có 3 mặt riêng và 1 mặt ngăn chung ở giữa. Biệt thự song lập cần xây dựng trên nền đất bằng phẳng để đảm bảo tính đối xứng từ hai căn đối xứng. Biệt thự song lập thường được xây dựng tại các đô thị nhằm tiết kiệm không gian.
3. Biệt thự đơn lập
Trái với biệt thự song lập, biệt thự đơn lập là một thiết kế riêng biệt “không đối xứng”. Vì là biệt thự, bốn mặt Trái Phải Trước Sau đều thông thoáng. Biệt thự đơn lập thường được đặt ở vị trí trung tâm khu đất. Xung quanh là sân vườn, tường rào bao quanh. Khác với biệt thự song lập, biệt thự đơn lập thường được xây dựng trên khu đất trống, rộng, có diện tích lớn.
Biệt thự đơn lập thiết kế thường rất đơn giản, kiến trúc cũng không cầu kỳ. Nét đặc trưng của biệt thự đơn lập chính là tất cả không gian sống, thư giãn giải trí, tiện nghi hiện đại đều gói gọn trong chính căn biệt thự.
4. Biệt thự liền kề
Còn biệt thự liền kề chính là những ngôi nhà, những căn biệt thự được xây dựng liền kề với nhau và có thiết kế giống nhau về mặt kiến trúc, cảnh quan xung quanh. Thông thường nhà liền kề chỉ có hai mặt thoáng gồm mặt trước và mặt sau nhà, hai mặt còn lại giáp với ngôi nhà bên cạnh. Trong nhiều trường hợp, do thiết kế nhiều căn liền kề chỉ có một mặt thoáng phía trước. Biệt thự liền kề thường có 2 đến 4 tầng.
Biệt thự liền kề là những nhà biệt thự có sân vườn đầy đủ tiêu chuẩn và tiện nghi. Đây là loại hình nhà thường gặp ở các khu đô thị và thị trấn, chủ yếu phục vụ nhu cầu nhà ở và kinh doanh.
5. Biệt thự phố
Biệt thự phố là khái niệm trong thời kỳ hiện đại được mô tả như một căn biệt thự được xây dựng trong không gian hẹp nội đô. Được xây dựng trên khuôn viên đất không quá rộng rãi nhưng cũng đáp ứng đầy đủ công năng như một căn biệt thự khác.
Các mẫu thiết kế biệt thự phố đặc trưng bởi diện tích sân vườn nhỏ hoặc hầu như không có, biệt thự thường có 1 đến 2 mặt tiền. Tuy nhiên dưới sự khéo léo của kiến trúc sư công trình biệt thự phố vẫn lộng lẫy, sang trọng từ phối cảnh mặt tiền bên ngoài cũng như nội thất bên trong.
Sự ra đời của những biệt thự phố sẽ làm đẹp cho không gian chung của khu phố, cũng tạo ra nét đẹp riêng biệt mới lạ cho ngôi nhà của bạn. Sở hữu nhiều ưu điểm trên nên những công trình thiết kế này đang được yêu chuộng nhiều ở Việt Nam hiện nay.
6. Biệt thự mini
Biệt thự mini là biệt thự có diện tích nhỏ, từ 70m2 đến 100m2, thường có từ 2 – 4 tầng. Tuy là biệt thự mini nhưng vẫn đáp ứng tiêu chí bao gồm 3 mặt thông thoáng, trông ra sân vườn và có diện tích xây dựng không vượt quá 50% diện tích khuôn viên.
Không quá đồ sộ, nguy nga song biệt thự mini vẫn đáp ứng được những tiêu chuẩn cơ bản của một căn biệt thự là gì từ đó mang đến một không gian sống tiện nghi, hoàn hảo nhất.
Thay vì một vùng đất rộng lớn, bao la hay chi phí không lồ, việc xây dựng biệt thự mini chỉ cần đến một mảnh đất vừa phải, chi phí đầu tư ít hơn nhưng vẫn giúp gia chủ sở hữu một ngôi nhà đẹp, đầy đủ công năng tiện ích sống bắt kịp được xu hướng hiện nay.
7. Biệt thự hiện đại
Biệt thự hiện đại là biệt thự được thiết kế theo phong cách hiện đại. Trong đó, các nội thất tập trung chủ yếu là công năng áp dụng những công nghệ hiện đại, tránh các phụ kiện, kiến trúc rườm rà, các trang trí cầu kỳ như phong cách tân cổ điển và cổ điển. Đây là phong cách được rất nhiều người lựa chọn nhất là đối với những gia đình trẻ phong cách sống theo xu hướng hiện đại.
