Ngân sách nhà nước đặt nền móng và phát triển cùng với sự xuất hiện và phát triển của nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ. Hay bên cạnh đó có thể thấy sự ra đời của nhà nước cũng như sự tồn tại của kinh tế hàng hóa – tiền tệ là một trong những tiền đề quan trọng cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển bền vững của ngân sách nhà nước. Theo quy định hiện hành thì ngân sách nhà nước gồm có hai loại là ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Thứ nhất, ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương.
Thứ hai, ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân. Việc sử dụng ngân sách nhà nước hay chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước để nhằm mục đích tiến hành thực hiện các chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.
Hoạt động của nhà nước nhằm phân phối sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo dự toán để đảm bảo cho bộ máy nhà nước vận hành, thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước. Căn cứ vào mục đích chi thì có chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.
1. Chi ngân sách là gì?
Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, Chi ngân sách nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước.
Xem thêm: Các cách thức xử lý khắc phục bội chi Ngân sách Nhà nước
2. Chi thường xuyên là gì?
Chi thường xuyên là quá trình phân phối, sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Đáp ứng các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước về lập pháp, hành pháp, tư pháp và một số dịch vụ công cộng khác mà nhà nước vẫn phải cung ứng. Chi thường xuyên là để đảm bảo cho nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước về lập pháp, hành pháp và tư pháp hoặc dịch vụ công.
Các hoạt động sự nghiệp (kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác; Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng công sản và các TCCTXH; Trợ giá theo chính sách của Nhà nước; Các chương trình quốc gia; Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ; Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội; Hỗ trợ cho các TCXH nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
Xem thêm: Chi ngân sách Nhà nước là gì? Quy định về điều kiện chi ngân sách Nhà nước?
3. Chi đầu tư phát triển là gì?
Chi đầu tư phát triển là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước để đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội, phát triển sản xuất và sự trữ vật tư hàng hóa của nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu ổn định tăng trưởng vĩ mô và thúc đầy phát triển kinh tế xã hội. Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội không có khả năng thu hồi vốn; Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp , các tổ chức kinh tế , các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các DN thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước; Chi bổ sung dự trữ nhà nước; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
Xem thêm: Điều kiện, nội dung, quy trình áp dụng mua sắm thường xuyên trong đấu thầu
4. Phân loại và đặc điểm của chi thường xuyên:
+ Chi cho các hoạt động sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn hóa xã hội
– Nhiều loại hình, đơn vị tham gia: Giáo dục- đào tạo, y tế, văn hóa nghệ thuật,…
– Đơn vị do Nhà nước thành lập, giao nhiệm vụ.
– Mức cấp kinh phí tùy thuộc nhiệm vụ đơn vị đảm nhận và cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước.
+ Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế Nhà nước
– Hầu như ngành nào cũng có một số đơn vị sự nghiệp kinh tế do ngành đó quản lý; mang lại lợi ích chung cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
– Nguồn kinh phí được hình thành từ: chi thường xuyên của NSNN, đơn vị được cấp phát từ nguồn vốn của NSNN tại KBNN hay do các đơn vị tự thu, được phép giữ lại để sử dụng và quản lý qua NSNN.
+ Chi cho các hoạt động quản lý Nhà nước:
– Phát sinh ở hầu hết các ngành trong nền kinh tế quốc dân.
– Với chức năng quản lý toàn diện mọi hoạt động kinh tế, xã hội nên bộ máy quản lý Nhà nước đã được thiết lập từ Trung ương đến địa phương và có ở mọi ngành kinh tế quốc dân.
– Tất cả cấc cơ quan quản lý Nhà nước muốn tồn tại và hoạt động để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước thì về cơ bản phải trông cậy vào sự cấp phát nguồn kinh phí từ NSNN.
+ Chi cho các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội và các tổ chức khác được cấp kinh phí từ NSNN
– Bao gồm các tổ chức: Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức Chính trị- Đoàn thể- Xã hội (Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM,…)
– Là nét đặc thù trong cơ cấu chi thường xuyên của NSNN ở nước ta: Thiết chế của bộ máy Nhà nước được xác lập khác, các tổ chức chính trị- xã hội được coi như cánh tay nối dài để tổ chức các hoạt động mà Đảng và Nhà nước đã giao phó.
