Top 19 cây Lưỡi Hổ phong thủy giá chỉ từ 125k

Top 19 cây Lưỡi Hổ phong thủy giá chỉ từ 125k

Chậu cây lưỡi hổ

Ý Nghĩa Phong Thủy và tác dụng của cây Lưỡi Hổ

1. Phong thủy

Theo như tìm hiểu của nhiều nền văn hóa phương Tây và phương Đông, thì cây Lưỡi Hổ trong phong thủy có tác dụng trong việc trừ tà, chống lại sự bỏ bùa, đẩy lùi những điềm xấu, đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.

cây lưỡi hổ phong thủy

Người ta tin rằng những ai trồng cây Lưỡi hổ sẽ được Bát tiên tặng cho 8 món quà, được gọi là Bát công đức thuỷ (8 phẩm hạnh tốt đẹp). Ở Trung Quốc, người ta đặt cây ở gần cửa ra vào để tỏ ý đón rước Bát công vào nhà.

Bên cạnh đó, dáng vẻ dũng mãnh của loài cây này cũng khiến cho gia chủ thêm cứng cáp và mạnh mẽ.

2. Tác dụng

Cây có rất nhiều tác dụng lọc khí, trang trí nhà cửa và chữa bệnh.

Lọc khí:

Lưỡi hổ là loài cây được Nasa chứng minh có tác dụng lọc sạch không khí, hấp thụ 107 loại khí độc và đem lại không gian trong sạch.

Cây có thể hút được formaldehyde 0,938 gram/h. Đặc biệt, nó có thể hấp thu cả các độc tố gây ung thư như formaldehyde và nitrogen oxide.

Thông thường, với phòng có diện tích khoảng 75m2, chỉ cần 1 cây lưỡi hổ là đã có thể giữ cho không khí luôn trong lành. Chính vì thế, cây thường được trồng rất nhiều ở sân bay, khu vực công cộng cũng như trong các văn phòng, thậm chí ở phòng khách ngôi nhà của bạn.

Trang trí không gian:

Theo nghiêm cứu khoa học thì cây xanh có tác dụng giúp bạn tăng 15% hiệu suất làm việc và giúp bạn lấy lại cân bằng khi căng thẳng, mệt mọi.

cây lưỡi hổ để trong nhà

Với màu vàng của viền lá tạo nên sự sang trọng, màu xanh giảm căng thẳng. Cây lưỡi hổ sẽ giúp không gian của bạn đẹp hơn.

Chữa bệnh:

– Cây lưỡi hổ có thể làm giảm dị ứng ở da: Cũng giống với nha đam cây có thể giải quyết các vấn đề dị ứng, gây nổi mẩn ngứa ở da do các chất bụi bẩn trong không khí sẽ được loại bỏ do yếu tố thanh lọc rất tốt của lá cây lưỡi hổ.

– Khi da có vết bỏng, cháy nắng hay các vết xước do va chạm: Bạn có thể cắt lát lá lưỡi hổ loại bỏ phần vỏ bên ngoài rồi đắp lên sẽ giúp vết bỏng dịu hơn và không để lại vết thâm.

cây lưỡi hộ trị bỏng

Cây chữa bỏng

– Giúp đẹp da: Hiện nay còn có nhiều loại kem có chết xuất từ cây lưỡi hổ được dùng nhiều trong làm đẹp, sản phẩm thiên nhiên dành tặng cho chị em với tác dụng đẹp da, giúp se khít lỗ chân lông rất tốt.

– Chữa hôi miệng: Với những ai bị hôi miệng, cây lưỡi hổ có thể tạo nên dung dịch nước súc miệng thơm mùi thảo dược. Với loại nước này, bạn có thể súc miệng hàng ngày, giúp kháng khuẩn cao, tăng cường sức khỏe răng miệng, giảm hôi miệng và sâu răng rất tốt.

– Chữa hen suyễn: Ngoài ra, cây lưỡi hổ còn có thể làm dịu cơn hen suyễn. Lấy lưỡi hổ cho vào nước nóng, sau đó hút lấy hơi đang bốc lên. Như vậy chất chống viêm sẽ thông qua đường hô hấp và làm giảm các cơn hen suyễn kéo dài.

