Khi nhắc tới cây tùng người ta thường nghĩ ngay tới “người quân tử” đứng hiên ngang giữa trời đất. Với dáng cây vững chãi, sang trọng quyền quý và mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp nên cây được rất nhiều đại gia yêu thích và lựa chọn trồng làm cây bonsai và trồng ở khuôn viên trong nhà. Cây được gọi với nhiều tên gọi tùy vào từng giống cây tùng.
Hiện nay, cây tùng có giá trị trên thị trường rất cao, bởi vẻ đẹp và phong thủy của cây. Một chậu tùng đẹp bonsai có giá lên tới vài chục tỷ đồng. Vì vậy, cây tùng có giá trị kinh tế cao. Để trồng được cây tùng đẹp có giá trị kinh tế người trồng phải tỉ mỹ chăm sóc. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu sơ qua cho bạn đọc về cây tùng ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây tùng.
1. Giới thiệu sơ qua về cây tùng
– Cây tùng thuộc loại cây lâu năm, họ lá kim có nguồn gốc từ cấc vùng nhiệt đới. Cây mọc thẳng đứng có nhiều có chiều cao từ 10-20m, tán lá dày xanh. Cây tùng có thể trồng làm cây bonsai hoặc trồng làm cây che bóng mát. Cây tùng được trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Tùng có nhiều loại giống khác nhau, tuy nhiên ở nước ta trồng được 6 loại tùng dùng để làm cây cảnh hoặc cây bóng mát sau:
– Tùng la hán hay còn gọi là tùng vạn niên: cây có bộ tán lá dày, nhỏ, xanh tốt quanh năm. Cây tùng trưởng thành có chiều cao trung bình từ 10-15m. Cây có dáng đứng thẳng rất đẹp mắt. Từ thời xưa cây tùng là hán chỉ được trồng trong các gia đình quyền quý, vua chúa thể hiện sự uy nghiêm, đẳng cấp của mình.
Cây tùng la hán bonsai
+ Tùng la hán có tuổi thọ lên tới chăm năm, nên người ta thường xem cây này là loại cây có linh khí, giúp xua đuổi tà mà, cản gió độc, đem đến sự bình an, may mắn cho gia chủ.
– Tùng cối hay còn gọi là tùng búp, duyên tùng: là loại cây được trồng phổ biến nhất ở nước ta. Tùng cối có lá kim, dày , rậm, lá có màu đậm hơn so với những tùng khác. Thân có màu nâu, chiều cao trung bình của cây từ 15-20m, da sần, trên thân có nhiều vết nứt.
Cây tùng cối bonsai uyển chuyển
– Tùng liễu (tùng tí liễu): nếu các loại tùng khác vươn mình lên trên hiên ngang giữa đất trời thì với tùng liễu lại rũ xuống như những nhánh liễu mềm mại. Cây lá kim thường được trồng gần hồ nước soi bóng cây xuống hồ rất đẹp.
– Tùng bách tán: cây có thân thẳng đứng có chiều cao từ 15-20m. Cây có đặc điểm nỗi bật bởi các tán lá được xếp trồng lên nhau lần lượt từ gốc lên tới ngọn.
Tùng bách tán trong chậu
– Tùng đuôi ngựa hay còn gọi là tùng nhựa: Cây tùng này lại còn có 3 loại tùng là: tùng 2 lá, 3 lá và 5 lá. Trong đó tùng 5 lá là loại tùng quý nhất và có giá trị kinh tế cao nhất, thường được trưng bày trong phòng khách.
– Bạch tùng hay còn gọi là cây thông nàng: đối với cây thông này có dáng thân cây nhỏ hơn so với các loại tùng khác, thân lùn, lá kim. Bộ lá của cây bạch tùng này thường khô nên nó không có tính thẩm mỹ cao, loại cây tùng này thường trồng để lấy gỗ.
2. Ý nghĩa cây tùng mang lại
– Từ thời xưa, người ta thường xem các loại cây như Tùng, cúc, trúc , mai là 4 loại cây tứ quý biểu tượng của 4 mùa mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. Trong đó, cây tùng là loại cây có tuổi thọ lâu nhất nên nó tượng trưng cho trường thọ, khỏe mạnh, sức khỏe an khang, sống lâu trăm tuổi. Nên cây thường được làm quà tặng cho người lớn tuổi để mong họ luôn được khỏe mạnh, sống lâu cùng con cháu.