+ Chi cho quốc phòng- an ninh và trật tự, an toàn xã hội:
– Phần lớn số chi NSNN cho quốc phòng- an ninh được tính vào cơ cấu chi thường xuyên của NSNN (trừ cho đầu tư XDCN cho các công trình quốc phòng an ninh).
– Nhu cầu chi cho quốc phòng- an ninh được coi là tất yếu và phải thường xuyên quan tâm khi còn tồn tại giai cấp, Nhà nước cở mỗi quốc gia riêng biệt.
+ Chi khác:
– Chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước, chi hỗ trợ quỹ Bảo hiểm xã hội, phần chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Nhà nước… được gọi “chi hỗ trợ và bổ sung” và “các khoản chi khác”
– Nếu xét riêng từng khoản chi này thì nó không phát sinh đều đặn và liên tục trong các tháng của năm ngân sách, nhưng lại được coi là những giao dịch thường niên tất yếu của Chính phủ.
Phân tích các đặc điểm của chi thường xuyên?
– Đại bộ phận các khoản chi thường xuyên mang tính ôn định khá rõ nét. Những chức năng vốn có của NN như bạo lực, trấn áp và tổ chức quản lý các hoạt động kinh tế, xã hội muốn thực hiện được phải có nguồn cung vốn từ NSNN. Tính ổn định của chi thường xuyên còn bắt nguồn từ tính ổn định trong từng hoạt động cụ thể mà mỗi bộ phận cụ thể thuộc guồng máy của NN phải thực hiện
– Xét theo cơ cấu chi NSNN ở từng niên độ và mục đích sử dụng cuối cùng của vốn cấp phát thì đại bộ phận các khoản chi thường xuyên của NSNN có hiệu lực tác động trong khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội.
– Phạm vi, mức độ chi thường xuyên của NSNN gắn chặt với cơ cấu tổ chức của bộ máy NN và sự lựa chọn của NN trong việc cung ứng các hàng hóa công cộng. Với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của NN, nên tất yếu quá trình phân phối và sử dụng vốn NSNN luôn phải hướng vào việc đảm bảo sự hoạt động bình thường của nộ máy NN đó.
Xem thêm: Cơ cấu chi ngân sách nhà nước? Các biện pháp cân đối và quản lý ngân sách nhà nước?
5. Đặc điểm của chi đầu tư phát triển:
1. Chi đầu tư phát triển là khoản chi lớn của NSNN nhưng không có tính ổn định. Chi ĐTPT từ NSNN là yêu cầu tất yếu nhằm đảm bảo cho sự phát triển KT-XH của mỗi quốc gia. Nhằm tạo cơ sở vật chất kĩ thuật, năng lực sản xuất phục vụ và vật tư hàng hóa dự trữ cần thiết của nền kinh tế, đó chính là nền tảng đảm bảo cho sự phát triển KT-XH của mỗi quốc gia.
Chi ĐTPT của NSNN còn có ý nghĩa là vốn mồi để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước vào đầu tư vào phát triền các hoạt động KT-XH theo định hướng của NN trong từng thời kì. Đối với VN chi ĐTPT là 1 khoản chi lớn của NSNN, có xu hướng ngày cảng tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng chi NSNN.
Cơ cấu chi ĐTPT của NSNN lại không có tính ổn định giữa các thời kì phát triển KT-XH. Thứ tự và tỷ trọng ưu tiên chi ĐTPT của NSNN cho từng nội dung chi, từng lĩnh vực KT-XH thường có sự thay đổi giữa các thời kì. Sau 1 thời kì ưu tiên tập trung đầu tư vào xd cơ sở hạ tầng giao thông, thì thời kì sau sẽ k cần ưu tiên vào lĩnh vự đó nữa,vì hạ tầng giao thông đã tương đối hoàng chỉnh,…
2. Xét theo mục đích KT-XH và thời hạn tác động thì chi ĐTPT của NSNN mang tính chất chi cho tích lũy. Chi ĐTPT là những khoản chi nhằm tạo cơ sở vật chất kĩ thuật, năng lực sản xuất phục vụ, tăng tích lũy tài sản của nền KT quốc dân. Cơ sở vật chất kĩ thuật, năng lực sản xuất phục vụ được tạo ra thông qua các khoản chi ĐTPT của NSNN là nền tảng vật chất đảm bảo cho sự tăng trưởng KT và phát triển XH, làm tăng tổng sp quốc nội. Với ý nghĩa đó chi ĐTPT của NSNN là chi cho tích lũy.
