BUN là loại xét nghiệm dùng để kiểm tra nồng độ urea nitrogen trong máu từ đó đánh giá được chức năng của gan và thận. Vì thế, khi kết quả xét nghiệm BUN có bất thường tức là sức khỏe gan hoặc thận đang có vấn đề.
15/06/2020 | Ý nghĩa của xét nghiệm BUN trong chẩn đoán chức năng gan – thận08/10/2015 | Xét nghiệm BUN đo lượng urea nitrogen – một sản phẩm chuyển hoá của protein trong máu
1. Công dụng của xét nghiệm BUN
1.1. BUN là xét nghiệm gì?
Xét nghiệm BUN (Blood Urea Nitrogen) là xét nghiệm dùng để xác định hàm lượng Nitơ có trong Ure. Urea Nitrogen là sản phẩm chuyển hóa quan trọng của protein nên thông qua xét nghiệm này có thể xác định được các thay đổi mới nhất của việc chuyển hóa Protein. Thông thường, khi gan hoặc thận bị tổn thương thì chỉ số BUN sẽ có xu hướng tăng. Do đó, nếu trong máu có quá nhiều Nitơ Urê thì có thể gan hoặc thận đang có vấn đề.
1.2. Tác dụng của xét nghiệm BUN
Xét nghiệm BUN là loại xét nghiệm máu phổ biến nhất được dùng để đánh giá chức năng gan, thận. Thông qua xét nghiệm này bác sĩ sẽ có cơ sở để đưa ra chẩn đoán về:
Xét nghiệm BUN cung cấp cơ sở để đánh giá chức năng của gan hoặc thận
– Suy dinh dưỡng.
– Tổn thương gan.
– Khả năng lưu thông máu kém.
– Đường tiết niệu bị tắc nghẽn.
– Mất nước.
– Suy tim xung huyết.
– Chảy máu dạ dày.
Ngoài ra, xét nghiệm BUN còn được dùng để đánh giá hiệu quả của điều trị lọc máu. Các bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm này như một phần của kiểm tra sức khỏe định kỳ, khi nằm viện, trong hoặc sau quá trình điều trị một số bệnh lý. Tuy xét nghiệm BUN có thể đo được hàm lượng Nitơ Urê trong máu nhưng nó lại không có khả năng tìm ra nguyên nhân khiến cho hàm lượng Nitơ Urê thấp hay cao hơn so với bình thường.
2. Chỉ định, quy trình thực hiện và ý nghĩa của kết quả xét nghiệm BUN
2.1. Chỉ định xét nghiệm BUN
Những trường hợp sau thường được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm BUN:
– Nghi ngờ bệnh thận hoặc tổn thương thận.
– Đánh giá chức năng thận.
– Đánh giá hiệu quả điều trị lọc máu ở bệnh nhân đang thẩm phân phúc mạc hoặc chạy thận nhân tạo.
– Đánh giá chức năng của thận trong việc bài trừ chất thải từ máu.
Với những trường hợp có nguy cơ cao đối với các bệnh lý về thận, nếu xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ urea nitrogen chưa đủ căn cứ để kết luận thì bác sĩ cũng có thể sẽ chỉ định kiểm tra cả nồng độ creatine – một chất hóa học thoái hóa từ chuyển hóa của cơ và vận chuyển từ máu đến thận. Creatine có nồng độ cao dễ là dấu hiệu cảnh báo tổn thương thận.
Ngoài ra, để đánh giá chính xác khả năng của thận trong việc loại bỏ chất thải từ máu, bác sĩ cũng có thể sẽ chỉ định lấy máu để tính tỷ suất ước tính của độ lọc cầu thận.
2.2. Quy trình thực hiện
Về cơ bản, có thể xem xét nghiệm BUN là một phần không thể thiếu trong việc đánh giá chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Quá trình thực hiện xét nghiệm này trải qua các bước như sau:
Nhân viên y tế của MEDLATEC lấy mẫu máu thực hiện xét nghiệm BUN cho khách hàng
– Bước thứ nhất: Bác sĩ đưa ra chỉ định xét nghiệm cho những trường hợp cần thiết như đã nói đến ở trên.