– Cây lưỡi hổ cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa: Bạn có thể dùng lá cây lưỡi hổ ép lấy nước uống sẽ giúp trị được chứng đầy bụng, khó tiêu và cả những người bị dạ dày cũng có thể sử dụng phương thuốc này. Thường xuyên sử dụng nước từ cây lưỡi hổ còn giúp nhuận tràng, lợi gan và giảm nóng trong người.

Đặc điểm của cây lưỡi hổ

Tên thường gọi: Cây Lưỡi Hổ, Lưỡi Cọp.

Tên khoa học: Sansevieria trifasciata

Giới (regnum): Plantae

Bộ (ordo): Asparagales

Họ (familia): Asparagaceae

Chi (genus): Sansevieria

Loài (species): S. trifasciata

Nguồn gốc: Vùng nhiệt đới Tây Phi từ Nigeria phía đông Cộng hòa Dân chủ Congo, bao gồm cả Nam Phi và Tanzania.

Cây có lá cứng, mọc thành bụi, mọc thẳng thuôn nhọn ở đầu, viền lá lượn sóng có màu vàng kéo dài từ gốc cho đến ngọn. Lá có thể dài đến 1,6m, rộng đến 8cm.

Theo nhiều nền văn hóa phương Đông và phương Tây, cây Lưỡi Hổ là loài cây phong thủy có tác dụng trừ tà xua đuổi ma quỹ, chống lại sự bỏ bùa. Ở Trung Quốc, Nhật Bản, Lưỡi Hổ có tên là Tiger Tail Orchid tượng trưng cho sức mạnh của loài hổ dữ.

hoa-cay-luoi-ho

Lưỡi Hổ ra hoa

Cây Lưỡi Hổ rất hiếm khi ra hoa nếu trồng trong nhà, nhưng hoa của nó giống hoa Huệ, nở theo cụm và có chung cuống. Hoa có màu trắng lục nhạt, hoa có 6 cánh, quả tròn.

Lưỡi hổ có 2 loại: Một loại lá xanh có viền vàng bên ngoài, một loại nữa là có lá xanh hết lá mỏng và mền hơn hay người ta còn gọi là lưỡi mèo, còn thực chất lưỡi hổ chỉ có 1 loại là lá xanh và viền vàng.

Cây Lưỡi Hổ Hợp với tuổi nào, mệnh gì?

Cây có viền vàng đầu lá nhọn, đó là đặc điểm của cây đại diện cho mệnh Kim. Vì vậy cây từ trước đến nay được xem là bùa hộ mệnh, tương sinh cho người mệnh Thổ và mệnh Kim.

cay-luoi-ho

Cây hợp với người mệnh Thổ và Kim

Những người mệnh Thổ và mệnh Kim có màu bản mệnh là màu vàng. Vì vậy với màu sắc của cây Lưỡi Hổ, đây sẽ là yếu tố phong thủy bổ sung cho hai mệnh này trong cuộc sống. Cây sẽ giúp cho hai mệnh này phát huy được vận thế tốt, sự nghiệp thành công, nhiều việc thuận lợi và hanh thông.

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ

Có thể nói Lưỡi Hổ là một loài cây cảnh cực kỳ dễ chăm sóc, ít nước cũng được, nhiều nước cũng xong, ít nắng cũng được nhiều nắng thì tốt.

1. Đất trồng

Loại đất trồng phù hợp để cây phát triển nhanh nhất là loại đất có nhiều độ mùn cao và thoáng khi, như đất có tỷ lệ sơ dừa cao nhưng phải diệt nấm mốc vì trong sơ dừa có khá nhiều nấm mốc.

đất trồng cây lưỡi hổ

Ngoài ra cây cũng có thể sống ở các loại đất trồng khác như đất thịt, cát…

2. Nước

Cây có khả năng chịu hạn tốt. Nếu để cây trong văn phòng nên để đất khô hẳn rồi mới tưới tiếp. Cây để ngoài trời có thể tưới mỗi ngày.

