1. Chiến dịch truyền thông và những điều bạn có thể chưa biết
Có lẽ trong những ai trong ngành marketing đều đã quen với thuật ngữ chiến dịch truyền thông, tuy nhiên không phải ai cũng đã hiểu sâu về khái niệm này cũng như các lưu ý khi thực hiện một chiến dịch truyền thông.
1.1. Khái niệm chiến dịch truyền thông là gì?
Chiến dịch truyền thông là toàn bộ những nỗ lực của phòng marketing để tập trung, khẩn trương tiến hành các công việc trong một thời gian nhất định, nhằm thực hiện một mục đích cụ thể mà bộ phận marketing đã đề ra.
Để giúp bạn hình dung rõ hơn về chiến dịch truyền thông, hãy cùng đọc qua một số ví dụ về chiến dịch truyền thông nổi bật của các thương hiệu lớn trên thế giới dưới đây:
– Chiến dịch truyền thông “Shot on IPhone” của hãng Apple. Đây là một chiến dịch tiếp thị truyền thông xã hội với mục đích quảng bá dòng điện thoại thông minh của hãng Apple. Chiến dịch này đã được sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau như: quảng cáo trực tuyến và ngoại tuyến, tạo nội dung gốc được quay trên nhiều loại điện thoại thông minh của hãng,…
Chiến dịch này đã thu hút được 12,9 triệu bài đăng và trở thành cách quảng bá thương hiệu thành công mà Apple không tốn đến 1 xu tiền quảng cáo nào.
– Chiến dịch truyền thông mới nhất của Dove đó là dự án “ShowUs”. Đâu là một chiến dịch được vạch ra khi hãng phát hiện ra rằng 70% phụ nữ trên thế giới không cảm thấy mình được đại diện trên các phương tiện truyền thông và quảng cáo. Chính vì vậy, Dove đã kết hợp với Girlgaze, Getty Images và các phụ nữ ở khắp mọi nơi trên thế giới để tạo ra một thư viện nhằm xóa bỏ những định kiến về sắc đẹp.
Chiến dịch này cũng hướng tới dự khai thác nội dung do người dùng tạo ra. Với hơn 5.000 hình ảnh trong thư viện và hơn 650.000 lượt sử dụng hashtag trên Instagram, “ShowUs” đã trở thành một cơn sốt trên Internet lúc bấy giờ.
1.2. Quy trình để tạo nên một chiến dịch truyền thông hiệu quả
Với một thị trường đầy biến động và sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu, một thương có thể tạo được ấn tượng và thu hút được công chúng chú ý đến mình là điều không hề dễ dàng. Chính vì thế, việc xác định được nhu cầu của công chúng và xây dựng nên một chiến dịch truyền thông phù hợp sẽ là yếu tố quan trọng giúp thương hiệu tạo nên sự thành công cho tên tuổi của mình.
1.2.1. Nghiên cứu và phân tích chiến dịch truyền thông của thương hiệu
Bước đầu tiên trong quá trình xây dựng chiến dịch truyền thông đó chính là quy trình nghiên cứu và phân tích để có thể đánh giá được hiện trạng thương hiệu, từ đây xác định những vấn đề và mục tiêu truyền thông cho thương hiệu. Việc đánh giá các thông tin nghiên cứu là cơ sở để triển khai các chiến lược cụ thể của kế hoạch truyền thông tiếp theo.
Cụ thể trong bước này chúng ta cần nghiên cứu và xác định rõ 2 mục sau:
– Xác định đối tượng truyền thông mà thương hiệu đang hướng tới: Đối tượng mục tiêu cần truyền thông có thể là những khách hàng quen thuộc, khách hàng tiềm năng và những người quyết định mua sản phẩm của thương hiệu. Ngoài ra, đối tượng truyền thông còn có thể là những cá nhân hoặc một nhóm người nào đó.
Đây là bước để căn cứ xây dựng những định hướng và các chiến lược truyền thông cụ thể. Lựa chọn các kênh truyền thông và thông điệp truyền thông phù hợp cũng sẽ được thiết lập dựa trên những thông tin này.
Ngoài ra, bạn có rút ngắn quy trình nghiên cứu khách hàng thông quan phần mềm hỗ trợ CRM. Đây là một trong những phần mềm quản lý các mối quan hệ khách hàng – doanh nghiệp, đồng thời đưa ra những phân tích cụ thể cho doanh nghiệp qua các biến số kinh doanh quan trọng. CRM chính là một trong những giải pháp hiệu quả trong việc kinh doanh của nhiều doanh nghiệp hiện nay.
– Xác định mục tiêu truyền thông cụ thể của thương hiệu. Thương hiệu khi muốn thực hiện một chiến dịch truyền thông cụ thể cần xác định rõ mình cần đạt được những mục tiêu cụ thể nào. Mục tiêu có thể là tăng sự nhận thức của công chúng, hay thay đổi hành vi của công chúng. Một chiến dịch truyền thông tốt cần đạt được 2 mục tiêu đó là thay đổi nhận thức và hành vi khách hàng. Thực hiện các chiến dịch để tăng cường hình ảnh thương hiệu trong tâm trí công chúng hoặc thay đổi nhận thức của họ, từ đây dẫn đến mục đích cuối cùng đó là người tiêu dùng hành động mua sản phẩm.