3. Phạm vi và mức độ của chi ĐTPT của NSNN luôn gắn liền với việc thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển KT-XH của NN trong từng thời kì. Chi NSNN cho ĐTPT là nhằm để thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của NN trong từng thời kỳ. Kế hoạch phát triển KT-XH là cơ sở nền tảng trong việc xd kế hoạch chi ĐTPT từ NSNN. Kế hoạch phát triển KT-XH của NN trong từng thời kì có ý nghĩa quyết định đến mức độ và thứ tự ưu tiên chi NSNN cho ĐTPT. Chi ĐTPT của NSNN gắn với kế hoạch phát triển KT-XH nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhất việc thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và hiệu quả chi ĐTPT.
Xem thêm: Bội chi ngân sách nhà nước
6. Phân biệt chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển:
a. Mục đích chi
-Chi thường xuyên: thực hiện các chức năng nhiệm vụ nhà nước của nhà nước
-Chi đầu tư: ổn đinh kinh tế vi mô, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
b. Tính chất
-Chi thường xuyên: mang tính chất thường xuyên ổn định, mang tính chất tiêu dùng, phạm vi tác động ngắn hơn. Là khoản chi có tính chất tiêu dùng hiện tại bảo đảm duy trì hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, bảo đảm sự ổn định xã hội, là khoản chi có tính phí tổn. Không có khả năng hoàn trả hay thu hồi. Ví dụ: trả lương cho cán bộ công chức
-Chi đầu tư phát triển: không ổn định, là các khoản chi lớn, mang tính chất tích lũy phát triển, phạm vi tác động lớn. Ví dụ: chi xây sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Là khoản chi có tính tích luỹ không để tiêu dùng hiện tại có tác dụng tăng trưởng kinh tế, khoản chi không mang tính phí tổn – có khả năng hoàn vốn
c. Phạm vi mức độ chi
– Chi thường xuyên: Phụ thuộc vào cơ cấu bộ máy nhà nước, sự lựa chọn của nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ công
-Chi đầu tư phát triển: kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội
d. Nguồn vốn chi
-Chi thường xuyên: thuế, phí và lệ phí mang tính chất thường xuyên bắt buộc và ổn định.
-Chi đầu tư: và vốn vay, tiền thuế, lệ phí, phí tích lũy để dùng(nợ ưu tiên chi thường xuyên)
e. Mức độ ưu tiên
-Chi thường xuyên thì có mức độ thường xuyên
-Chi đầu tư phát triển: có thể bị gián đoạn.
f. Hình thức chi
– Chi đầu tư phát triển: Có khoản cấp phát hoàn lại tạm ứng. Chi theo dự toán kinh phí hoặc cấp phát theo lệnh chi tiền.
– Chi thường xuyên: Cấp phát không hoàn lại, chủ yếu chi theo dự toán.
g. Nguồn vốn chi
– Chi đầu tư phát triển: Bao gồm nguồn thu ngân sách từ thuế, phí lệ phí thu trong cân đối ngân sách và từ nguồn vốn vay của nhà nước.
– Chi thường xuyên: Chỉ chi từ thu ngân sách từ thuế, phí lệ phí thu trong cân đối ngân sách.
h. Dự toán chi
– Chi đầu tư phát triển: Bao gồm tổng dự toán và dự toán bố trí hằng năm, chi thường vào thời điểm cụ thể nên có kế hoạch chi để bảo đảm nguồn
– Chi thường xuyên: Gồm dự toán chi hằng năm được thực hiện tương đối đều trong các tháng, quý của năm….