8. Biệt thự cổ điển
Biệt thự kiến trúc cổ điển nổi bật những họa tiết, hoa văn phù điêu đắp nổi vô cùng tinh xảo, sự kết hợp giữa chất liệu và màu sắc ăn ý lẫn nhau làm nên vẻ đẹp huyền bí, có sức quyến rũ mãnh liệt cụ thể làm nên những công trình nghệ thuật đặc sắc.
Nhắc tới những thiết kế biệt thự cổ điển luôn gắn liền với sự bề thế, đồ sộ giống như những tòa lâu đài, không chỉ nhấn mạnh kiến trúc ngoại thất bên ngoài mà nội thất bên trong cũng được chăm chút tỉ mỉ từng tí một với những họa tiết cầu kỳ làm tăng sự đẳng cấp cho toàn bộ công trình.
Chất liệu gỗ tự nhiên gia công tỉ mỉ, chất liệu đá hoa cương, mạ vàng cũng như chất liệu vải nhung cao cấp…cùng những màu sắc vàng, gam màu trắng, tối được ứng dụng nhiều trong phong cách.
Biệt thự phong cách cổ điển gắn thường được xây dựng trên một khuôn viên rộng rãi với chi phí xây dựng cao. Ra đời từ rất lâu song những công trình kiến trúc cổ điển chưa bao giờ lỗi thời.
9. Biệt thự tân cổ điển
Biệt thự tân cổ điển được xem là kiến trúc mới được cách tân từ phong cách cổ điển. Ở dạng tinh khiết cổ điển là một phong cách chủ yếu bắt nguồn từ kiến trúc Hy Lạp cổ điển và kiến trúc của kiến trúc sư Ý Andrea Palladio nhấn mạnh vào bức tường chứ không phải là ve phối hợp màu sáng tối và duy trì bản sắc của từng bộ phận đó.
Biệt thự kiến trúc tân cổ điển nhắc đến sự đơn giản thông qua việc thiết kế không gian theo cách tối giản nhất, bớt cầu kỳ họa tiết rườm rà kết hợp với những đường nét phóng khoáng nên tạo được gần gũi cho người nhìn đang được nhiều người Việt yêu thích hiện nay.
Không tập trung vào một chi tiết biệt thự tân cổ điển là tổng thể hài hào với những đường chỉ, họa tiết nhẹ đơn giản, nội thất đặc trưng các đường cong uyển chuyển cùng với những gam màu nhẹ như màu trắng mang đến nét kiêu sa đầy thanh lịch.
10. Khu biệt thự compound
Compound tiếng Anh nghĩa là khép kín. Khu biệt thự compound là một khu biệt lập khép kín, có đầy đủ tiện nghi và an ninh nghiêm ngặt tối đa 24/24. Theo đó mọi hoạt động của các dân cư có thể được thực hiện ngay bên trong khu đô thị mà không cần phải di chuyển ra bên ngoài. Các dự án khu biệt thự compound được xây dựng theo tiêu chuẩn cao cấp, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ cuộc sống của những gia đình giàu có, các doanh nhân, nghệ sĩ…
11. Biệt thự nghỉ dưỡng
Biệt thự nghỉ dưỡng là loại hình biệt thự tương đối phổ biến hiện nay. Loại hình thiết kế này để du khách đến nghỉ dưỡng, tham quan, thư giãn. Biệt thự nghỉ dưỡng gồm nhiều loại hình nhỏ khác.
Thiết kế biệt thự nghỉ dưỡng được chăm chút từ kiến trúc cho đến nội thất mang tính thẩm mỹ cao nhằm gây ấn tượng cho khách hàng. Mỗi căn biệt thự đều đường trang bị đầy đủ tiện tích sống hoàn hảo để phục vụ cho khách du lịch, những chuyến nghỉ mát của đoàn thể, công ty hay tổ chức.
Biệt thự nghỉ dưỡng thường được xây dựng ở những vị trí, các điểm du lịch nổi tiếng ở các vung ven biển, vùng núi, môi trường nghỉ dưỡng trong lành, yên tĩnh và thường tích hợp các dự án resort hay tổ hợp khách sạn và dịch vụ tiện ích biệt thự.
12. Biệt thự tứ lập
Biệt thự tứ lập là một cụm Biệt thự gồm 4 căn được xây dựng với nhau tạo thành một khối kiến trúc tổng thể nhưng có thể thiết kế tách Biệt nhau nhưng có kiến trúc và nội thất giống nhau. Biệt thự tứ lập được thiết kế hạn chế tối đa các vách ngăn giữa các phòng để có tầm nhìn rộng lớn nhất hài hòa với thiên nhiên.
Ngoài ra, còn có nhiều loại hình biệt thự phân theo kiến trúc, phong cách thiết kế, công năng sử dụng như: biệt thự ghép khối, biệt thự villa, biệt thự du lịch,…