Giới thiệu chung về cây cau cảnh
Cây cau cảnh được trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á và trở thành biểu tượng quen thuộc của sân vườn Việt Nam. Chúng có tên khoa học là Chrysalidocarpus lutescens, thuộc họ nhà Arecaceae (hay còn gọi là họ nhà cau). Nó sở hữu chiều cao khiêm tốn, chỉ dao động từ 0.7 đến 2m. Đồng thời, thân cây có màu xanh ngả vàng, mang nhiều đốt ngắn giống cây dừa cảnh.
Lá cây cau kiểng khá mỏng mềm, cuống tròn và mọc đối xứng nhau tạo điểm nhấn nổi bật cho không gian. Hoa mọc thành cụm, màu trắng sữa, hương thơm dịu nhẹ lan tỏa khắp sân vườn. Hơn thế, trái cau kiểng còn mọc thành chùm, hình quả trứng, khi chin tô điểm thêm cho nội thất nhà ở thêm bắt mắt và độc đáo.
Ý nghĩa của cây cau cảnh trong nhà
Không chỉ sở hữu vẻ ngoài xanh mướt, sang trọng, cây cau cảnh trong nhà còn mang lại nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy. Nó tượng trưng cho sự bình yên và hạnh phúc cho gia chủ. Đồng thời kiểu dáng thẳng đứng cùng những lá rộng của cây tạo cảm giác che chắn, an toàn cho gia đình. Chúng tạo ra vận khí tốt, áp đảo những xấu xa, phiền muộn cho người trồng.
Đặc biệt, trong một vài sự tích dân gian, người ta biết tới cây cau nhờ vào sự tích ăn trầu. Cũng chính vì thế, cây cau cảnh trong nhà trở thành một phần tất yếu trong kiến trúc cảnh quan Việt Nam. Khách hàng có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt sắc, đồng thời mang những gì mộc mạc và gần gũi nhất vào cuộc sống.
Việc trồng các loại cây cau kiểng trong nhà cũng có tác dụng lọc không khí, mang lại không gian sinh hoạt trong lành, dễ chịu cho gia chủ. Nó giúp người chiêm ngưỡng cảm giác thoải mái, dễ chịu, xua tan đi những áp lực, mệt mỏi trong cuộc sống hằng ngày. Đây cũng chính là ý nghĩa lớn lao giúp cho cuộc sống của khách hàng trở nên đơn giản, bình dị hơn.
Các loại cây cau cảnh hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều loại cau cảnh được trồng phổ biến và trở thành biểu tượng trang trí nội thất nhà ở như: cây cau ta, cây cau đỏ, cây cau mini và cây cau tứ quý. Mỗi một loại đều có những nét đặc trưng cơ bản dưới đây:
Cây cau ta
Cây cau ta hay còn được gọi là cau ăn trầu, cây cau ăn quả. Nó có tên khoa học là Areca catechu và được xuất thân từ các nước Đông Nam á giống cây cau cảnh. Nó sở hữu các lá đơn dài, xẻ thùy hình lông chim vô cùng đẹp mắt. Chiều cao của cây khi trưởng thành lên đến 15m, cao hơn rất nhiều so với các loại cọ cảnh, chuối cảnh và cây trồng trong nhà khác. Quả của cây cau ta có màu xanh, mọc thành buồng với hình quả trứng độc đáo.
Trong một vài trường hợp, cây cau ta được trồng trong sân vườn để lấy bóng mát. Tuy nhiên giá trị chủ yếu của nó nằm ở quả và tính thẩm mỹ bên ngoài. Thông thường giá của chúng rất đắt, được bán chủ yếu vào dịp lễ tết.
Không chỉ vậy, cây cau ta còn sống và sinh trưởng tốt ở mọi điều kiện khắc nghiệt của thời tiết. Nó giảm thiểu thời gian chăm sóc, gieo trồng của gia chủ. Đồng thời mang lại nhiều công dụng hữu ích trong cuộc sống hằng ngày.
Cây cau đỏ
Khác biệt so với các loại cây cau ta, cây cau đỏ có vẻ ngoài tương đối nổi bật so với các loại cây cau cảnh trên. Chúng có thân hình trụ tròn, phân đốt và có những màu đỏ tương đối độc đáo. Đây là nét chấm phá khiến cho loài cây này trở thành tâm điểm chú ý của đông đảo khách hàng trong quá trình lựa chọn.
