Cây nắp ấm: Đặc điểm, công dụng và cách trồng chi tiết

Cây nắp ấm

Cây nắp ấm là cây gì? Cùng Bách hoá XANH tìm hiểu về cây nắp ấm, bao gồm đặc điểm, công dụng và cách trồng chi tiết trong bài viết này thôi nào!

Cây nắp ấm là loài cây có nhiều điểm thú vị và mới lạ. Hãy cùng Bách hoá XANH tìm hiểu rõ thêm về loài cây nắp ấm, từ đặc điểm, công dụng và cả cách trồng cây nắp ấm cách chi tiết nhất nhé!

1Cây nắp ấm là cây gì?

Cây nắp ấm có tên khoa học là Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce., được biết tới với các tên khác như cây nắp bình, cây bình nước, cây bắt mồi,… Cây nắp ấm sống và phát triển chủ yếu ở khu vực nhiệt đới nơi có nhiệt độ nóng ẩm vào ban ngày và mát mẻ hạ nhiệt dần về ban đêm.

Cây nắp ấm thuộc dạng cây leo, cây có chiều cao từ 1 – 2 mét, với đặc điểm là lá hình bầu dục, cuốn dài và càng về đuôi, sẽ dàng uốn cong lại. Phần đầu cuốn nổi bật với tạo hình giống như cái bình nước hình trụ, rộng ở phía cuối bình và hẹp dần lên trên gần nắp ấm.

Cây nắp ấm là cây gì?Cây nắp ấm là cây gì?

2Công dụng của cây nắp ấm?

Công dụng kể đến đầu tiên của cây nắp ấm đó chính thu hút và bẫy côn trùng nhờ vào chất nhầy tiết ra bên trong nắp ấm. Chất dịch sẽ thu hút côn trùng tò mò bay tới, khi đó, nắp sẽ đóng lại chất nhầy khiến côn trùng không thể thoát ra, từ đó sẽ bị tiêu huỷ bên trong nắp ấm, tạo ra nguồn dinh dưỡng tự nhiên để nuôi cây.

Cây nắp ấm sở hữu ngoại hình mới lạ, thú vị không “đụng hàng” với các loại cây kiểng khác, nên cây nắp ấm cũng rất được ưa chuộng để làm cây trang trí trong khuôn viên nhà.

Ngoài tác dụng trang trí, cây nắp ấm còn giúp không khí xung quanh nó được thanh lọc và trong lành hơn.

Bên cạnh đó, cây nắp ấm còn được các thầy thuốc Trung Quốc điều chế thành thuốc để hỗ trợ chữa trị các chứng bệnh như tiêu chảy, gan nhiễm mỡ, viêm gan, cao huyết áp, cảm mạo,…

Công dụng của cây nắp ấm?

3Ý nghĩa cây nắp ấm

Khác với vẻ bề ngoài trông có hơi độc đáo, hung tợn, thì cây nắp ấm lại mang một ý nghĩa vô cùng cao cả. Đó chính là biểu tượng cho hạnh phúc của tình yêu đôi lứa nhờ vào việc thúc đầy hoà khí giữa người với người.

Để cây nắp ấm trở nên trọn vẹn ý nghĩa hơn, thì nên đặt cây ở những hướng tốt như hướng Đông Bắc, Đông Nam hay Đông của ngôi nhà.

Ý nghĩa cây nắp ấm

4Có nên trồng cây nắp ấm trong nhà

Cây nắp ấm được trồng trong nhà với nhiệm vụ đầu tiên là giúp bắt các loài côn trùng như ruồi, muỗi, ong,… bên cạnh đó, nó còn giúp không khí trong lành hơn, có ý nghĩa tốt trong phong thuỷ và còn tạo nên không gian nhà phong phú, thú vị và mới lạ.

Cây nắp ấm được ưa chuộng để trồng và trưng bày phần lớn ở cửa sổ, ban công, sân thượng,… Ngoài ra, còn có thể được trồng dọc lối đi, sân vườn,… mang đến cho ngôi nhà dáng vẻ độc lạ.

Có nên trồng cây nắp ấm trong nhà

5Cách trồng và cách chăm sóc cây nắp ấm

Đất trồng cây nắp ấm

Cây nắp ấm sinh trưởng tốt nhất ở những loại đất chua thiếu dinh dưỡng và nhiều phèn. Vì thế, khi chuẩn bị đất trồng cây nắp ấm, bạn nên trộn mùn cưa và dớn – loại rêu ngậm nước sống chủ yếu ở vùng ôn đới lại với nhau để trồng cây.

Đất trồng cây nắp ấm

Chậu trồng cây nắp ấm

Chậu trồng cây nắp ấm là những chậu nên có lỗ thoát nước phía dưới để tránh không cho cây bị úng nước. Ngoài ra, cũng lưu ý nên chọn những màu sáng, để tránh cho cây bị hấp thụ năng lượng từ mặt trời.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lựa những chậu treo có kích thước nhỏ hơn kích thước của cây, để khi cây trưởng thành, thì cây sẽ thòng xuống dưới trông đẹp hơn.

Chậu trồng cây nắp ấm

Cách trồng cây nắp ấm

Trồng cây nắp ấm bằng cách gieo hạt

Sau khi chuẩn bị xong đất và chậu, bạn gieo trực tiếp hạt giống xuống và nhanh chóng lấp để cây được gieo trồng nhanh chóng. Tránh trường hợp gieo xuống nhưng không trồng ngay, thì cây sẽ khó phát triển.

Trồng cây nắp ấm bằng ngọn

Trông cây nắp ấm bằng ngọn là cách trồng phổ biến nhất. Khi cây nắp ấm đã trưởng thành, thì bạn có thể cắt ngang 1 nhánh nắp ấm và đem đi trồng vào đất mới.

Sau đó, theo dõi quá trình cây mới mọc lên và chăm sóc kĩ càng để cây khoẻ mạnh và không bị sâu bệnh.

Cách trồng cây nắp ấm

Cách chăm sóc cây nắp ấm

Tưới nước: Cây nắp ấm rất dễ sống với mọi thể loại nước, vì thế bạn có thể hoàn toàn dùng nước giếng hay nước máy để tưới cho cây. Bạn nên tưới cây ít nhất 1 lần trong ngày, và nếu có thời gian rảnh, thì bạn nên tưới cho cây nhiều và đều đặn, để cây được phát triển và ra nhiều ấm to đẹp.

Ánh sáng: Cây nắp ấm rất nhạy cảm với ánh sáng quá mạnh và nhiều chiếu thẳng trực tiếp vào nó. Vì thế, bạn nên làm cho cây những dàn che nắng hoặc đặt cây ở những nơi không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào.

Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra cây thường xuyên, để nhanh chóng phát hiện những dấu hiệu sâu bệnh ở cây mà chữa trị kịp thời, tránh làm cây bị héo và chết đi.

Cách chăm sóc cây nắp ấm

Trên đây là những thông tin về cây nắp ấm, bao gồm đặc điểm, công dụng và cách trồng chi tiết mà Bách hoá XANH gửi đến bạn. Hi vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về loại cây nắp ấm này nhé!

Mua trái cây tươi ngon tại Bách hóa XANH nhé:

Bách hóa XANH