Cây tùng hơn 100 tuổi hiên ngang giữa trời đất
– Cây tùng có thể sống trong thời tiết khắc nghiệt cây vẫn xanh tốt, hiên ngang nên mang ý nghĩa chính trực, kiên cường của người quân tử. Cây thể hiện sự quyền uy, bản lĩnh, sức sống mãnh liệt của người sở hữu cây. Nên cây thường được dùng làm quà tặng cho những người chức cao, quyền quý và những người lớn tuổi trong nhà. Nếu bạn trồng cây tùng chiếm nhiều diện tích bạn cũng có thể chọn loại cây bonsai mini để bàn hoặc cây bonsai với kích thước phù hợp với không gian gia đình bạn.
– Cây tùng còn được thu mua với giá trị kinh tế khá cao, có cây lên tới vài chục tỷ đồng. Với vẻ đẹp bên ngoài và ý nghĩa cây mang lại nên cây được rất nhiều người lựa chọn làm cây cảnh, cây bonsai trong nhà.
3. Kỹ thuật trồng cây tùng làm bonsai
3.1. Nhân giống cây tùng
– Để cây tùng có được cây giống hiệu quả chỉ có phương pháp nhân giống vô tính: là chiết cành và giâm cành.
– Khi giâm cành thường để cành giâm trong bóng mát 1-2 tháng sau đó mới đưa cây ra ngoài ánh nắng để cây có thể hấp thu và giúp cây thích nghi với thời tiết khắc nghiệt. Để cây có thể mang ra vườn trồng cây giống phải đảm bảo chiều cao 80cm mới trồng xuống đất.
3.2. Kỹ thuật trồng cây tùng
– Chuẩn bị đất trồng: Để cây tùng có thể phát triển khỏe mạnh bạn cần chọn lựa đất trồng phù hợp với cây tùng. Đất trồng phải là đất tơi xốp, có độ thoát nước nhanh.
+ Nếu trồng cây tùng làm cây bonsai thì cần chọn lựa chậu phù hợp với kích thước trồng cây và có lỗ thoát nước cho cây. Đất trồng cây trên chậu sử dụng đất thịt nhẹ + sỉ than đập dập + đất vi sinh + phân NPK trộn đều lại với nhau rồi cho vào chậu.
Xem thêm – Gibberellic Acid 90% (GA3) nguyên chất
– Kỹ thuật trồng cây tùng: Chọn cây ngoài vườn vào trồng trong chậu thì nên chọn cây nhỏ có kích thước thân bằng cổ tay xuống để tiện chăm sóc và uốn nắn cây được dễ dàng hơn. Khi đánh cây nên đánh vòng theo hình tròn bầu tránh làm đứt rễ cây quá nhiều, đặt nhẹ nhàng vào chậu sau đó lấp đất lại theo hình mu rùa. Sau khi trồng xong nên tưới nước ngay cho cây và để cây chỗ mát 1-2 ngày.
4. Cách chăm sóc cây tùng
– Nước tưới: Cây tùng là cây ưa ẩm, tuy nhiên bạn cũng không nên tưới quá nhiều nước cho cây, sẽ làm cây bị ngập úng. Chỉ nên dùng vòi tưới phun sương cho cây 2-3 ngày/lần, tùy thuộc vào độ ẩm đất và thời tiết cho cây có lượng tưới khác nhau.
– Ánh sáng: Cây tùng cảnh là cây ưa mát, bóng râm nếu bạn trồng cây tùng trong chậu và đặt trong nhà thì nên phơi nắng cho cây 1 tuần/lần vào sáng sớm từ 7h30-9h30 sau đó mang cây vào trong nhà để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào cây.
– Nhiệt độ: Cây tùng cảnh ưa nhiệt độ mát mẻ, nên đặt chậu nơi thông thoáng tránh nơi có nhiệt độ cao dễ khiến cây bị chết.
– Sâu bệnh hại: Cây tùng là cây ít bị sâu bệnh hại tấn công, tuy nhiên nếu cây không được chăm sóc tốt thì dễ bị bệnh đặc biệt là bệnh mốc rễ, rệp trắng lá là 2 loại phổ biến và thường gặp trên cây. Vì cây tùng có cành lá nhỏ nên cắt tỉa cành sâu bệnh sau đó sử dụng thuốc để đặc trị sâu bệnh. Sau đó đặt cây ngoài trời nắng để loại bỏ bệnh mốc rễ trên cây.