Thông thường, cây cau cảnh quả đỏ sẽ có tác dụng trang trí trong nội thất và ngoại thất nhà ở. Tuy nhiên ở bất cứ vị trí nào, cây cau đỏ vẫn giữ được những nét đẹp quyến rũ, mới lạ thu hút người nhìn.
Cây cau tứ quý
Cây cau tứ quý được trồng phổ biến ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam – nơi điều kiện khí hậu thuận lợi. Chúng ra quả 4 mùa quanh năm, mang lại nhiều giá trị kinh tế cao cho người trồng. Không những thế, loại câu này còn được gọi là cây công trình, có chức năng làm mát và che chắn khuôn viên, đường phố. Với nhiều giá trị thẩm mỹ và lợi ích kinh doanh cao, cây cau tứ quý trở thành một phần tất yếu cho sân vườn của gia chủ.
Việc trồng cây cau tứ quý trước nhà sẽ tạo nên nguồn vận khí tốt, tạo ra nhiều ý nghĩa phong thủy tốt cho khách hàng. Do vậy, gia chủ cũng nên lưu ý lựa chọn địa điểm thích hợp để nó phát huy tốt vai trò và công dụng hữu hiệu của mình.
Cây cau mini
Ngoài tất cả các loại cau cảnh trên thì cây cau mini cũng được trồng phổ biến trong sân vườn và nhà ở của gia chủ. Nét đặc trưng của loại cây này là thân hình nhỏ bé, xinh xắn. Thân cây của chúng chỉ dao động từ 0.5 đến 2cm, có màu xanh mướt và tương đối thẳng. Chính vì thế, cây cau mini thường được trang trí trên bàn làm việc, phòng khách hoặc phòng ngủ…
Đặc biệt, cây cau mini còn có khả năng lọc sạch không khí, tạo môi trường trong lành và dễ chịu của gia chủ. Nó lấn át đi các mùi khó chịu, thải ra khí oxy cải thiện sức khỏe hằng ngày. Nếu chưa biết phải chọn cây cảnh trong nhà phù hợp thì đây sẽ là loại cây trồng lý tưởng, không thể bỏ qua cho khách hàng.
Có nên trồng cây cau trước nhà? Nên trồng mấy cây?
Trồng cây cau trước nhà được xem là vị trí “đắc địa” mang lại nguồn phong thủy tốt cho gia đình. Bởi lẽ theo một vài quan niệm của dân gian là “trước cau sau chuối”. Do vậy, nó sản sinh ra nguồn sinh khí dương, lấn át âm khí và mang lại những điều tốt lành cho người trồng.
Tuy nhiên, việc trồng cau trước nhà cũng phụ thuộc vào số lượng cây trồng. Vậy nên trồng mấy cây cau trước nhà là hợp lý nhất? Theo quan niệm Phương Đông, nếu trồng cây cau cảnh theo số lẻ tượng trưng có sự trường tồn, vĩnh cửu. Ngược lại những số chẵn bị phạm vào quy luật sinh – lão – bệnh tử (ngoại trừ số 2). Khách hàng chỉ nên trồng 2 cây cau hoặc trồng theo số lẻ. Vì điều này mang lại “tài lộc” và vận khí tốt.
Mỗi số cây đều tượng trưng cho những yếu tố phong thủy khác nhau. Nếu gia chủ mong muốn cuộc sống tốt đẹp, thiên thời địa lợi thì nên chọn trồng 3 cây. Đồng thời lựa chọn trồng 5 cây với ý nghĩa tôn giáo, niềm tin vào cuộc sống. Tùy thuộc vào mong muốn cá nhân và phong cách sân vườn mà gia chủ có thể lựa chọn cách trồng cây cau trước nhà khác nhau, sao cho mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cách trồng và chăm sóc cây cau cảnh
Để sở hữu cây cau cảnh đẹp, mang lại nhiều giá trị thẩm mỹ và ý nghĩa phong thủy cho gia đình, quý khách có thể tham khảo cách trồng cau và chăm sóc chúng như sau:
Cách trồng cau cảnh
Kỹ thuật trồng cây cau rất quan trọng. Bởi lẽ chúng là nền tảng giúp cho gia chủ có thể nhân giống cây trồng, tạo điều kiện thuận lợi mỗi khi trang trí và trưng bày.
