Cây tùng la hán để bàn mini Tùng la hán bonsai – Vườn Cây Xinh

Cây tùng la hán để bàn mini Tùng la hán bonsai – Vườn Cây Xinh

Cây tùng la hán mini

Video Cây tùng la hán mini

Tùng La Hán còn có tên gọi khác là cây vạn niên tùng, tượng trưng cho chữ Thọ, mang ý nghĩa sức khỏe dồi dào. Tùng la hán để bàn có thể được làm quà tặng, quà mừng thọ với mong muốn gia chủ sẽ luôn bình an, khỏe mạnh. Đặc biệt Tùng La Hán bonsai rất hợp với người mệnh Thủy, là loại cây để bàn làm việc cực kỳ phù hợp.

1/ Ý nghĩa của cây Tùng La Hán

1.1/ Ý nghĩa phong thủy

Cây Tùng La Hán có sức sống bền bỉ, chịu được tác động của thời tiết khắc nghiệt nên được xem là loại cây có linh khí mang ý nghĩa trường thọ. Tùng La Hán còn được nhiều người biết đến với ý nghĩa là sự phồn vinh, thịnh vượng.

Tùng la hán để bàn tượng trưng cho sự phát triển không ngừng, vượt qua mọi nghịch cảnh, mang lại sự phồn vinh cho cuộc sống. Với phong thái thanh tao, quyền quý nên tùng la hán thể hiện sự giàu sang, phú quý.

1.2/ Ý nghĩa trong cuộc sống

Tùng La Hán để bàn mang lại nhiều năng lượng tích cực cho bản thân. Ngoài ra, loại cây này được coi là cây trừ tà khí, mang lại bình an cho gia chủ. Cây Tùng La Hán mini là cây cảnh trang trí, thanh lọc không khí mang lại bầu không khí trong lành cho không gian.

2/ Cây Tùng La Hán hợp người mệnh nào, tuổi nào?

Tùng La Hán để bàn mini phù hợp với những người mệnh Thủy, mang lại may mắn, hút tài, hút lộc. Càng phù hợp hơn với những người thường xuyên đi giao tiếp, ngoại giao và thuyết phục người khác.

Mách nhỏ: Thủy sinh Mộc chính vì thế cây Tùng La Hán mini cũng rất hợp với mệnh Mộc.

Về tuổi thì Tùng La Hán để bàn hợp tất cả với mọi tuổi. Đặc biệt là nam giới. Và những người thuộc tuổi: đinh mùi, ất dậu, bính tý, quý tỵ, giáp dần, nhâm thìn, nhâm tuất, đinh sửu, giáp thân, ất mão, bính ngọ, quý hợi,….

3/ Tác dụng của cây Tùng La Hán để bàn

1/ Trang trí nội thất: Tùng La Hán có nhiều kiểu dáng đẹp và lại mắt, rất phù hợp để trang trí nội thất. Mang lại màu sắc hơn cho hiên nhà hoặc ban công, hoặc các văn phòng làm việc.

=> Tùng la hán thích hợp để tại các văn phòng làm việc, nhà ở.

2/ Lọc không khí: Màu xanh quanh năm của lá Tùng La Hán cũng có tác dụng làm sáng không gian, cân bằng âm dương.

3/ Hút từ tính, chất thải độc hại từ các thiết bị điện tử: Tùng La Hán cũng giống các loại cây cảnh trong nhà khác, đều có tác dụng hút từ tính, chất độc hại do các thiết bị điện từ gây ra để bảo vệ sức khỏe.

=> Người thường xuyên làm việc với máy tính nên có một chậu tùng la hán để bàn làm việc để bảo vệ sức khỏe.

4/ Giá bán cây tùng la hán mini để bàn

5/ Cách chăm sóc cây Tùng La Hán bonsai

5.1/ Cách tưới nước

Tùy vào nơi đặt cây mà bạn có thể tưới nhiều hay ít nước. Nếu để Tùng La Hán trong văn phòng thì:

– Mùa đông: Khoảng 2 lần/tuần.

– Mùa hè: Ngày nào cũng tưới.

