Chef là người trực tiếp chế biến, làm ra các món ăn thì ngoài ra vai trò của Chef là gì? Hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm cách giải thích chính xác nhất về thuật ngữ này cũng như tìm hiểu các chức danh trong bộ phận Bếp. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích về một trong những bộ phận quan trọng nhất trong ngành dịch vụ ăn uống F&B.
Ngoài việc trực tiếp chế biến món ăn thì Chef còn có vai trò gì? (Nguồn: Internet)
Chef là gì?
Chef trong tiếng Anh có nghĩa là Đầu bếp, người trực tiếp chế biến ra các món ăn theo yêu cầu của khách hàng hay như trong menu. Một Chef còn có khả năng lên thực đơn, có khả năng lãnh đạo, quản lý, hướng dẫn người khác nấu ăn. Món ăn của một Chef chế biến ra không chỉ đảm bảo yếu tố no và ngon mà chúng còn phải đảm bảo tính thẩm mỹ và sự trải nghiệm của thực khách.
Các vị trí, chức danh trong bộ phận Bếp
Trong mỗi nhà hàng, khách sạn (NHKS) chuyên nghiệp, cao cấp thì bộ phận Bếp sẽ bao gồm các bộ phận nhỏ khác nhau với chức năng, nhiệm vụ riêng biệt. Họ sẽ phối hợp với nhau để vận hành quy trình, các bước chế biến món ăn ngon miệng và chất lượng nhất để đưa tới cho thực khách.
Executive Chef/ Head Chef
– Executive Chef/ Head Chef (Tổng Bếp trưởng): Đây là vị trí “quyền lực” nhất trong bộ phận Bếp, người chịu trách nhiệm cao nhất về quy trình làm việc và chất lượng thành phẩm của toàn bộ phận Bếp. Công việc thường ngày của người Bếp trưởng sẽ là giám sát, chỉ đạo tổng quát các bộ phận khác. Ngoài ra, họ sẽ là những người đề ra các tiêu chuẩn, công thức chuẩn xác cho từng món ăn có trong thực đơn của nhà hàng.
Sous Chef
– Sous Chef (Bếp phó): Là những chuyên gia nấu ăn đồng thời là cánh tay phải đắc lực của Bếp trưởng. Nhiệm vụ chính của họ là quan sát chi tiết quá trình chế biến từng món ăn để đảm bảo tất cả các món ăn khi đến tay thực khách trong trạng thái hoàn hảo nhất. Ngoài ra, Bếp phó sẽ là người chịu trách nhiệm, tham dự các cuộc họp khi Bếp trưởng vắng mặt. Đối với các NHKS quy mô lớn có thể có nhiều Bếp phó để hỗ trợ cho Bếp trưởng. => Xem chi tiết tại đây.
Pastry Chef
– Pastry Chef (Bếp trưởng Bếp Bánh): Đối với những nơi có Bếp Bánh hoạt động riêng biệt thì Pastry Chef sẽ là người chịu trách nhiệm chính về các hoạt động, khu vực của Bếp Bánh. Pastry Chef có trách nhiệm báo cáo trực tiếp đến với Executive Chef. => Xem chi tiết tại đây.
Ngoài yếu tố no và ngon, Chef còn đảm bảo cho món ăn về yếu tố thẩm mỹ, trải nghiệm (Nguồn: Internet)
Chef de Partie/ Station Chef
– Chef de Partie/ Station Chef (Bếp trưởng bộ phận): đây là vị trí của những người chịu trách nhiệm của các lĩnh vực, bộ phận nhỏ trong bếp (như Cold Kitchen, Western Kitchen, Asia Kitchen…). Họ sẽ là người chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng món ăn trước khi đến Bếp phó và Bếp trưởng kiểm tra. => Xem chi tiết tại đây.
Saucier
– Saucier (người làm nước xốt): người chuyên chịu trách nhiệm chế biến các loại nước xốt cho món ăn. Ở các mô hình bộ phận Bếp ở nước ta thì ít thấy sự xuất hiện vị trí này.
Fish Cook/ Poissonier
– Fish Cook/ Poissonier (Đầu bếp chuyên món cá): Một Poissonier là phải thực sự am hiểu về các loại cá, hải sản, điêu luyện trong cách thức sơ chế và chế biến. Đối với những nhà hàng Nhật, đây là vị trí có đòi hỏi chuyên môn rất cao.
Vegetable Cook/ Entremetier
– Vegetable Cook/ Entremetier (Đầu bếp chuyên món rau): nhiệm vụ của Vegetable Cook rất đa dạng vì đôi khi họ có thể phải tham gia vào việc chế biến, sơ chế các món rau, súp, gạo…
Meat Cook/ Rotisseur
– Meat Cook/ Rotisseur (Đầu bếp chuyên các món thịt): họ sẽ là những người chế biến làm ra tất cả các món ăn từ thịt.
Commis chef
– Commis chef (phụ bếp): là vị trí dành cho những người mới bắt đầu bước vào nghề Bếp. Công việc của họ là sơ chế, chuẩn bị các nguyên vật liệu để sẵn sàng chế biến khi có order. Các Commis chef thường được hướng dẫn trực tiếp bới các Chef de Partie hoặc Sous Chef.
Xem thêm
– Ngoài ra, ở một số khách sạn lớn có nhiều nhà hàng, còn có vị trí Chef de cuisine là Bếp trưởng của một nhà hàng, bộ phận và đại diện cho một trường phái ẩm thực. Đây là vị trí thấp hơn và làm việc dưới sự điều hành của Executive Chef và Sous Chef sẽ là người hỗ trợ cho họ.
Trở thành Executive Chef là “ước mơ” của bất kỳ ai theo đuổi nghề Bếp (Nguồn: Internet)
Tổng kết
Hy vọng thông qua bài viết trên, Cet.edu.vn đã giới thiệu cái nhìn tổng quan nhất về Chef là gì cũng như các chức danh vị trí trong bộ phận Bếp. Nếu bạn yêu thích nghề Bếp và mong muốn trở thành Bếp trưởng trong tương lai thì hãy bắt đầu ngay từ hôm nay nhé. Tham khảo Chương trình học nấu ăn chuyên nghiệp tại CET bạn có thể đạt được nhiều thành công và vị trí cao nhất trong nghề bếp nhé.