Trong chương trình môn Địa lý lớp 7, tại bài số 26, chúng ta được học về Thiên nhiên châu Phi. Một câu hỏi được đặt ra là Vị trí địa lý của châu Phi như thế nào? Bài viết này sẽ có những chia sẻ có liên quan giúp Quý độc giả và các bạn học sinh có thêm thông tin, khắc sâu kiến thức bài học.
Vị trí địa lý châu Phi
Thứ nhất: Về diện tích
Châu Phi có diện tích hơn 30 triệu km2, diện tích lớn thứ 3 thế giới (sau châu Mĩ và châu Á).
Thứ hai: Về vị trí
– Châu Phi có toạ độ địa lí: nằm trong khoảng từ 34oB đến 34oN. Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam nên châu Phi có khí hậu nóng quanh năm.
– Về tiếp giáp:
+ Phía bắc giáp biển Địa Trung Hải.
+ Phía đông bắc giáp biển Đỏ và châu Á.
+ Phía đông nam giáp ấn Độ Dương.
+ Phía tây giáp Đại Tây Dương.
Thứ ba: Về hình dạng lãnh thổ
Lãnh thổ châu Phi có dạng hình khối rộng lớn, được bao bọc bởi các biển và đại dương, đó là: Địa Trung Hải, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Biển Đỏ.
Đường bờ biển ít chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo. Hai bán đảo lớn nhất là Ma-đa-ga-xca và Xô-ma-li. Kênh đào Xuy-ê là con đường giao thông hàng hải quan trọng của thế giới.
Đặc điểm địa hình của châu Phi
– Độ cao: Lục địa Phi như một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m.
– Các dạng địa hình chính:
+ Phần lớn diện tích của châu Phi là núi và cao nguyên.
Ví dụ: Dãy núi trẻ At-lat nằm ở tây bắc, dãy Đrê- ken-bec và các sơn nguyên cao nằm ở đông nam.
+ Trên cao nguyên Đông Phi có nhiều hồ lớn.
+ Có nhiều bồn địa xen kẽ các cao nguyên.
+ Đồng bằng chiếm diện tích nhỏ tập trung ở ven biển.
– Hướng nghiêng: Địa hình châu Phi chủ yếu nghiêng theo chiều Đông Nam – Tây Bắc.
Khoáng sản của châu Phi
Châu Phi giàu tài nguyên khoáng sản: vàng, kim cương, uranium, sắt, đồng, phốt phát, dầu mỏ, khí đốt. Khoáng sản châu Phi tập trung trên các cao nguyên, bồn địa phía Nam; ven vịnh Ghi-nê và phía Bắc ven Địa Trung Hải.
Khí hậu châu Phi
Phần lớn lãnh thổ Châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến nên ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền.
Đặc điểm khí hậu của châu Phi như sau:
– Châu Phi là châu lục nóng.
– Khí hậu khô, hình thành những hoang mạc lớn: hoang mạc Sa-ha-ra có diện tích lớn nhất thế giới (8,6 triệu km2), hoang mạc Ca-la-ha-ri, Na-mip.
– Lượng mưa phân bố không đều: mưa nhiều ở trung Phi, khô hạn ở Bắc Phi và Nam Phi
Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên châu Phi
Châu Phi có các môi trường: môi trường xích đạo ẩm, cận nhiệt đới ẩm, nhiệt đới, Địa Trung Hải và hoang mạc.
Các môi trường của châu Phi nằm đối xứng nhau qua xích đạo.
Các môi trườngMôi trường xích đạo ẩm2 môi trường nhiệt đới2 môi trường hoang mạc2 môi trường Địa Trung HảiVị tríBồn địa Công-gô, bác vịnh Ghi-nêTiếp giáp với môi trường xích đạo ẩm cho tới gần chí tuyếnHoang mạc Xa-ha-ra ở chí tuyến Bắc và hoang mạc Ca-la-ha-ri, Na-míp ở chí tuyến NamCực Bắc và Cực Nam châu PhiKhí hậuNóng ẩm quanh nămCàng xa xích đạo lượng mưa càng giảm, nhiệt độ caoKhắc nghiệt, mưa rất hiếm, biên độ nhiệt ngày đêm rất lớnMùa đông mát mẻ và có mưa, mùa hè nóng và khôCảnh quanRừng rậm xanh quanh nămRừng rậm nhường chỗ cho xa-van cây bụi, nơi tập trung nhiều động vật ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ…) và động vật ăn thịt (sư tử, báo,…)Thực vật, động vật nghèo nànRừng cây bụi lá cứng
Dân cư châu Phi như thế nào?
