Brand Identity Là Gì? Ví Dụ Về Các Brand Identity Thành Công

Brand identity là gì

Tương tự như cá nhân của mỗi người, thương hiệu của doanh nghiệp cũng cần đến các đặc tính độc nhất nhằm tôn lên giá trị của thương hiệu và khiến nó trở nên đặc biệt với thị trường. Do đó, không thể phủ nhận tầm quan trọng của brand identity trong các doanh nghiệp.

Vậy brand identity là gì? Làm thế nào để xây dựng hệ thống brand identity hiệu quả? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu câu trả lời trong bài viết này nhé.

Brand identity là gì?

Hiểu một cách đơn giản, brand identity là những yếu tố liên quan đến thiết kế logo, hình ảnh, màu sắc, icon, typo, v.v của một thương hiệu. Thông qua bộ nhận diện thương hiệu, khách hàng sẽ dễ dàng nhận biết và phân biệt thương hiệu của bạn với các thương hiệu khác.

Ngoài ra, brand identity còn là yếu tố quan trọng quyết định đến sự nhất quán trong thương hiệu và tạo được khả năng ghi nhớ tốt cho từng khách hàng đối với thương hiệu doanh nghiệp.

Do đó, để có được một bộ nhận diện thương hiệu đẹp trước tiên bạn cần hiểu rõ về định nghĩa brand identity là gì. Thực tế thì các khái niệm về thương hiệu, xây dựng thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu thường mang tính hoán đổi và được hiểu theo một khái niệm nhất định là thương hiệu. Trong đó:

  • Brand – Thương hiệu là khái niệm về nhận thức của cộng đồng đối với doanh nghiệp, công ty nào đó.
  • Branding – Xây dựng thương hiệu: Chính là khái niệm được sử dụng để chỉ các hoạt động marketing nhằm xây dựng nhận thức của khách hàng, đối tác về doanh nghiệp, công ty.
  • Brand identity – Bộ nhận diện thương hiệu là tổng hợp tất cả các thành tố nhằm xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu đúng đắn về doanh nghiệp, công ty lên cộng đồng.

Có thể nói, brand identity chính là cách giúp cho khách hàng dễ dàng nhận diện được thương hiệu của bạn. Thông qua đó khách hàng sẽ dễ dàng nhận biết được sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp qua màu sắc, hình khối và thông điệp mà bạn muốn gửi gắm đến họ.

Tầm quan trọng của brand identity

Truyền tải giá trị cốt lõi của thương hiệu

Một trong số những yếu tố tạo nên giá trị cốt lõi của thương hiệu chính là màu sắc và thiết kế logo của thương hiệu.

Ví dụ các thương hiệu nổi tiếng sử dụng màu sắc nổi bật của chính thương hiệu mình để tạo nên sự khác biệt và giúp khách hàng ghi nhớ đến doanh nghiệp mình như: màu đỏ của Coca Cola, màu vàng của Ikea, v.v.

Tương tự, màu sắc của logo thương hiệu cũng thế, chỉ cần nhìn vào màu của logo khách hàng sẽ lập tức nhớ đến thương hiệu của doanh nghiệp bạn. Việc càng nhiều người nhìn thấy được thương hiệu thì càng gia tăng thêm độ phủ sóng và niềm tin của doanh nghiệp cho thương hiệu đó.

Đọc thêm: Branding Trong Marketing Là Gì? Tất Tần Tật Về Làm Brand Marketing

Xây dựng lòng trung thành

Lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp là điều quan trọng giúp doanh nghiệp đi đến sự thành công. Và brand identity chính là bộ mặt của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo nên sự độc đáo, mới lạ cho chính mình.

Sự kết hợp hoàn hảo giữa brand identity và brand image sẽ góp phần tăng độ phủ của thương hiệu, đồng thời giúp thương hiệu xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng của mình.

Tạo nên doanh thu

Các thương hiệu lớn sẽ được khách hàng sẽ luôn nhớ đến bộ nhận diện của thương hiệu đó là gì. Cụ thể khi nhắc đến các sản phẩm như iPhone, Macbook, Airpod bạn sẽ nhớ ngay đến quả táo khuyết.

