Phần mềm Camtasia là gì?
Camtasia (Camtasia Studio) là phần mềm quay/tạo video do TechSmith phát triển. Phần mềm sẽ giúp bạn dễ dàng ghi lại các thông tin, hoạt động trên màn hình máy tính. Hiện tại, Camtasia hoạt động trên cả hai nền tảng Windows lẫn MacOS. Đồng thời, ở Camtasia còn có thể chỉnh sửa video đơn giản trên phần mềm.
Hai tính năng chính của Camtasia
Tại Camtasia sẽ có hai tính năng chính là Ghi màn hình và Chỉnh sửa video.
1. Ghi màn hình
Camtasia tích hợp đầy đủ mọi tính năng mà bạn cần để ghi & lưu lại video lẫn âm thanh từ máy tính với chất lượng cao, sắc nét. Cách thực hiện rất dễ dàng, giao diện hiển thị cực kỳ trực quan cho người dùng.
Đầu tiên bạn muốn ghi lại màn hình đoạn video nào đó thì chỉ cần bấm nút “Record” màu đỏ ở trên cùng bên trái của màn hình.
Khi nhấp vào bản ghi, người dùng sẽ có một giao diện cho phép họ kiểm soát toàn bộ những gì được đưa vào bản ghi này gồm: Màn hình thiết bị, âm thanh từ máy tính của bạn, âm thanh từ micro, video từ webcam,… Và bạn hoàn toàn có quyền chỉnh sửa, thay đổi bản ghi đó phù hợp với mong muốn của mình trước khi chia sẻ lên mạng xã hội hoặc gửi cho bạn bè, người thân.
Ví dụ: Nếu bạn định chia sẻ bản ghi của mình trên Instagram, bạn có thể chọn kích thước phù hợp với Instagram trước khi nhấp vào Ghi.
2. Chỉnh sửa video
Camtasia cũng là phần mềm chỉnh sửa video không thua kém gì chuyên nghiệp nhưng lại hoàn toàn dễ sử dụng. Bạn không chỉ có thể ghi và chỉnh sửa nội dung trên máy tính, bạn còn có thể chỉnh sửa nội dung bạn chụp từ các thiết bị khác. Và các tính năng chỉnh sửa video của Camtasia thực sự ấn tượng và đóng vai trò quan trọng, giúp phần mềm này nổi bật so với các loại phần mềm tương tự khác. Với Camtasia, bạn có thể:
- Nhập tập tin video và âm thanh
- Tách clip hoặc xóa chúng hoàn toàn
- Chèn hàng trăm biểu tượng vào video của bạn một cách dễ dàng
- Thêm đồ họa chuyển động
- Tận dụng các công cụ nhận dạng giọng nói để dễ dàng thêm phụ đề
Nếu bạn thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh của mình để quay video, bạn cũng có thể tận dụng lợi thế của việc Camtasia hoạt động với một ứng dụng đồng hành có tên là Fuse. Fuse có sẵn trên cả Android và iOS và nó cho phép bạn gửi video trực tiếp từ điện thoại của mình đến Camtasia – tất nhiên, ở đó, bạn có thể chỉnh sửa chúng theo ý muốn của mình.
Cho dù bạn quay video trên điện thoại, bằng máy quay chuyên dụng hay trong chính Camtasia, sau khi hoàn tất, bạn có thể dễ dàng tải thành phẩm lên YouTube, Vimeo, Wistia, Instagram,… hoặc bất cứ nơi nào mà bạn muốn chia sẻ.
Xem thêm: Photoshop là gì? Học photoshop để làm gì?
Ưu điểm của Camtasia là gì?
Ưu điểm của Camtasia là dễ sử dụng khi xét đến sự phong phú của các tính năng mà phần mềm này cung cấp.
Phần mềm cực phù hợp với những ai muốn làm video nội dung liên quan đến hướng dẫn, bởi Camtasia cho người dùng ghi lại màn hình của thiết bị. Cực tiện lợi phải không nào.
Và có ứng dụng đồng hành với Camtasia là Fuse. Đây được xem là một lợi thế rất lớn. Điều này có thể đơn giản hóa đáng kể quy trình làm việc khi bạn hoàn toàn dễ dàng chuyển các tệp từ smartphone sang Camtasia.
Camtasia có tính năng cân bằng âm thanh tự động, cho khả năng tự động điều chỉnh âm thanh trong bản ghi. Vì nếu trong một video âm thanh không được nhất quán nghe sẽ rất khó chịu.
Và một điều lợi thế nữa là Camtasia hoạt động trên cả máy Mac và PC.
Nhược điểm của Camtasia là gì?
Camtasia không có trên Web và bắt buộc bạn phải tải xuống và cài đặt phần mềm để sử dụng.
Phần mềm này đòi hỏi bạn có ít nhất 16GB RAM để xử lý các tác vụ, một dung lượng khá nặng, vì thế thiết bị máy tính cấu hình thấp thì sẽ gặp tình trạng giật lag, trải nghiệm không mượt mà. Điều này cũng dễ hiểu, bởi phần mềm này tích hợp khá nhiều tính năng từ cơ bản đến nâng cao.
Nếu bạn dùng miễn phí thì lượng tính năng sẽ bị eo hẹp hơn, đặc biệt là tính năng quay màn hình. Vậy nên, nếu bạn thường xuyên sản xuất video liên quan đến hướng dẫn, dạy học thì có thể đầu tư mua gói nâng cấp để tha hồ khám phá tính năng bên trong phần mềm.
Trên đây là tất cả thông tin bạn cần biết về phần mềm Camtasia. Nếu bạn còn thắc mắc nào, có thể bình luận ngay phía dưới nhé. Chúc các bạn có những trải nghiệm hấp dẫn trên phần mềm Camtasia này.
Xem thêm: Sự khác nhau giữa Lightroom và Photoshop mà bạn cần biết