Trồng cây đã trở thành trào lưu và là thú vui tiêu khiển của rất nhiều người đặc biệt là những người có tuổi. Thời điểm mà người ta không còn bôn ba bên ngoài để làm việc nữa thì làm bạn với cây cảnh giúp cho tâm hồn trở nên thư thái dễ chịu hơn rất nhiều. Nếu như ngày xưa người ta dùng chậu sành để trồng cây thì hiện tại các chậu sứ trồng cây cỡ lớn lại được ưu ái hơn cả. Vậy bạn có biết những lý do khiến cho loại chậu sứ này được ưa chuộng là gì hay không? Nếu còn đang phân vân về việc lựa chọn chậu trồng cây thì hãy tham khảo bài viết của Havico dưới đây.
Chậu sứ trồng cây điểm nhấn cho không gian nhà bạn
Đa phần người ta đều cho rằng sử dụng sứ sẽ sang trọng và trang nhã hơn rất nhiều. Thực tế điều này là khá đúng bởi lớp men bên ngoài sẽ làm toát lên vẻ đẹp của chậu đồng thời làm cho cây trồng trở nên có hồn hơn. Dưới đây là đặc điểm của chậu sứ cũng như lý do khiến cho chậu sứ được yêu thích.
Đặc điểm của chậu sứ
Mẫu mã và hình dáng đa dạng
Cho đến thời điểm hiện tại người ta vẫn rất ưa chuộng các sản phẩm chậu sứ được sản xuất thủ công. Qua bàn tay khéo léo của người nghệ nhân cho ra đời những sản phẩm vô cùng đẹp mắt và đặc biệt hơn mỗi chậu đều có một không hai, bởi dù cố gắng thì người ta cũng không thể nào làm được hai chậu hoàn toàn giống nhau như sản xuất hàng loạt được.
Cũng bởi lẽ đó mà dường như chậu sứ rất đa dạng về hình dáng cũng như mẫu mã từ chậu tròn, chậu vuông, chậu oval cho đến các hình dạng màu sắc đặc biệt. Nhất là lớp men độc đáo như men trắng, men rêu xanh, men nâu.
Họa tiết trang trí
Gốm sứ xuất hiện cách đây từ hàng trăm năm vào khoảng thế kỷ 14 – 15, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thì các họa tiết trên chậu sứ cũng thay đổi. Người ta thường yêu thích các họa tiết như rồng phượng, tứ linh, cây cối hay các con vật. Ngày nay để mang lại tính thống nhất cho sản phẩm bạn có thể tìm thấy chậu trang trí bằng đề can, in logo sắc nét. Vậy nên sự đa dạng và họa tiết trên chậu sứ cũng theo đó mà tăng lên.
Men của chậu sứ
Bên cạnh phần cốt thì men gốm cũng rất quan trọng người ta sẽ dựa vào hai yếu tố này để quyết định có nên mua chậu sứ trồng cây cỡ lớn hay không. Men của mỗi làng gốm sẽ có đặc trưng riêng biệt nhưng trong đó phổ biến nhất là một số loại men như:
- Men trắng được sử dụng trong rất nhiều các sản phẩm do vậy khi nhắc đến sứ người ta sẽ nhớ đến chậu sứ trắng. Men trắng được chia thành nhiều tông khác nhau màu ngà, màu trắng xám và trắng sữa.
- Men nâu là loại truyền thống nên vẫn còn một số hạn chế đặc biệt là bề mặt có vết sần nhưng người ta vẫn có thể sử dụng chúng trong tạo hình trang trí.
- Men rạn: nguyên nhân hình thành là bởi sự chênh lệch về độ cao giữa phần xương gốm và phần men. Từ thế kỷ thứ 16 thì men rạn đã được sản xuất tại lò gốm bát tràng.
Có thể bạn cần: Bí quyết chăm sóc cây cảnh trong chậu luôn tươi tốt
Ưu & nhược điểm
Mỗi vật liệu đều sẽ có những ưu nhược điểm riêng và chậu sứ cũng vậy. Cùng điểm qua các ưu nhược điểm này để cân đối lựa chọn bạn nha.
Ưu điểm
- Chậu sứ được nung ở nhiệt độ rất cao nên tính cách nhiệt tốt, do đó phần rễ của cây sẽ không chịu tác động quá lớn từ nhiệt độ của môi trường.