1.2.2. Đề xuất chiến lược truyền thông hiệu quả
Bước thứ hai trong quá trình xây dựng chiến dịch truyền thông đó là đưa ra các định hướng chiến lược truyền thông cụ thể.
Một, thiết kế thông điệp cho chiến dịch. Truyền thông chính là quá trình truyền tải thông điệp đến với các đối tượng mục tiêu. Chính vì vậy, bạn cần thiết kế một thông điệp có hiệu quả và đáp ứng được cụ thể 4 tiêu chí theo mô hình AIDA như sau: Attention – gây được chú ý; Interest – tạo được sự quan tâm; Desire – khơi dậy được mong muốn; Action – thúc đẩy hành động.
Quá trình xây dựng thông điệp chính là quá trình để giải quyết 4 vấn đề: nói cái gì, nói thế nào cho hợp lý, nói thế nào cho diễn cảm và ai nói cho tính thuyết phục.
Thứ hai, lựa chọn phương tiện truyền thông. Các kênh truyền thông có thể lựa chọn như kênh trực tiếp và kênh gián tiếp.
Kênh trực tiếp là cách thức thông điệp được truyền tải thông qua giao tiếp giữa 2 hay nhiều người. Ngoài ra, có thể trao đổi trực tiếp qua điện thoại hoặc qua thu từ trên cơ sở giao tiếp cá nhân.
Kênh truyền thông gián tiếp là kênh truyền tải thông điệp đến đối tượng mục tiêu mà không cần tiếp xúc, giao tiếp trực tiếp. Các phương tiện truyền thông đại chúng, bầu không khí và các sự kiện chính là những kênh truyền thông gián tiếp cho các chiến dịch của doanh nghiệp.
1.2.3. Thời gian thực hiện và chi phí
Việc truyền thông cũng cần được lựa chọn thời điểm và phân bổ nguồn lực hợp lý, những điều này sẽ tác động đến hiệu quả của các chiến dịch truyền thông của thương hiệu.
Thời gian thực hiện chiến dịch phụ thuộc vào mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp. Ngoài ra thời điểm thực hiện chiến dịch sẽ tùy theo nhu cầu của mỗi mùa hay các sự kiện được chú ý trong thời gian nhất định. Có hai thời điểm để thương hiệu thực hiện các chiến dịch truyền thông đó là dựa theo nhu cầu sản phẩm và truyền thông theo mùa.
Truyền thông theo nhu cầu sản phẩm có một số lưu ý như sau: Chú ý đến vòng đời của sản phẩm, ngày tháng phát hành sản phẩm, sản phẩm đã có trong quá khứ, những thành công và thất bại của dòng sản phẩm đó.
Truyền thông theo mùa đó là kết hợp truyền thông với các thời điểm quan trọng trong năm như các dịp lễ tết, các lễ hội hay kỳ nghỉ lớn.
Ngoài ra, truyền thông theo sự kiện sẽ là thực hiện việc truyền thông nhân 1 sự kiện nhằm tạo được sự thu hút và sự chú ý của khách hàng, giới truyền thông. Đây còn gọi là một hành động ăn theo sự kiện và mang lại nhiều kết quả vượt sự kỳ vọng của thương hiệu.
2. Mục đích của các chiến dịch truyền thông thương hiệu là gì?
Các chiến dịch truyền thông sẽ thường có hai mục đích chính đó là hình thành nhu cầu về sản phẩm đối với khách hàng và rút ngắn chu kỳ bán của doanh nghiệp.
Việc xây dựng nhận biết đối với thương hiệu trong tâm trí khách hàng là một sự cố gắng lâu dài. Từ đây, khách hàng tiềm năng sẽ nhận biết được sự có mặt của thương hiệu và sản phẩm dịch vụ trên thị trường.
Những nỗ lực định vị và thiết lập được vị trí thương hiệu đòi hỏi thời gian và sự nhất quán trong các chiến dịch truyền thông.
Thứ hai, đó và rút ngắn chu kỳ bán hàng cho doanh nghiệp. Các chiến dịch truyền thông sẽ giúp nhân viên sale và các đối tác trong nền móng kênh phân phối định hình và thu hút được khách hàng tiềm năng, từ đây rút ngắn được chu kỳ bán hàng cho doanh nghiệp.
Thông qua bài viết về chiến dịch truyền thông phía trên, hy vọng bạn đã nắm vững được những bước tạo lập và lưu ý quan trọng trong việc xây dựng chiến dịch truyền thông cho thương hiệu của mình. Nếu bạn cần tìm những thông tin liên quan đến truyền thông hãy theo dõi chúng tôi để được cung cấp các bài viết liên quan bổ ích nhất nhé!