Việc tạo nên được bộ nhận diện thương hiệu độc nhất, đặc biệt sẽ là cách giúp khách hàng nhớ đến các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Điều này có thể chứng minh thông qua các sản phẩm của Apple, mặc dù phiên bản chưa được trình làng như lại được khách hàng săn lùng.

Trong tâm trí của khách hàng Apple được đánh giá là thương hiệu số một trong ngành. Điều này đã được khẳng định nhờ sản phẩm của thương hiệu không ngừng được cải tiến liên tục.

Bên cạnh sản phẩm chất lượng Apple còn khéo léo trong cách tạo ra bộ nhận diện thương hiệu khác biệt, giúp cho người dùng dễ dàng nhận biết được ngay thương hiệu này chỉ qua thiết kế logo.

Bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ gồm những gì?

Logo

Logo được coi là nhân tố nhận diện đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp cần phải có. Các doanh nghiệp hiện nay chỉ sử dụng một logo chính, tuy nhiên trong một số trường hợp cần sử dụng các bản thiết kế logo dự phòng để thay thế khi cần thiết.

Các logo của doanh nghiệp sẽ bao gồm nhiều thiết kế khác nhau, cụ thể

  • Logo chính
  • Logo thay thế
  • Logo đen trắng
  • Logo dọc
  • Logo hình vuông
  • Logo ngang
  • Logo xám

Tông màu thương hiệu

Nhân tố tiếp theo chính là tông màu mà doanh nghiệp sẽ sử dụng trong thiết kế logo của mình là tông màu gì.

Chắc bạn cũng biết rằng mỗi màu sắc đều mang trong mình một ý nghĩa riêng, một câu chuyên riêng giúp bạn dễ dàng truyền tải thông điệp của thương hiệu mình đến với mọi người.

Do đó, dựa vào bảng màu sắc bạn nên lựa chọn tông màu nào cho phù hợp với những điều mà bạn muốn hướng đến. Cụ thể:

  • Màu đỏ: Thể hiện sự nhiệt huyết
  • Màu cam: Đem đến sự trẻ trung, nhẹ nhàng
  • Màu vàng: Gam màu của bình minh, của sự hạnh phúc
  • Màu xanh lá cây: Cho thấy sự hài hòa, dịu nhẹ
  • Màu xanh dương: Đem đến sự yên bình và tim tưởng cho người nhìn
  • Màu tím: Gam màu hoàng gia
  • Màu nâu: Cho thấy sự nổi bật, phá cách trong logo của doanh nghiệp.
  • Màu đen: Thể hiện được sự tinh tế, hiện đại.

Slogan

Sau khi đã tìm được tên thương hiệu phù hợp, bước tiếp theo bạn cần làm là sáng tạo slogan cho thương hiệu của mình để lan tỏa thông điệp mà bạn muốn truyền tải đến khách hàng, đối tác trên thị trường.

Thường thì slogan của thương hiệu sẽ được gói gọn trong độ dài 8 từ ngắn gọn, xúc tích. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải gây được ấn tượng đặc biệt với khách hàng của mình.

Slogan cũng là bạn đồng hành cùng doanh nghiệp bạn trong suốt thời gian phát triển. Do đó, cần không khéo khi lựa chọn slogan cho thương hiệu mình.

Nội dung hình ảnh

Tùy và từng sản phẩm/dịch vụ mà mỗi doanh nghiệp sẽ có cách riêng để thuyết phục khách hàng. Tuy nhiên, đối với brand identity bên cạnh logo, hình ảnh, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến nội dung hình ảnh.

Hãy đem đến cho khách hàng những nội dung, hình ảnh có giá trị. Đặc biệt là phải phù hợp với mục tiêu, định hướng hay phương châm mà doanh nghiệp đang muốn hướng đến. Cụ thể:

  • Hình ảnh đăng trên Instagram, Blog, Facebook, Twitter.
  • Hình ảnh, video đăng trên Youtube.
  • Kích thước được dùng để ghim trên Pinterest.
  • Các bài viết có hình ảnh được đăng trên Tumblr.