Dân cư châu Phi có thể nhóm một cách thuận tiện theo khu vực mà họ sinh sống ở phía bắc hay phía nam của sa mạc Sahara; các nhóm này được gọi là người Bắc Phi và người Phi hạ Sahara một cách tương ứng. Người Ả Rập-Berber nói tiếng Ả Rập chi phối khu vực Bắc Phi, trong khi khu vực châu Phi hạ Sahara được chi phối bởi một lượng lớn dân cư tạp nham, nói chung được nhóm cùng nhau như là ‘người da đen’ do nước da sẫm màu của họ. Ở đây có một sự đa dạng về các loại hình dáng cơ thể trong số những người Phi hạ Sahara—dao động từ người Masai và Tutsi, được biết đến nhờ vóc người cao lớn của họ, tới người Pygmy, là những người có tầm vóc nhỏ nhất thế giới.
Ngoài các nhóm người gốc sông Nin ở miền nam Sudan, một số nhóm người gốc sông Nil có ở Ethiopia, và các tộc người Phi thiểu số Bantu ở Somalia, người Phi từ các phần đông bắc của châu lục này nói chung có hình dáng bên ngoài khác với những người này ở các khu vực khác. Những người nói tiếng Bantu là đa số ở miền nam, trung tâm và đông châu Phi; nhưng cũng có vài nhóm người gốc sông Nil ở Đông Phi, và chỉ còn rất ít người Khoisan (‘San’ hay ‘Busmmen’) và Pygmy bản địa ở miền nam và trung châu Phi.
Người Phi nói tiếng Bantu cũng chiếm ưu thế ở Gabon và Guinea Xích đạo, cũng như có sinh sống ở miền nam của hai nước Cameroon và Somalia. Tại sa mạc Kalahari ở miền nam châu Phi, những người được gọi là Bushmen (“San”, có quan hệ gần với người “Hottentot”, nhưng khác biệt rõ) đã sống ở đó lâu đời. Người San về mặt bề ngoài là khác biệt với những người châu Phi khác và là dân bản địa ở miền nam châu Phi. “Pygmy” là người bản địa của miền trung châu Phi.
Người Phi ở Bắc Phi, chủ yếu là Ả Rập-Berber, là những người Ả Rập đã đến đây từ thế kỷ VII và đồng hóa với người Berber bản địa. Người Phoenicia (Semit), và người Hy Lạp và người La Mã cổ đại từ châu Âu cũng đã định cư ở Bắc Phi. Người Berber là thiểu số đáng kể ở Maroc và Algérie cũng như có mặt ở Tunisia và Libya. Người Tuareg và các dân tộc khác (thường là dân du mục) là những người sinh sống chủ yếu của phần bên trong Sahara ở Bắc Phi. Người Nubia da đen cũng đã từng phát triển nền văn minh của mình ở Bắc Phi thời cổ đại.
Một số nhóm người Ethiopia và Eritrea (tương tự như Amhara và Tigray, gọi chung là người “Habesha”) có tổ tiên là người Semit (Sabaea). Người Somali là những người có nguồn gốc từ các cao nguyên ở Ethiopia, nhưng phần lớn các bộ tộc Somali cũng có tổ tiên là người gốc Ả Rập. Sudan và Mauritanie được phân chia giữa phần lớn người gốc Ả Rập ở phía bắc và người Phi da đen ở phía nam (mặc dù nhiều người gốc “Ả Rập” ở Sudan có tổ tiên rõ ràng là người châu Phi, và họ khác rất nhiều so với người gốc Ả Rập ở Iraq hay Algérie). Một số khu vực ở Đông Phi, cụ thể là ở đảo Zanzibar và đảo Lamu của Kenya, có những người dân và thương nhân gốc Ả Rập và Hồi giáo châu Á sinh sống từ thời Trung Cổ.