Cây ngọc kỳ lân thường được biết đến là cây đươc trồng nhiều trong các ngôi chùa , cây còn có tên gọi khác là cây cây Sala, cây Đầu Lân, cây Hàm rồng, có tên khoa học là Couroupita guianensis, thuộc họ Couroupita guianensis
Cây có nguồn gốc từ các nước nam mỹ, cây thường phát triển khá nhanh trong các khu rừng mưa nhiệt đới, cây được tồng nhiều ở các khu vực nam Á và đông nam á.
Cây ngọc kỳ lân là giống cây than gỗ cao lớn, cây cao trung bình từ 10-30m, cây có thể ra hoa từ gốc tới ngọn, cây ra hoa rất nhiều và mọc thành từng chùm dài có thể kéo dài tới 3m và khá là giống cây sung khi ra hoa và quả ở thân. quả của cây ngọc kỳ lân có đường kính từ 15-24cm và bên trong mỗi quả có chứa từ 200-300 hat/ quả.
1.Cây ngọc kỳ lân gắn liền với phật giáo
cây ngọ kỳ lân xuất hiện nhiều trong các kinh điển của phật giáo, Đức Phật đản sinh ở gốc cây sala (Shorea robusta), trong vườn Lumbini (Lâm-tì-ni), và nhập diệt giữa hai cây sala tại Kusinara (Câu-thi-na). Ngoài ra, vị Phật thuộc Trang Nghiêm kiếp là Phật Tỳ Xá Phù cũng giác ngộ dưới gốc cây sala. Vì thế ngày nay, ngoài cây bồ-đề ra thì cây sala được trồng nhiều trong các khuôn viên xung quanh các ngôi chùa lớn mà ta có thể bắt gặp khi đi vào khu chùa đó.
tại Sri Lanka, Thái Lan và một số quốc gia Phật giáo khác thì cây sala thường bị nhầm lẫn với cây đầu lân này, cũng như với cây vô ưu (Saraca asoca). Do dó tại các chùa chiền cũng thường trồng cây đầu lân. Trong giới chơi cây cảnh ở Việt Nam, cây này có tên là cây ngọc kỳ lân, đầu lân hay hàm rồng.
2.Cây ngọc kỳ lân sử dụng làm thuốc
Đây có thể là tác dụng mà ít ai biết tới được khi quả cây ngọc kỳ lân có tính kháng sinh rất cao, kháng nấm, sát khuẩn và có tác dụng giảm đau rất hiệu quả. Cây thường được dùng để chữa các bệnh về cảm lạnh, đau dạ dày, khi sắt làm nước uống từ lá để sử dụng các bệnh ngoài ra, còn các bộ phân cua cây thì sử dụng làm thuốc điều trị bệnh sốt rét. Bên trong quả có chứa chất khử trùng vết thương rất hiệu quả.