Hoa quỳnh: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà

Cây hoa quỳnh

Hoa quỳnh là loài hoa đẹp, chỉ nở vào ban đêm. Tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa, phân loại hoa quỳnh. Tổng hợp 5 hình ảnh đẹp về hoa quỳnh.

Hoa quỳnh có hương thơm đặc biệt như cách mà nó sinh sống và phát triển. Vậy loài hoa này có ý nghĩa và công dụng như thế nào? Cùng Bách hóa XANH tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

1Hoa quỳnh là gì?

Nguồn gốc, ý nghĩa hoa quỳnh

Hoa Quỳnh là một trong những loài cây hoa có vẻ đẹp quý phái và được mệnh danh với cái tên “Nữ Hoàng của Bóng Đêm”. Hoa Quỳnh thuộc họ xương rồng. Trong đó, xương rồng (Cactaceae) có tên khoa học là Epiphyllum oxypetalum, Epiphyllum grandilobum,, Phyllocactus grandis , …

Theo quyển sách “Epiphyllum” của tác giả người Đức có tên Marga Leue thì hoa Quỳnh được khám phá lần đầu tiên tại Nam Mỹ bởi các thủy thủ người Châu Âu cách đây khoảng 250 năm.

Nhưng mãi cho đến một thế kỷ sau đó, hoa quỳnh mới được biết đến nhiều hơn ở Anh và sau đó phổ biến sang cả Pháp, Đức và toàn bộ Châu Âu. Đến năm 1920 thì hoa Quỳnh mới được người dân Mỹ biết đến và chính tại nơi đây đã trở thành nơi sản xuất hoa quỳnh lai giống hay còn được gọi là hybrid, một giống hoa quỳnh đẹp và phổ biến hàng đầu thế giới.

Giới thiệu về cây hoa quỳnhGiới thiệu về cây hoa quỳnh

Trong tất cả các loài hoa, hoa quỳnh không chỉ thu hút mọi người bởi thời gian ra hoa mà đây còn là loài hoa được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa, đẹp lộng lẫy và tỏa sáng trong đêm tối. Vậy bạn đã biết hoa quỳnh có ý nghĩa gì chưa?

Hoa quỳnh chỉ nở một lần duy nhất và sau đó sẽ tàn nên tượng trưng cho “vẻ đẹp chung thủy”, đặc biệt là trong tình yêu sẽ là biểu tượng của một tình yêu chung thủy trăm năm.

Bên cạnh đó, hoa quỳnh thể hiện sự thanh khiết, dịu dàng và e ấp ngại ngùng của người thiếu nữ, đặc biệt tượng trưng cho sự khiêm nhưỡng bởi sự nở về đêm của mình. Đồng thời đó còn là một vẻ đẹp huyền bí và đại diện cho nếp sống âm thầm, lặng lẽ, nội tâm của người phụ nữ.

Mặt khác, hoa quỳnh đối với người phương Tây là một loài hoa tượng trưng cho sắc đẹp rực rỡ nhất thời, chớm nở chóng tàn, vì vậy còn được ví như một cuộc tình mong manh và không bền lâu.

Đặc điểm, phân loại hoa quỳnh

Hoa quỳnh có hai loại là hoa Dạ Quỳnh và hoa Nhật Quỳnh. Mệnh danh nữ hoàng bóng đêm, hoa Dạ Quỳnh sẽ bung tỏa hương sắc và nở vào ban đêm.

Hình dáng của cây hoa khá đặc trưng khi thuộc họ xương rồng. Cây không có lá, thân cây khá dài và uốn lượn, được chia thành các thùy rộng và dẹp với, độ rộng khoảng 1-5cm, độ dày khoảng 3-5mm.

Ý nghĩa hoa quỳnh

Ở Việt Nam, hai loại quỳnh phổ biến là Quỳnh trắng và Quỳnh đỏ, trong đó hoa Quỳnh trắng là loài hoa phổ biến hơn cả.

Quỳnh trắng thường chỉ nở một lần duy nhất vào ban đêm và nở vào khoảng tháng 6 và tháng 7. Sau lần nở đầu tiên, tầm khoảng 3 – 4 tháng sau, cây hoa quỳnh có thể ra hoa thêm một đợt tiếp theo. Cánh hoa Quỳnh trắng mềm mại và mỏng nhẹ, khi kết hợp với nhụy vàng vàng sẽ tạo nên một nét đẹp thanh tao.