- Là loại vật liệu thoáng khí nên cho khả năng thoát nước tốt làm cho rễ cây không bị úng nước nhờ đó luôn tạo điều kiện phát triển thuận lợi nhất cho cây.
- Với nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp với sở thích của mình và mang đến một không gian tươi tắn mới mẻ, trẻ trung.
- Đa phần chậu sứ nhẹ hơn chậu sành hay xi măng nên việc bưng bê, khuân vác di chuyển không tốn quá nhiều sức. Dạng chậu này phù hợp với các gia đình kinh doanh chậu kiện với số lượng lớn hoặc trồng bonsai sen đá.
- Nếu tin vào phong thủy nhà ở gia chủ hoàn toàn có thể đặt riêng chậu sứ phù hợp với mệnh cách của mình mà không tốn quá nhiều chi phí thiết kế
Hướng dẫn: Chậu Cao & Chậu To nên trồng cây gì?
Nhược điểm
- Nhược điểm đầu tiên mà nhiều người quan tâm khi chọn mua đó chính là giá thành cao. Tất nhiên rồi quy trình sản xuất cũng như chất liệu của chậu sứ đều đắt đỏ do vậy giá thành của chậu cũng cao hơn so với chậu nhựa hay chậu đất nung bình thường.
- Khi cây lớn rễ cây tác động lâu dài sẽ khiến cho chậu bị nứt vỡ. Cũng vì đó người ta sẽ thường lựa chọn chậu sứ trồng cây cỡ lớn để hạn chế điều này.
- Tuy rằng khả năng thoát nước tốt hơn chất liệu xi măng nhưng vẫn không bằng một số vật liệu khác.
Các loại chậu sứ trồng cây cỡ lớn được ưa chuộng nhất
Chậu sứ Ang
Thường là dạng ang tròn, vuông. Thích hợp trồng các cây bonsai hay những cây to trồng trong nhà giúp trang trí không gian nội thất hoặc phòng làm việc. Người ta còn lựa chọn chậu sứ ang bởi nó rất tốt cho phong thủy vì những họa tiết và lời chúc bên trên.
Chậu sứ tráng men
Chậu này sẽ có thiết kế rất đơn giản nhưng lại mang đến sự sang trọng. Bởi vẻ đẹp tinh tế nhẹ nhàng mà chậu sứ tráng men cỡ lớn rất thường xuất hiện tại khu vườn của những căn biệt thự, villa. Ngoài chậu cỡ lớn thì bạn cũng có thể dễ dàng tìm mua chậu sứ trắng men nho nhỏ trồng sen đá để bàn.
Chậu sứ có hình dáng đẹp
Nếu đã quá nhàm chán với các chậu thông thường hãy thử ngay chậu sứ cứ có hình ấm trà, hình đồng tiền, hình túi tiền, đám mây, cây cối, con người và cả động vật. Không chỉ trồng cây còn mang đến ý nghĩa phong thủy rất tốt vì người ta quan niệm rằng khi trưng bày các vật dụng liên quan đến tiền bạc thì sẽ thu hút tài lộc.
Tại sao nên chọn chậu composite thay vì chậu sứ?
Chậu nhựa Composite được thiết kế từ hỗn hợp nhựa và sợi Fiberglass. Nó có nhiều điểm mạnh tốt như: nhẹ, bền, chắc, không gỉ, màu sắc trang nhã, đẳng cấp và sang trọng, chịu hóa chất tốt, chịu tác động của thời tiết tốt… rất phù hợp với nhu cầu cần phải có của chậu cây trang trí nội – thiết kế bên ngoài.
Với các mẫu chậu sứ thì sẽ có các điểm yếu như: nặng, dễ vỡ, v.v… Các điểm yếu kém này khiến cho việc triển khai sản xuất, vận chuyển khó khăn, chi phí bảo quản cao, đồng thời sử dụng không thuận lợi,… chính vì vậy sự xuất hiện của chất liệu Composite như một cuộc cách mạng, tác động ảnh hưởng tới nhiều ngành khác nhau trong đó có ngành sản xuất chậu trồng cây.
Nên xem: Top mẫu chậu composite được ưa chuộng nhất hiện nay tại đây
Ban biên tập: Havico