Chân Mây – Cảng biển tổng hợp đầu mối loại 1 Việt Nam

Chân Mây – Cảng biển tổng hợp đầu mối loại 1 Việt Nam

Cảng chân mây ở đâu

Chân Mây - Cảng biển tổng hợp đầu mối loại 1 Việt Nam

  • Cảng Chân Mây nằm trong địa phận tỉnh Thừa Thiên – Huế, là cửa ngõ hướng ra Biển Đông gần nhất, thuận lợi nhất đối với các vùng miền khu vực Hành lang kinh tế Đông Tây (là nơi kết nối miền Trung Việt Nam với Trung Hạ Lào, Đông Bắc Thái Lan, Myanmar).
  • Đây là cảng chính giữa con đường biển kết nối Singapore, Philippines và Hong Kong (Trung Quốc). Thêm vào đó, cảng Chân Mây nằm ở vị trí trung tâm của Việt Nam, giữa hai đô thị lớn nhất miền Trung là Huế và Đà Nẵng.
  • Chính vì nằm trong vị trí đắc địa như trên mà Chân Mây có lợi thế và tiềm năng rất lớn trong việc vận tải biển, trung chuyển quốc tế.
  • Cảng Chân Mây sở hữu Bến số 1 với 480m cầu bến, trong đó tuyến bến phía biển dài 360m, với độ sâu trước bến -12,5m đủ khả năng tiếp nhận các tàu hàng tổng hợp lên đến 50.000DWT và tàu du lịch quốc tế cỡ lớn có chiều dài đến 362m và 225.282GT
  • Hệ thống kho bãi Cảng Chân Mây với tổng diện tích 12830m2 được xây dựng theo tiêu chuẩn chất lượng cao, được chia theo từng khu vực chuyên dùng phù hợp với điều kiện bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển từng loại hàng hoá.
  • Với khả năng tiếp nhận tàu hàng trọng tải 30.000DWT và tàu khách 100.000GRT, Cảng Chân Mây đã trở thành cảng biển tiếp nhận được cỡ tàu lớn nhất miền Trung.
  • Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, Cảng Chân Mây đã đáp ứng lượng hàng thông qua là hơn 12 triệu tấn, 312.000 khách du lịch tàu biển, kim ngạch xuất nhập khẫu ước tính khoảng 1.050 triệu USD.
  • Như vậy, có thể nói Cảng Chân Mây giường như đã đánh thức vùng Chân Mây – Lăng Cô vốn dĩ hết sức hoang sơ để trở thành Cảng biển Tổng hợp đầu mối loại 1 Việt Nam, đủ khả năng đón các cỡ tàu hàng và tàu du lịch mới nhất và lớn nhất thế giới.
  • Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, trong quy hoạch, đến năm 2020 cảng Chân Mây có 6 bến hàng tổng hợp với chiều dài là 1.680m. Đến năm 2030, cảng Chân Mây có 8 bến hàng tổng hợp với chiều dài là 2.280m; 1 bến chuyên dùng xăng dầu với chiều dài 240m; bến chuyên dùng du lịch cho tàu khách 100.000 GT (dung tích tàu) cập bến.
  • Theo quy hoạch, cảng biển Chân Mây sẽ có lượng hàng thông qua cảng dự kiến vào năm 2030 đạt khoảng 8,9 – 10,2 triệu tấn/năm. Khu bến Chân Mây là bến cảng tổng hợp, container kết hợp phục vụ tàu khách du lịch quốc tế, tiếp nhận tàu hàng tải trọng từ 30.000 đến 50.000 tấn.
  • Giai đoạn năm 2020, xây dựng mới 2 đến 3 cầu cảng cho tàu đến 50.000 tấn (không kể bến phụ); giai đoạn 2030 bổ sung thêm 2 bến tàu hàng 50.000 tấn và 1 bến tàu khách du lịch quốc tế đến 225.000 GT; năng lực thông quan năm 2020 khoảng 0,1 đến 0,2 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 0,3 đến 1 triệu tấn/năm.

Với những định hướng nếu trên, Lec Group tin chắc rằng trong thời gian tới, cảng Chân Mây sẽ phát huy hết được những tiềm năng của mình để xứng đáng với vị thế Cảng biển Tổng hợp đầu mối loại 1 Việt Nam.

Lec Group với hệ thống kho bãi hơn 10.000 m2 tại cảng Chân Mây, chúng tôi không ngừng nâng cao về năng suất, chất lượng, dịch vụ để mang đến cho đối tác một giải pháp tổng thể về Logistics hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.