– Mỗi lần chỉ đủ ẩm đất, tránh tưới nhiều.

Mách nhỏ: Bạn cũng có thể dùng bình xịt để phun nước lên lá hoặc dùng khăn ẩm để lau lá giúp lá cây được sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn, tăng cường khả năng quang hợp.

5.2/ Đất trồng phù hợp

Đất trồng cây Tùng La Hán để bàn không cần có quá nhiều dưỡng chất nhưng phải thoáng.

Mách nhỏ: Bạn có thể dùng tro trấu, xơ dừa, xi than, đá perlite, xỉ than trộn vào đất tạo độ thoáng.

5.3/ Chế độ ánh sáng

Tùng la hán để bàn mini vừa chịu được ánh sáng mặt trời vừa có thể tự thích nghi với điều kiện trong phòng lạnh.

Lưu ý: Bạn có thể để Tùng La Hán ở ngoài trời nhưng tránh để cây phía sau cửa kính và ngoài ban công khi trời nắng gắt vì cây sẽ bị sốc nhiệt, mất nước và bị héo lá.

Mách nhỏ: Bạn thường xuyên phơi cây ra nắng nhẹ lúc sáng sớm (6h – 8h) hoặc chiều muộn (sau 15h) để cây có thể phát triển tốt hơn.

5.4/ Nhiệt độ và độ ẩm tốt nhất

Tùng La Hán là loại cây ưa ẩm trung bình, thân gỗ nên có khả năng chịu hạn tốt. Cây ưa thích nhiệt độ từ 18 đến 30 độ C.

Lưu ý: Cây có khả năng chịu lạnh kém, vào mùa đông, lá cây sẽ trở nên cằn cỗi hơn.

5.5/ Chế độ dinh dưỡng

Là giống cây trồng tự nhiên, Tùng la hán để bànkhông đòi hỏi quá nhiều về phân bón. Tuy nhiên, hàng năm bạn có thể bón Kali để thân cây chắc khỏe, tăng cường màu xanh cho lá.

Lưu ý: Nên hạn chế lượng Đạm (loại phân kích thích tăng trưởng chiều cao, tán lá) nếu bạn để tùng la hán trên bàn làm việc.

6/ Các loại bệnh của cây Tùng La Hán để bàn

6.1/ Nấm lá, rệp lá ở Tùng La Hán

Nguyên nhân: Nấm lá phát sinh do Tùng La Hán đặt ở nơi thiếu ánh sáng. Nấm màu trắng, bám rất chặt ở mặt sau của lá, sau đó lan dần lên cả mặt trên làm cho lá trắng bệch. Nhiều người lầm tưởng lá bị bám bẩn.

Dấu hiệu: Nấm nhiều làm cho lá la hán dầy lên và cong lại, màu xanh của lá giảm đi, cành teo tóp.

Giải pháp:Bạn hãy để cây ra nắng, dùng nước xà phòng rửa chén bát pha loãng với nước tỷ lệ 50:50. Lấy mảnh vải mỏng, nhúng nước xà phòng lau từng lá bị bệnh, cả mặt trên và dưới. Nếu chỉ phun nước xà phòng thì không có tác dụng.

Lưu ý: Tăng cường chăm bón, cây sẽ hồi phục và xanh tươi trở lại.

6.2/ Tùng La hán khô đầu ngọn

Nguyên nhân: Có thể do rầy mềm và sâu vẽ bùa gây ra. Loại sâu này tấn công vào những mầm non khiến cho lá của cây sẽ bị vàng.

Giải pháp:

– Ngắt hết lá bị úa, héo hay sâu ăn hết lá. Sau đó tiến hành phun thuốc để phòng trừ trong giai đoạn này.

– Có thể sử dụng dầu khoáng DC-Tronlec hoặc các loại thuốc trừ sâu thông thường theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Tùng la hán để bàn mini là loại cây có sức sống vô cùng mạnh mẽ, tượng trưng cho sự trường thọ. Cây rất hợp với mệnh thủy và mệnh kim. Đặc biệt, tùng la hán bonsai rất phù hợp với nam giới về cả ý nghĩa và dáng cây.