Thông thường, cây cau cảnh sẽ được trồng bằng 2 phương pháp chính là gieo hạt và giâm cành. Mỗi một cách đều có những quy trình, cách thức cụ thể như sau:
Trồng cau bằng phương pháp gieo hạt
Đầu tiên, gia chủ nên lựa chọn các hạt cau già, chắc khỏe và không bị sâu bệnh. Sau đó, chuẩn bị loại đất trồng tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt. Khi đã có đủ 2 yếu tố này, khách hàng tiến hành trồng bằng cách ươm mầm hoặc cắm trực tiếp hạt giống vào trong đất. Đồng thời tưới nước để giữ độ ẩm, giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt ở giai đoạn đầu.
Quá trình gieo hạt cây cau cảnh sẽ mất khoảng 1 tuần hoặc ít hơn tùy thuộc vào các điều kiện đất và cây trồng. Tuy nhiên, việc trồng cau bằng hạt sẽ tốn nhiều thời gian, cây phát triển chậm hơn so với phương pháp giâm cành.
Trồng cau bằng phương pháp giâm cành
Khá nhiều công đoạn hơn so với cách trồng cau bằng hạt, việc trồng cau bằng phương pháp giâm cành trải qua các bước như sau:
Bước 1: chuẩn bị các dụng cụ để giâm cành bao gồm dao nhọn, bao nilon và đất trồng
Bước 2: lựa chọn cành cây cau cảnh dài, chắc khỏe và có nhiều lá. Đồng thời dùng dao cắt sát thân và nhúng vào dung dịch kích thích mọc rễ để cành được sinh trưởng, phát triển tốt. Sau khi làm theo những bước trên, gia chủ cắm cành đã chuẩn bị trước vào chậu đất.
Bước 3: che chắn cẩn thận phần đã trồng, tưới nước thường xuyên để duy trì độ ẩm cho đất và giúp cây phát triển.
Thực hiện xong tất cả các bước này, khách hàng đợi thêm 2 đến 3 tuần và thực hiện các bước chăm sóc tiếp theo.
Cách chăm sóc cây cau cảnh
Tương tự như các loại cây cọ cảnh, chuối cảnh, dừa cảnh… cách chăm sóc cây cau cũng phụ thuộc vào các yếu tố dưới đây:
Ánh sáng: Cây cau cảnh là loại ưa sáng, do vậy nó thích hợp trồng trong điều kiện sân vườn của gia chủ. Tuy nhiên, nếu trang trí trong nhà, gia chủ nên đưa chúng ra tắm nắng 3 – 4 lần/tuần để cây có thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng và không bị vàng lá.
Nhiệt độ: thông thường, cây cau cảnh sẽ thích hợp ở điều kiện nhiệt độ tương đối khô nóng. Vì thế nên gia chủ giảm thiểu được thời gian chăm sóc và tưới nước hơn nhiều. Đồng thời bộ rễ của cau có khả năng ăn sâu vào đất, dễ bị ngập úng, giải pháp tối ưu là nên tưới 2 đến 3 lần/ tuần, mỗi lần tưới chỉ nên tưới sơ trên lá, tránh trường hợp đổ trực tiếp vào gốc.
Đất: khách hàng nên lựa chọn loại đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng để cây cau kiểng sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Có thể trộn thêm các loại xơ dừa, mùn trấu để tăng độ màu mỡ cho đất.
Phân bón: cây cau cảnh là loại phát triển và thích nghi được trên nhiều điều kiện khí hậu. Hơn thế, nó không tốn quá nhiều thời gian chăm sóc và phân bón. Gia chủ chỉ nên bón thúc khi muốn cây ra hoa hoạc kết trái, còn các trường hợp trồng, trang trí thông thường thì không cần thiết cho lắm.
Phòng trừ sâu bệnh: khách hàng có thể phòng ngừa sâu bệnh cho cây bằng cách phun các loại thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời thường xuyên quan sát, nắm bắt tình hình sớm để các loại nấm, sâu bệnh không thể tồn tại và gây hại lâu làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng.
Giá bán cây cau cảnh
Hiện nay trên thị trường, giá cả cây cau cảnh dao động từ 100 đến 200 ngàn đồng tùy mẫu mã, đặc điểm của cây. Tuy nhiên, khách hàng cũng nên lựa chọn địa điểm mua, bán câu cau cảnh uy tín để được hưởng chiết khấu ưu đãi lớn, đồng thời cây trồng khỏe mạnh và sinh trưởng tốt hơn.
Trên đây là những thông tin về cây cau cảnh mà sân vườn Xanhou đã tổng hợp và đúc kết lại. Hy vọng sẽ giúp ích cho quy khách trong quá trình lựa chọn, chăm sóc cây trồng.