Ta có thể dùng ngón tay để kiểm tra, khi đất khô khoảng 1 đốt tay ta có thể tưới tiếp cho cây.

Biểu hiện thiếu nước: Khi cây thiếu nước lá không được căng mọc, gốc cây nhìn sẽ thấy hơi co lại.

Đủ nước: Lá căng mọng, bản lá nhìn dầy và cứng cáp.

Đối với cây Lưỡi Hổ được trồng thủy sinh thì 1 tuần bạn cần thay nước 1 lần để trong nước có thêm oxi, nếu lười có thể khi nào hết nước bạn đổ thêm vào là được.

Tránh để đất ẩm ướt quá lâu dễ dẫn đến cây bị thối thân, nhũn lá.

3. Ánh sáng

Ưa ánh sáng bán râm có thể sống được trong môi trường chỉ có đèn điện.

Có thể chịu được cả ánh sáng trực tiếp, nhưng nếu nhiệt độ trên 40 độ có thể cháy lá. Nên che bớt nếu để cây ngoài trời.

4. Nhân giống

Tách bụi cây nhân lúc thay chậu đối với cây già và có viền mầu vàng, hoặc giâm bằng những khúc lá.

Nhân giống từ lá

Có thể thực hiện giâm lá từ mùa xuân đến cuối mùa hè. Chọn một lá non, khỏe và có mầu đẹp. Cắt ngang sát gốc. Cắt thành từng khúc dài 5cm và để nó tự liền sẹo. Chôn các khúc lá khoảng 1/2 vào chậu có trộn hỗn hợp cát và than bùn ẩm. Đặt chậu vào nơi nhiệt độ khoảng 22 độ c và tưới rất ít.

5. Các bệnh thường gặp ở cây lưỡi hổ

– Ngọn lá khô, từng mảng nâu rải rác: Ánh nắng chiếu vào qua cửa kính.

– Lá nhạt màu hay mất sự pha trộn: Thiếu ánh sáng.

– Đốm nâu trên lá, thối ở gốc: Dư nước.

– Lá bị thâm đen và mềm: Nhiệt độ quá thấp.

– Lá con quá mềm: Bón phân quá nhiều, giảm bớt trong một thời gian.

Cảnh giác lừa đảo khi mua cây Lưỡi Hổ

Hiện tại đã xuất hiện nhiều mua bán ăn hoa hồng, không hiểu rõ về cây, hứa hẹn bảo hành rất lâu 1 – 3 tháng, dù chỉ vàng lá hay cây có hiện tượng lạ sẽ đổi mới. Thổi phồng mọi thứ nhằm để bán được hàng rồi liên hệ bảo hành sẽ không bắt máy, đổ trách nhiệm…

Để tránh trường hợp bạn bị tiền mất tật mang. Bạn cần lưu ý và hỏi một số câu hỏi:

– Địa chỉ chính xác của vườn ở đâu. Nếu bên tư vấn chỉ nói chung chung hoặc chỉ nói ngõ rồi bảo đến sẽ chỉ đường thì chắc chắn không phải vườn của họ. Chờ bạn nếu có đến thật thì sẽ gọi báo vườn là khách của họ. Vì nếu bạn là chủ vườn thì bạn có dấu địa chỉ không? Còn có địa chỉ khách muốn đến mà không tìm được sẽ tự gọi.

– Hỏi chế độ bảo hành. Chế độ bảo hành ở đây là đảm bảo cây không bị ủ bệnh từ trước, cây khỏe trước khi giao cho khách. Nếu chế độ bảo hành quá lâu, rồi khách chăm thế nào hỏng cũng sẽ có người đến xem hoặc đổi thì sẽ là lừa đảo.

Quan sát ảnh đăng tại cửa hàng. Nếu ảnh đăng cây tại vườn không giống nhau thì có nghĩa là ảnh đi ăn cắp ở nhiều nơi, rồi đăng lên.

Đó là 3 cách để phát hiện dễ nhất để tránh bạn bị lừa.