Phong cách thiết kế

Hãy chọn cho bộ nhận diện của thương hiệu mình một phong cách thiết kế riêng, độc đáo và khác biệt đây được cho là điều quan trọng và cần thiết mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải thực hiện.

Cho dù thiết kế cổ điển hay thiết kế material design hiện đại, nó sẽ giúp tạo ra các thiết kế thương hiệu phù hợp hơn.

Phương tiện truyền thông

Sự phát triển không ngừng của các phương tiện truyền thông đã giúp cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng nhiều hơn thông qua các trang mạng xã hội.

Do đó, để gây được ấn tượng tốt với người đọc thì hình ảnh, content, màu sắc, phông chữ, v.v cần phải ấn tượng. Đặc biệt thiết kế phải thống nhất, không gây rối mắt mà vẫn thu hút được sự chú ý của người đọc.

Vậy nên, doanh nghiệp cần đầu tư kỹ về hình ảnh, đảm bảo hình ảnh sao cho chất lượng phù hợp với từng kích cỡ theo yêu cầu của mạng xã hội.

Sản phẩm, dịch vụ

Bên cạnh logo, hình ảnh trên các trang mạng xã hội, bạn cũng cần chú ý đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bao gồm:

  • Vỏ ebook
  • Infographic
  • Tài liệu quảng cáo/tờ rơi quảng cáo
  • Quảng cáo sản phẩm/dịch vụ trực tuyến, ngoại tuyến
  • Catalog/Lookbook của sản phẩm
  • Túi Goodie (là túi được dùng để đựng quà tặng hoặc tài liệu quảng cáo)

Các bước xây dựng brand identity là gì?

Xác định đối tượng người dùng, tuyên bố giá trị & đối thủ

Cũng giống như bất kỳ khía cạnh nào khác của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng thương hiệu. Bước đầu tiên trong việc tạo ra bộ nhận diện thương hiệu là hoàn thành nghiên cứu thị trường bằng cách xác định đối tượng người dùng, hiểu rõ giá trị khách hàng đang cần, cũng như điều đối thủ cạnh tranh đang làm để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu sao cho đúng cách.

Điều gì làm cho doanh nghiệp của bạn trở nên độc nhất so với đối thủ cạnh tranh trong cùng một phân khúc thị trường? Những gì bạn có thể cung cấp cho người tiêu dùng của bạn mà những người khác không thể?

Có thể nói, việc biết được sự khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh là điều cấp thiết để phát triển một thương hiệu thành công. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ là cách giúp bạn biết được những cách xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đem lại hiệu quả và cách nào không đem lại hiệu quả.

Thiết kế logo

Mặc dù logo không phải là toàn bộ bản sắc thương hiệu, nhưng nó là một yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu – đó là phần dễ nhận biết nhất của thương hiệu doanh nghiệp.

Logo xuất hiện khắp mọi nơi từ trang web doanh nghiệp, đến danh thiếp và ngay cả trên quảng cáo trực tuyến bạn cũng dễ dàng thấy được sự xuất hiện của logo thương hiệu mình.

Có thể nói logo là thiết kế bắt buộc mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có. Bởi đây chính là một trong số những yếu tố tạo nên bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.

Vậy nên, khi thiết kế logo thương hiệu bạn cần lựa chọn những hình ảnh đại diện đặc trưng có thể lột tả hết những gì mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng thông qua logo của mình.

Bên cạnh lựa chọn các thiết kế độc đáo thì màu sắc cũng là yếu tố tạo nên điểm nhấn đặc biệt trong thiết kế logo của doanh nghiệp. Màu sắc sẽ phần nào giúp bạn tạo ra các thiết kế logo độc đáo, mới mẻ mang đậm bản sắc riêng của doanh nghiệp.

