Nếu hoạt động trong lĩnh vực Marketing thì chắc hẳn bạn đã nghe qua từ CIP, nhưng không mấy hiểu được từ đó là gì và tại sao các doanh nghiệp hiện tại luôn muốn xây dựng CIP chuyên nghiệp trong thị trường hiện nay. Thông qua bài viết này, Fedu sẽ chia sẻ về CIP là gì? lợi ích khi xây dựng CIP cho doanh nghiệp và những bí quyết ứng dụng trong Marketing để phát triển hình ảnh thương hiệu công ty.
1. CIP là gì?
CIP hay còn gọi là hệ thống nhận diện thương hiệu được viết tắt từ cụm từ “Corporation Identify Program”. CIP là gói giải pháp hệ thống toàn diện cho doanh nghiệp thông qua sự sáng tạo, đồng bộ về hình ảnh, biểu tượng diễn đạt đầy đủ tính chất, bản sắc của một công ty.
Bộ nhận diện thương hiệu đó được xây dựng từ logo, danh thiếp, profile, các ấn phẩm tờ rơi hoặc brochure,…Nó giúp doanh nghiệp tiếp cận tới người tiêu dùng gần hơn bằng những quảng bá hình ảnh một cách nhất quán. Việc xây dựng một hệ thống nhận diện thương hiệu luôn được đặt hàng đầu. Đây là bước đệm giúp cách nhà doanh nghiệp xây dựng được sự khác biệt của mình với các đối thủ cạnh tranh khác.
CIP được xem là công cụ khắc ghi dấu ấn riêng của doanh nghiệp trong tiềm thức của khách hàng và nhân viên. CIP thành công khi chỉ cần thoáng nhìn thấy màu sắc hoặc font chữ logo người khác có thể nhận ra ngay thương hiệu này.
2. Lợi ích của việc xây dựng CIP là gì?
Để hình tượng hơn trong cách xuất hiện của thương hiệu, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu xây dựng CIP cho quá trình xây dựng thương hiệu của mình. Một số công ty “cổ thụ” cũng đã và đang thay “áo mới” cho cuộc hành trình hội nhập đã đến hồi tăng tốc của Việt Nam trên trường thế giới. Vậy lợi ích của việc xây dựng CIP là gì? Đó là:
Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng
Bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp sẽ diễn đạt được bản sắc công ty thông qua hình ảnh bằng việc sử dụng các biểu tượng và ngôn từ. Bộ nhận diện thương hiệu hội tụ đầy đủ các yếu tố, được cấu thành từ thiết kế logo, bao bì sản phẩm, slogan, Profile, cho tới ấn phẩm quảng cáo.
Giá trị thương hiệu được hình thành từ lần đầu tiếp xúc giữa các vật phẩm được thiết kế đồng bộ và nhất quán. Chúng sẽ tạo ra điểm riêng giúp khách hàng dễ dàng phân biệt được thương hiệu doanh nghiệp bạn với các thương hiệu khác.
Gia tăng sự tin tưởng và hiệu quả kinh tế
Lợi ích to lớn nhất của việc xây dựng nhận diện thương hiệu đó chính là tăng hình ảnh chuyên nghiệp và tạo sự tin tưởng cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp. Không những thế, CIP còn giúp doanh nghiệp gia tăng được hiệu quả kinh tế và giúp đẩy giá trị của dịch vụ hoặc sản phẩm cao hơn những doanh nghiệp không xây dựng được CIP.
Gia tăng sự trung thành với thương hiệu từ khách hàng
Có thể nói việc xây dựng một hệ thống nhận diện thương hiệu giúp công ty hình thành nên một chuỗi nhất quán hình ảnh khi gia tăng sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định. Khi khách hàng đã tin tưởng về chất lượng của doanh nghiệp, ho sẽ không ngần ngại sử dụng tiếp những loại hình mở rộng của công ty.
3. Những thành phần cơ bản của CIP là gì?
Thông thường, bộ CIP thường bao gồm ba phần chính sau
Logo bao gồm những yếu tố sau: ý nghĩa logo, kích thước chuẩn, bộ màu chuẩn (CMYK, Panton…), font chữ chủ đạo…
- Vật phẩm nội bộ bao gồm: tông màu sử dụng cho vật phẩm nội bộ, giấy ghi chú, danh thiếp, phong bì, bìa kẹp, nhãn CD, túi giấy, giấy in văn bản…
- Vật phẩm đối ngoại bao gồm tông màu sử dụng cho thiết kế vật dụng quảng cáo (POSM), áp phích, băng rôn, tờ rơi, presentation, trang web, áo mưa, cửa hàng, đồng phục…
Tùy đặc điểm doanh nghiệp mà thiết kế sẽ phát triển thêm một số vật dụng riêng biệt theo yêu cầu của doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung thì CIP sẽ bao gồm ba phần chính như đã kể trên.
Những lưu ý khi thiết kế một bộ CIP hoàn chỉnh
Để ra được một bộ CIP hoàn chỉnh, doanh nghiệp có thể dựa vào những điều đơn giản nhất như đối tượng khách hàng, đặc điểm sản phẩm hay mục tiêu phát triển. Hoặc cho đến những điều phức tạp hơn như sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của công ty. Doanh nghiệp có thể đưa ra những yêu cầu cụ thể, rõ ràng nhằm đảm bảo rằng những nhà thiết kế có thể hiểu được hoàn toàn ý đồ của công ty trong bộ hệ thống nhận diện thương hiệu
Bộ CIP với ba yếu tố cốt lõi là hình tượng, màu sắc và font chữ sẽ phối hợp với nhau tạo lên được cách xuất hiện hoàn hảo cho thương hiệu của bạn. Nếu những phân tích ban đầu, công ty càng có sự chú ý, đầu tư bao nhiều thì bộ CIP làm ra càng chính xác, tránh những thay đổi hoặc bổ sung không cần thiết sau này. Bởi chúng dễ gây ra phiền toái trong việc ứng dụng hay nhận biết lại thương hiệu của công ty.
Kết luận
Qua những chia sẻ về CIP là gì và những lợi ích mà chúng mang lại cho doanh nghiệp, ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu (CIP). Một doanh nghiệp muốn duy trì và phát triển trên thị trường hiện tại, không thể nào không xây dựng cho mình một hình ảnh gắn liền với công ty để quảng bá và đưa ra chiến lược truyền thông hiệu quả.