– Bước thứ hai: Chuẩn bị cho xét nghiệm
+ Người bệnh không cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm BUN nhưng cần tránh ăn quá nhiều thực phẩm chứa protein.
+ Một số trường hợp cần sử dụng mẫu máu cho các xét nghiệm bổ sung khác, bác sĩ sẽ có dặn dò chi tiết về những vấn đề cần kiêng hoặc cần chuẩn bị trước khi tiến hành xét nghiệm.
– Bước thứ ba: Lấy máu để thực hiện xét nghiệm
Quy trình lấy máu để làm xét nghiệm BUN được thực hiện tương tự như xét nghiệm máu thông thường. Theo đó, bệnh nhân sẽ được nhân viên y tế lấy máu tĩnh mạch để làm mẫu bệnh phẩm xét nghiệm.
– Bước thứ tư: Đưa mẫu máu đến phòng xét nghiệm
Mẫu máu thu được sẽ được bảo quản trong một ống đựng huyết tương chống đông hoặc ống đựng huyết thanh và chuyển đến phòng xét nghiệm để phân tích.
2.3. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm BUN
– Chỉ số BUN bình thường
Kết quả chỉ số BUN có thể được đo bằng mg/dL (tại Mỹ) hoặc mmol/L (quốc tế) nhưng khoảng giá trị Nitơ Urê máu được xem là trong giới hạn bình thường khi:
+ Với nam giới trưởng thành: 8 – 24 mg/dL (2.86 – 8.57 mmol/L).
+ Với nữ giới trưởng thành: 6 – 21 mg/dl (2.14 – 7.50 mmol/L).
Kết quả xét nghiệm BUN giúp bác sĩ có cơ sở để đánh giá chức năng gan, thận
Tuy nhiên tùy thuộc vào tham chiếu được áp dụng ở các phòng thí nghiệm cũng như độ tuổi của người được lấy mẫu xét nghiệm mà phạm vi trung bình sẽ có sự khác nhau. Thường thì, nồng độ Urea nitrogen có xu hướng tăng theo độ tuổi nên ở trẻ em, chỉ số này thấp hơn so với giá trị bình thường.
– Tăng chỉ số BUN
Nồng độ urea nitrogen cao cảnh báo khả năng thận hoạt động không tốt. Nhất là những trường hợp xét nghiệm BUN cho kết quả vượt quá ngưỡng 50 mg/dL (17.85 mmol/L) thì người được làm xét nghiệm có nguy cơ đối với một số bệnh lý về thận như: suy thận, viêm đài bể thận cấp, viêm vi cầu thận cấp, hoại tử ống thận cấp,…
Ngoài ra, một số trường hợp chỉ số BUN tăng cũng có thể xuất phát từ việc dùng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh.
– Hạ chỉ số BUN
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy mức độ Nitơ Urê máu thấp hơn mức bình thường thì nó có thể cảnh báo tổn thương gan hoặc chế độ ăn uống có vấn đề như: suy gan, thiếu protein, ăn quá nhiều carbohydrate, suy dinh dưỡng, Hydrat hoá quá mức,…
Nói chung, dựa trên kết quả xét nghiệm BUN và thể trạng thực tế của người bệnh, bác sĩ có thể cân nhắc về việc nên thực hiện thêm xét nghiệm bổ sung hay không để xác định chính xác những bất thường tại gan hoặc thận từ đó có hướng đưa ra phác đồ điều trị sao cho hợp lý.
Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp quý khách hàng hiểu hơn về ý nghĩa của xét nghiệm BUN cùng những chỉ số mà nó phản ánh. Nếu cần thêm bất cứ thông tin nào liên quan hay thực hiện xét nghiệm này, quý khách hàng có thể gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để được chia sẻ và đặt lịch xét nghiệm theo yêu cầu. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sở hữu trung tâm xét nghiệm đồng thời đạt hai chứng chỉ quốc tế là ISO 15189:2012 và CAP nên đảm bảo sẽ mang lại kết quả chính xác cho xét nghiệm mà quý khách thực hiện.