Khi thiết kế logo bạn cần chú ý đến tính nhất quán, bởi tính nhất quán được biết đến là yếu tố có thể tạo nên hoặc phá vỡ bản sắc thương hiệu. Ngoài ra, tính linh hoạt cũng rất cần thiết bởi nó giúp bạn dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh các chiến dịch quảng cáo cho phù hợp.

Lồng ghép ngôn ngữ riêng

Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với tính cách thương hiệu sẽ là cách giúp bạn tạo ra một brand identity phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Nếu bộ nhận diện thương hiệu của bạn là cao cấp, hãy sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp; Nếu thương hiệu của bạn thoải mái, hãy dùng những ngôn từ thoải mái, phóng khoáng.

Ngôn ngữ bạn chọn để sử dụng làm thương hiệu sẽ được tích hợp trong toàn bộ hoạt động kinh doanh. Vì vậy điều quan trọng là bạn phải cẩn thận tạo ra giọng điệu sao cho phù hợp với tính cách của thương hiệu mình.

Biết cái gì nên tránh

Bạn có thể làm theo tất cả các bước để tạo ra một bộ nhận diện thương hiệu mạnh. Nhưng nếu bạn mắc phải bất kỳ phương pháp nào sau đây, thương hiệu của bạn có thể chùn bước hoặc thất bại. Do đó, cần biết cái gì nên tránh khi tạo brand identity, cụ thể:

  • Đừng cung cấp cho khách hàng những thông điệp không rõ ràng
  • Đừng sao chép bộ nhận diện thương hiệu từ đối thủ cạnh tranh
  • Đừng đánh mất sự nhất quán giữa trực tuyến và ngoại tuyến.

Kiểm soát, giữ vững brand identity

Tương tự như các khía cạnh khác của hoạt động tiếp thị thương hiệu, rất khó để biết bạn đang làm đúng (và bạn không làm gì) nếu không theo dõi các chỉ số hiệu suất tiếp thị của chiến lược bạn đang thực hiện.

Sử dụng Google Analytics, khảo sát, nhận xét, thảo luận trên mạng xã hội, v.v, để theo dõi thương hiệu của bạn và hiểu cách mọi người nói và tương tác với bạn. Điều này sẽ mang lại cho bạn cơ hội thực hiện các thay đổi đối với thương hiệu của mình khi cần thiết – cho dù đó là sửa chữa sai lầm hay để cải thiện nhận diện thương hiệu.

Việc tạo ra một thương hiệu đáng nhớ đòi hỏi phải sử dụng nhất quán về loại hình, màu sắc, hình ảnh và ngôn ngữ, nhưng điều đó rất quan trọng.

Khi người tiêu dùng ngay lập tức nhận ra bạn là ai và bạn đại diện cho điều gì dựa trên logo, bạn không chỉ là một cái tên và một biểu tượng thì đó là lúc bạn tạo dựng được bộ nhận diện thương hiệu thành công cho doanh nghiệp mình.

Đọc thêm: Bật Mí Bí Kíp A-Z Về Cách Lập Bản Đồ Định Vị Thương Hiệu

Đặc điểm của brand identity ấn tượng

Logo thống nhất

Để có được một brand identity gây ấn tượng với người tiêu dùng thì thiết kế logo phải có sự thống nhất với bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Cụ thể, logo của doanh nghiệp phải giống nhau trên bao bì, sản phẩm. Đặc biệt thiết kế logo không được thay đổi bất cứ điều gì cho dù là chi tiết nhỏ nhất.

Đơn giản, dễ nhớ

Sau khi nắm rõ về branding identity các designer cần tạo ra được một bộ nhận diện thương hiệu có thiết kế đơn giản, dễ nhớ. Đặc biệt là logo, tên nhãn hiệu, v.v cần phải có sự nổi bật, đơn giản, ngắn gọn, không rườm rà nhưng vẫn thể hiện hết giá trị mà doanh nghiệp hướng đến trong bản thiết kế.