Ngoài ra, còn có một loại hoa quỳnh khác có tên là Quỳnh Epiphyllum Hybrids. Đây là loài hoa được lai tạo và cấy ghép từ giống quỳnh nguyên thủy với các giống xương rồng khác nhau nên hoa quỳnh có cái tên đặc biệt này cũng có nhiều màu sắc và kích thước đa dạng.

2Tác dụng của hoa quỳnh

Bạn đã biết về công dụng của hoa quỳnh trong cuộc sống? Hoa quỳnh có công dụng chữa bệnh rất tốt đấy!

Trong các bài thuốc dân gian, hoa Quỳnh được xem là vị thuốc có tác dụng đặc trị các bệnh về hệ hô hấp và phổi. Để chữa trị ho long đờm, người ta lấy hoa quỳnh mới nở đem thái nhỏ và mang đi hấp cách thủy với mật ong hoặc có thể đem nấu với trứng gà để ăn trong ngày.

Công dụng của hoa quỳnh đối với đời sống

Rượu được ngâm với hoa quỳnh tươi, để càng lâu sẽ có tác dụng càng hiệu quả để chữa đau bụng và dùng để bôi các vết bầm tím rất hiệu quả.

Một số tài liệu nước ngoài có ghi chép về tác dụng trị viêm phế quản, lao hạch, lao phổi của hoa quỳnh với thịt lợn. Ngoài ra, hoa quỳnh còn có thể chữa được các bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang hay sỏi đường tiết niệu.

3Cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh

Cách trồng hoa quỳnh tại nhà

Về đất trồng: Nên trồng hoa Quỳnh trong đất giàu hữu cơ và nhiều mùn, đồng thời có chế độ thoát nước tốt. Đặc biệt, không nên trồng hoa trên đất vườn vì cây hoa quỳnh sẽ thiếu dinh dưỡng nên sinh trưởng và phát triển kém.

Về ánh sáng và nhiệt độ: Hoa Quỳnh là loài hoa thích hợp với khí hậu mát mẻ nên bạn có thể trồng hoa ở những nơi có ánh sáng vừa phải hoặc râm mát và có nhiệt độ thích hợp. Thông thường nhiệt độ thích hợp để hoa quỳnh sinh trưởng là 18-28 độ.

Hoa Quỳnh chủ yếu được nhân giống bởi phương pháp giâm cành.

Cách chăm sóc hoa quỳnh

Quỳnh là loài cây chịu khô hạn tốt và là loài hoa dễ trồng, tuy nhiên lại không chịu được ngập úng. Khi trồng hoa Quỳnh cần có mái che để che nắng, che gió, che sương và thường xuyên chăm bón để cây có thể sinh trưởng tốt, đồng thời chóng ra hoa và có tuổi thọ lâu dài.

Đặc biệt, không nên tưới nước thường xuyên cho hoa quỳnh bởi vì chúng không quen chịu được ngập úng. Thay vào đó, nên trồng cây ở những nơi râm mát, đồng thời cần thay đất cho cây vào sau mỗi vụ hoa và khoảng cuối tháng 10.

Bạn nên lưu ý tạo một hệ thống thoát nước cho cây để tránh hiện tượng ngập úng và thối rễ nhé!

Cách chăm sóc hoa quỳnh

Lưu ý khi trồng và chăm sóc hoa quỳnh

  • Quỳnh rất dễ trồng, bẻ cành cắm xuống là có thể mọc rồi. Chọn những nhánh quỳnh mạnh, to, khỏe của các năm trước, năm nay mới có hoa bạn nhé!
  • Hoa quỳnh thường trồng ở chỗ có nhiều nắng chiếu vào nhưng bạn cần phải tránh ánh nắng trực tiếp. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến việc để đất của chậu quỳnh khô mặt, rồi mới tưới nước.
  • Lúc quỳnh chưa ra hoa đầu mùa, bạn hãy để cho chậu quỳnh khô một hoặc hai tuần rồi tưới. Không nên tưới nước quá hường xuyên.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc hoa quỳnh

4 5 hình ảnh đẹp về hoa quỳnh

Hoa quỳnh nở về đêm

Hoa quỳnh màu đỏ trong chậu

Hoa quỳnh hồng khoe sắc

Hoa quỳnh vàng trong nắng

Hoa quỳnh nở rộ

Trên đây là những đặc điểm và ý nghĩa của cây hoa quỳnh mà bạn nên biết. Theo dõi Bách hóa XANH để tham khảo nhiều thông tin thú vị nhé!

Mua trái cây tươi ngon tại Bách hóa XANH nhé:

Bách hóa XANH