Cây dây nhện được xem là một trong những loại cây cảnh nội thất hữu ích và vô cùng quen thuộc với mọi người trong khoảng thời gian vài năm trở lại đây. Không chỉ có hình dáng bắt mắt mà loại cây này còn mang những ý nghĩa và tác dụng rất tốt với con người.
Hãy cùng cây xanh Hoàng Gia tìm hiểu qua ý nghĩa của cây dây nhện với những thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan về cây dây nhện
Cây dây nhện còn có nhiều tên gọi khác là Cây lan Chi hoặc Lục Thảo Trổ, Cỏ Mệnh Môn, Luyến Khách…
Cây này có khả năng hấp thụ khí cacbonic và các khí độc vào ban đêm mà không cần ánh sáng nên rất thích hợp để đặt trong phòng ngủ. Với chỉ một Cây Dây Nhện, trong vòng 24h có thể làm sạch đến 85% lượng chất Formaldehyde trong phòng ngủ.
Đây là loài thực vật thân thảo, phần thân bị bao phủ bởi nhiều lớp lá xếp chồng lên nhau. Thân cây ngắn nhưng lá cây lại rất dài, nhọn và xòe ra xung quanh. Lá cây có màu xanh nhạt, mép lá viền trắng. Cánh lá mỏng nhưng lại cứng và giòn.
Cây sống trong một thời gian dài có thể sinh cây con xung quanh. Trường hợp cây dây nhện được trồng trong chậu thì cây con thường mọc dài ra, treo lơ lửng trong không trung và lấy chất dinh dưỡng từ cây mẹ.
Ý nghĩa đặc biệt của cây dây nhện
Cây dây nhện là loại cây để bàn có tác dụng hấp thụ ô nhiễm vô cùng hiệu quả. Có thể hấp thu, làm sạch những khí có hại trong nhà trong khoảng thời gian ngắn.
Loại cây này còn được sử dụng như một loại cây xanh trong văn phòng. Cây có ý nghĩa mang đến sự may mắn và thành công trong công việc. Một chậu dây nhện đặt trên bàn làm việc sẽ làm cho bạn cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc.
Xem ngay: giới thiệu, hướng dẫn kỹ thuật trồng cây ngọc lan đẹp
Tác dụng mà cây dây nhện mạng đến
Cây dây nhện được gọi là” máy lọc không khí”, hấp thụ 80% Formaldehyde, 95% khí CO2, Phenylethylene, benzen do máy photocopy và máy in thải ra. Ngoài ra cây còn hấp thụ cả nicotin có trong khói thuốc lá.
Nhờ khả năng đặc biệt của mình, cây biến chất khí gây ung thư trong không khí như Aldehyde formic thành đường và amino acid. Thân cây có thể dùng làm thuốc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm nhuận phôi, tiêu sưng tán viêm. Dùng thân cây giã nát và đắp vào vết thương có tác dụng làm lạnh vết thương nhanh chóng.
Cách chăm sóc Cây Dây Nhện
Là loài cây tương đối dễ chăm sóc tuy nhiên để cây có thể sinh trưởng, phát triển tốt bạn nên chú ý đến vài yếu tố sau đây:
-
Ánh sáng: Cây ưa bóng và kỵ ánh sáng mạnh. Tuy nhiên đối với cây dây nhện trồng trong nhà trong thời gian dài của mùa hè vẫn có thể phát triển bình thường.
-
Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển là 20 – 24 độ C do cây không chịu được lạnh giá cũng như quá nóng. Vào mùa đông nên duy trì nhiệt độ trên 4 độ C.
-
Nước: cây dây nhện ưa ẩm ướt, hệ thống rễ của cây dự trữ nước rất tốt, khả năng chịu hạn cao nhưng không được để tích nước nên có thể thường xuyên tưới nước lên lá cây để làm sạch.
-
Đất: Thích hợp với loại đất thoát nước tốt và màu mỡ.
-
Phân bón: Nếu không đủ chất dinh dưỡng, lá cây sẽ bị vàng và héo dần. Vào mùa sinh trưởng tốt nhất nên bón 2 tuần một lần phân nước. Những giống cây dây nhện có hoa nên bón một ít đạm. Ngoài ra, khi nhiệt độ xung quanh giảm xuống dưới 4 độ cần ngừng.
Trên đây là ý nghĩa, tác dụng và cách chăm sóc của cây dây nhện mà chúng tôi mang đến cho bạn. Còn chần chờ gì mà không nhanh tay sở hữu cho mình một chậu cây dây nhện để nâng tầm vẻ đẹp cho ngôi nhà của mình. Mọi chi tiết hãy liên hệ với cây xanh Hoàng Gia để được tư vấn nhé!
Xem thêm: Top 10 cây cảnh văn phòng được ưa chuộng nhất hiện nay