Có sự độc nhất

Vì brand identity cho mỗi doanh nghiệp chỉ có một và là duy nhất do đó khi thiết kế bạn cần chú ý đến tính độc nhất. Việc ăn cắp ý tưởng, đạo nhái bộ nhận diện thương hiệu từ các doanh nghiệp khác là điều cực kỳ cấm kỵ trong thiết kế.

Do đó, khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu bạn cần chú ý đến tính sáng tạo, độc đáo để tạo ra những thiết kế brand identity nổi bật, bắt mắt người xem.

Đính kèm văn phòng phẩm

Hình thức nhận diện thương hiệu lên các sản phẩm văn phòng được rất nhiều doanh nghiệp/công ty áp dụng. Việc đính kèm văn phòng phẩm đem lại tính hiệu quả cao đối với khách hàng, giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ và nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp bạn với các thương hiệu khác. Theo đó, brand identity có thể được thể hiện qua quà tặng, đồng phục hoặc card visit.

Ví dụ branding identity nổi bật

Để giúp bạn dễ dàng hình dung được các thương hiệu nổi tiếng đã xây dựng thành công brand identity như thế nào, chúng mình xin chia sẻ 3 ví dụ cụ thể ngay sau đây:

Mastercard: Bản sắc thương hiệu đứng trước thử thách của thời gian

Mọi người đều biết đến logo Mastercard, hai vòng tròn giao nhau trong tông màu đỏ, vàng và cam đặc trưng của Mastercard. Nếu để ý bạn sẽ biết được bộ nhận diện thương hiệu của Mastercard đã được thay đổi đôi nét vào năm 2016.

Sự thay đổi này hầu như không đáng chú ý trong thiết kế bộ nhận diện thương hiệu Mastercard chính là chìa khóa để đại tu nhận diện thương hiệu hiệu quả. Đồng thời, duy trì các đặc điểm nhận dạng thương hiệu cốt lõi và các yếu tố mà khách hàng có thể nhận ra khi xen lẫn vào một vài nét mới mẻ, hiện đại.

Bộ nhận diện thương hiệu Mastercard là một thiết kế điển hình trong việc duy trì tính nhất quán của thương hiệu, sử dụng các thiết kế nhận dạng thương hiệu tương tự cho dòng thương hiệu thanh toán của công ty.

Và việc sử dụng một bảng màu khác giúp thương hiệu dễ dàng phản ánh đặc điểm nhận dạng riêng biệt của tấm thẻ này.

Coca-Cola: Thương hiệu hơn 130 năm tuổi mang tính biểu tượng

Coca-Cola được thành lập vào năm 1886 , và mặc dù bản sắc thương hiệu của nó đã có một số cập nhật trong những năm qua, nó vẫn giữ được những đặc điểm cốt lõi mà nó đã bắt đầu từ 133 năm trước.

Màu đỏ và trắng sáng đặc trưng của thương hiệu có thể dễ dàng nhận biết ngay lập tức, đặc biệt là khi kết hợp với kiểu chữ dễ nhận biết của Coca-Cola.

Netflix: Một bản sắc thương hiệu đơn giản

Netflix là cái tên được xướng trong rất nhiều ví dụ marketing thành công, từ ambient marketing cho đến campaign marketing. Với bradn identity cũng vậy.

Phong cách đơn giản của logo Netflix phù hợp với các dịch vụ dễ sử dụng của công ty, với màu đỏ đặc trưng với kiểu chữ đậm, rõ ràng.

Netflix sử dụng thiết kế logo cơ bản của mình theo những cách độc đáo, riêng biệt. Có thể là trong bao bì in ấn, tài liệu quảng cáo kỹ thuật số. Và thường được sử dụng cùng với các yếu tố xây dựng thương hiệu cho các chương trình và phim khác nhau của công ty.

Lời kết

Qua bài viết trên của Glints chắc rằng bạn đã hiểu được brand identity là gì? Brand identity quan trọng như thế nào trong doanh nghiệp và cách để tạo dựng brand identity hiệu quả.

Mong rằng với những thông tin chia sẻ của chúng mình bạn sẽ biết được cách áp dụng brand identity như thế nào cho thật ấn tượng và thu hút.

Tác Giả